TANDTC giới thiệu, tập huấn Quy chế tạm thời đánh giá, xếp loại công chức, viên chức trong TAND
Ngày 20/6, TANDTC tổ chức Hội nghị trực tuyến Công bố Quyết định, Kế hoạch triển khai, giới thiệu Quy chế tạm thời đánh giá, xếp loại chất lượng công chức, viên chức trong TAND.
Ông Trần Anh Tuấn, Uỷ viên Ban Cán sự đảng, Vụ trưởng Vụ Tổ chức – Cán bộ, Tổ trưởng Tổ nghiên cứu chủ trì hội nghị. Cùng dự hội nghị có bà Đào Thị Minh Thuỷ, Thẩm phán TANDTC, thành viên Tổ nghiên cứu. Tại điểm cầu trung tâm có lãnh đạo các đơn vị thuộc TANDTC, các thành viên Tổ Biên tập. Tại các điểm cầu đơn vị, địa phương có lãnh đạo TAQS trung ương, TAQS quân khu, TAND Cấp cao, TAND cấp tỉnh, huyện.
Phát biểu tại hội nghị, ông Trần Anh Tuấn, Tổ trưởng Tổ nghiên cứu cho biết, việc đánh giá cán bộ có vai trò đặc biệt quan trọng trong công tác cán bộ, là khâu tiền đề, là cơ sở để lựa chọn, bố trí, sử dụng, đề bạt, bổ nhiệm và thực hiện chính sách cán bộ. Hiện nay, công tác đánh giá cán bộ vẫn là khâu yếu, chưa phản ánh đúng thực chất, chưa gắn với kết quả, sản phẩm cụ thể, không ít trường hợp còn cảm tính, nể nang, dễ dãi hoặc định kiến.
Ông Trần Anh Tuấn, Uỷ viên Ban Cán sự đảng, Vụ trưởng Vụ Tổ chức – Cán bộ, Tổ trưởng Tổ nghiên cứu phát biểu tại Hội nghị.
Các tiêu chí đánh giá cán bộ, công chức hiện nay còn chung chung, thiếu những tiêu chí về định lượng trong đánh giá, xếp loại cán bộ, công chức, dẫn đến những vướng mắc và tính hình thức trong quá trình thực hiện. Các quy định trước đây của TAND về đánh giá cán bộ, công chức, viên chức còn thiếu cụ thể, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn. Do đó cần thiết phải có Quy chế chung để việc đánh giá được cụ thể hơn.
Nội dung Quy chế được xây dựng trên cơ sở Luật Cán bộ, công chức; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức; Quy định số 132-QĐ/TW ngày 8/3/2018 của Bộ Chính trị về việc kiểm điểm và đánh giá, xếp loại chất lượng hằng năm đối với tập thể, cá nhân trong hệ thống chính trị; Nghị định số 90/2020/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2020 của Chính phủ về đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức.
Một số nội dung cơ bản, Quy chế được chia làm 4 phần:
Chương I bao gồm: Quy định phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng; Quy định nguyên tắc đánh giá, xếp loai; Quy định thời điểm đánh giá và các mức xếp loại.
Chương II bao gồm: Tiêu chí chung; Đánh giá, xếp loại chất lượng; Thẩm quyền, trách nhiệm đánh giá, xếp loại; Trình tự, thủ tục đánh giá, xếp loại chất lượng hằng tháng; Trình tự, thủ tục đánh giá, xếp loại chất lượng năm; Trình tự, thủ tục đánh giá, xếp loại đối với Thẩm phán TANDTC.
Chương III bao gồm: Quy định chế độ thông tin, báo cáo, quản lý và sử dụng kết quả đánh giá, phân loại.
Chương IV bao gồm: Quy định về việc tổ chức thực hiện; Quy định việc sửa đổi, bổ sung quy chế.
Về thẩm quyền, Chánh án TANDTC trực tiếp đánh giá, xếp loại chất lượng đối với Phó Chánh án TANDTC, Thẩm phán TANDTC, Trợ lý, Thư ký của Chánh án TANDTC, Vụ trưởng Vụ Tổ chức – Cán bộ, Chánh án TAND cấp cao; Chánh án TAND thành phố Hà Nội; Chánh án TAND thành phố Hồ Chí Minh.
Đối với thủ trưởng các đơn vị khác của TANDTC, người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu ở đơn vị sự nghiệp, Chánh án TAND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chánh án TANDTC thực hiện việc đánh giá, xếp loại chất lượng sau khi có ý kiến nhận xét, đánh giá của Phó Chánh án TANDTC được phân công phụ trách.
Điểm cầu trung tâm tại TANDTC.
Thủ trưởng các đơn vị thuộc TANDTC, Chánh án TAND cấp cao có thẩm quyền đánh giá, xếp loại đối với cấp phó của mình và công chức, viên chức trong đơn vị.
Chánh án TAND cấp tỉnh có thẩm quyền đánh giá, xếp loại chất lượng đối với đối Phó Chánh án TAND cấp tỉnh, công chức TAND cấp tỉnh; Chánh án TAND cấp huyện thuộc phạm vi quản lý.
Chánh án TAND cấp huyện có thẩm quyền đánh giá, xếp loại với Phó Chánh án TAND cấp huyện, công chức TAND cấp huyện thuộc phạm vi quản lý.
Ông Mai Văn Nam, đại diện Tổ nghiên cứu đã giải thích, giải đáp một số nội dung các đơn vị thắc mắc.
Phát biểu giao nhiệm vụ cho các đơn vị, ông Trần Anh Tuấn đề nghị lãnh đạo các đơn vị, nhất là cấp trưởng cần gương mẫu, nghiêm túc hơn trong việc thực hiện quy chế. Biểu dương các đơn vị thí điểm thực hiện, tuy nhiên các đơn vị thí điểm cần cố gắng thực hiện tốt để đưa vào báo cáo, thực hiện chính thức.
Việc thực hiện nghiêm túc, thống nhất Bảng chấm điểm sẽ nâng cao được ý thức, trách nhiệm của công chức, viên chức, người lao động trong chấp hành kỷ luật, kỷ cương và trong thực hiện nhiệm vụ chuyên môn; góp phần duy trì kỷ luật, kỷ cương. Qua đó giúp lãnh đạo cơ quan, đơn vị nắm bắt tổng quát hiệu quả hoàn thành công việc của công chức, viên chức trong cơ quan, đơn vị qua đó nâng cao chất lượng công tác, tăng cường mối đoàn kết trong cơ quan, đơn vị.
Đồng thời Bảng chấm điểm làm tăng tính định lượng, hạn chế định tính trong công tác đánh giá, xếp loại, giúp cho công tác đánh giá, xếp loại được chính xác, công bằng, khách quan hơn. Công chức, viên chức được đánh giá cao cảm thấy được trân trọng và vinh dự, từ đó phát huy được tính tích cực trong công việc được giao.
Bài liên quan
-
Toàn văn Nghị định Số: 178/2024/NĐ-CP về chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị
-
Chính sách ưu việt của Nghị định số 178/2024/NĐ-CP đối với cán bộ công chức, người lao động nghỉ hưu sớm do tinh gọn bộ máy
-
Vụ Công tác phía Nam TANDTC triển khai nhiệm vụ công tác năm 2025
-
Nâng cao chất lượng hoạt động của TAND hai cấp tỉnh Vĩnh Phúc
Bài đọc nhiều nhất tuần
-
Nhận thức về đối tượng áp dụng “đã bồi thường được một phần nghĩa vụ dân sự” để được xét giảm thời hạn chấp hành án phạt tù
-
Tòa tuyên án với 17 bị cáo trong vụ án "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
-
Thừa Thiên Huế: Bắt nhóm đối tượng “lừa vàng” chuyên nghiệp
-
Sắp diễn ra Tuần lễ Du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu 2024
-
TAND TP Hà Nội xét xử sơ thẩm 17 bị cáo trong vụ án “chuyến bay giải cứu” giai đoạn 2
Bình luận