Sen nở Hoàng triều - bộ phim ý nghĩa về Phật giáo và Phật hoàng Trần Nhân Tông
Phim về Phật hoàng Trần Nhân Tông là thể thuộc loại cổ trang nói chung và đặc thù là truyện phim có chủ đề ngợi ca những anh hùng dân tộc phần lớn đều có lượng diễn viên rất đông.
Năm 2019, sau khi Đạo diễn Đỗ Tài dự VESAK Liên hiệp Quốc tại Chùa Tam Chúc đã làm việc Hòa Thượng Thích Thọ Lạc - Trưởng ban văn hóa Phật giáo trung ương bàn về ý tưởng dự án sản xuất phim Phật Hoàng Trần Nhân Tông.
Bộ phim quy tụ nhiều vị anh hùng dân tộc hiển hách một thời có tên trong sử sách như: Trần Hưng Đạo, Trần Nhật Duật, Trần Quang Khải, Trần Quốc Toản, Phạm Ngũ Lão...là những nhân vật tinh hoa đất nước Đại Việt thời bấy giờ cùng chung sức, đồng lòng để làm nên trong vòng 30 năm (1258 - 1288), dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của vương triều Trần, quân và dân Đại Việt đã ba lần đánh bại quân Mông - Nguyên xâm lược, bảo vệ vững chắc giang sơn, bờ cõi nước ta.
Hòa thượng Thích Thọ Lạc, Trưởng ban Ban Văn hóa trung ương ( Giáo Hội Phật giáo Việt Nam)
Nguồn gốc Hoa Sen hay còn được gọi là Liên hoa, danh pháp khoa học là Nelumbo Nucifera, tên tiếng Anh là Lotus. Hoa Sen có vai trò và vị trí đặc biệt cả về tâm linh và văn hóa của người Việt, hiện diện trong đời sống hằng ngày và gần gũi với đời sống người dân. Hoa Sen được chọn làm Quốc hoa và biểu tượng cho sức sống mãnh liệt của dân tộc Việt Nam, thể hiện cho sự tinh tế, thuần khiết và thanh cao. Sự hình thành của Sen diễn ra theo quy luật nhân quả luân hồi: Sen có cả nụ - hoa - hạt. Hoa sen nở tượng trưng cho quá khứ, đài Sen tượng trưng cho hiện tại và hạt sen tượng trưng cho tương lai, tất cả đều là sự nối tiếp liên tục với nhau.
Hoa sen nở tượng trưng cho quá khứ, đài Sen tượng trưng cho hiện tại và hạt sen tượng trưng cho tương lai, tất cả đều là sự nối tiếp liên tục với nhau. Vì vậy, hoa Sen trở thành biểu tượng trong nghệ thuật Phật giáo của người Phương Đông.
Đạo diễn, Biên kịch Đỗ Tài - ASOKA
Giáo sư Sử học Lê Văn Lan phát biểu tại Hội đồng khoa học
Hoà thượng Thích Thọ Lạc – Trưởng Ban văn hoá trung ương cho biết “Phim về Phật hoàng Trần Nhân Tông thể hiện được vẻ đẹp tinh khiết và đậm đà bản sắc của văn hóa và con người Việt, tích tụ thành tinh hoa trong phim Sen nở Hoàng Triều".
Giáo sư sử học Lê Văn Lan nhận xét: "Trong triều dài lịch sử đánh đuổi giặc ngoại sâm, ít có vị vua nào trong lịch sử dân tộc lại được ghi chép đầy đủ về sự mến mộ của người dân sau khi đã mất như thế...".
PGS.TS. Chu Văn Tuấn Viện trưởng Viện nghiên cứu Tôn giáo, Viện Hàn lâm KHXHVN nhận xét “Tháng 7, năm Kỷ Hợi, ngài dựng am Ngự Dược ở núi Yên Tử (Quảng Ninh). Tháng 8 cùng năm, ngài xuất gia tu khổ hạnh.... Tại đây Ngài đã ngộ được niềm đạo với giáo lý "Phật ở tại tâm" và là một trong Tam Tổ tạo dựng nên Thiền phái Trúc Lâm Yên tử.
PGS.TS Trần Văn Luyện cho biết “cuộc đời ông không chỉ là một kho di sản vô giá dành cho hậu thế, hình tượng ông không còn trong khuôn khổ quốc gia, mà đã trở thành một đề tài đồ sộ nghiên cứu mang tầm quốc tế. Với tâm huyết của hãng phim ASOKA do Đỗ Tài biên kịch sản xuất và đóng góp của các nhà nghiên cứu văn hóa, lịch sử, hy vọng bộ phim Phật Hoàng Trần Nhân Tông sẽ là một công trình nghệ thuật xứng đáng với tầm vóc của một nhân vật lỗi lạc trong lịch sử dân tộc và thế giới”.
Bộ phim là câu chuyện hành trình chuyển hóa tâm thức của thái tử Trần Khâm rồi đến vua Trần Nhân Tông và trở thành một vị Phật. Với 51 năm trụ thế trải nghiệm đời và đạo. Trần Nhân Tông trở nên siêu việt, bởi, những chân lý được đúc rút từ trí tuệ giác ngộ mà Phật Tổ đã truyền trao. Nhờ thấm nhuần tư tưởng triết lý nhà Phật mà Người đã ứng dụng tinh thần Bi- Trí- Dũng trong việc tu thân và điều hành đất nước. Người đã thành công làm vua cứu nước, làm Phật cứu muôn loài. Hậu thế nhìn thấy cuộc đời và sự nghiệp của Trần Nhân Tông thông qua phim lịch sử Sen nở Hoàng Triều. Thờ trai trẻ muốn đạt nhanh trên con đường giác ngộ nên phải xa hoàng cung để lên Yên Tử tu tập, nhưng vì trọng ân tình phải trở về để ra tay dẹp giặc cứu nước. Trong chiến tranh khi có cơ hội vẫn nói Phật Pháp với giặc, kêu gọi hòa bình. Trong hầu hết các cảnh quay, nhân vật chính Trần Nhân Tông trong phim kịch luôn luôn thấy tinh thần giác ngộ - Sen luôn nở trong nhân cách sống của Trần nhân Tông. Bên ngoài là oai vũ của bậc vương, nhưng bên trong là sự trầm hùng của bậc thánh.
Vua Trần Nhân Tông đã phải kinh qua đánh đuổi giặc ngại sâm giải phóng đất nước, trong sự bi thương mất mác đó, hơn ai hết ngài thấu hiểu “Chiến tranh bắt nguồn trong tâm thức con người, do đó chính trong tâm thức con người ý thức hòa bình phải được xây dựng”. Đánh giặc xong thời còn trai trẻ nhưng Ngài đã nhường ngôi cho con để tiếp tục con đường từ bi trí tuệ.
Phật giáo quan niệm hòa bình thế giới bắt nguồn từ hòa bình, ở trong lòng mỗi người mà việc khuất phục gốc rễ tham, sân, si là căn bản, đấu tranh cảm hóa con người bằng con đường giáo dục, chuyển hóa tâm thức của mỗi con người, nhằm thiết lập hoà bình và muốn hài hòa giữa nhân loại thì lấy trí tuệ là nguồn quyền uy đích thực nhất, nên chủ thuyết “Cư Trần Lạc Đạo” của Trần Nhân Tông là góp cho đời con đường hạnh phúc; con đường lý tưởng kết hợp tinh thần trượng phu và tinh thần Bồ tát đạo. Phật giáo thời Trần nhập thế cao độ; một trong những thời đại đoàn kết thống nhất trong lịch sử; đoàn kết nội bộ, đoàn kết toàn quân toàn dân đánh giặc trên “ tuệ giác Phật” Đạo và đời – dân tộc và đạo pháp. Một trong vị vua đưa tuệ giác Phật qua nước làng bản Chiêm Thành “hợp tác tuệ giác Phật để hướng đến hòa bình thế giới và phát triển bền vững”. Phật hoàng Trần Nhân Tông đã để lại những giá trị to lớn bao gồm: tinh thần yêu nước, tinh thần yêu hòa bình và tinh thần giải thoát. Người đã tích đức, lập công và dẫn ngôn trọn vẹn. Cuối đời của vua Trần Nhân Tông là sơ tổ thiền Trúc Lâm Yên Tử, là vị Phật Hoàng trong lòng dân.
Thông điệp Đại Lễ VESAK Liên Hợp Quốc 2025: “Đoàn kết, thống nhất và hợp tác Tuệ giác Phật giáo để hướng đến hòa bình thế giới và phát triển bền vững”. Căn cứ tinh thần chủ đạo thông điệp nêu trên thì phim lịch sử Sen Nở Hoàng Triều ra đời đúng lúc, kịp thời.
Bài đọc nhiều nhất tuần
-
Khởi kiện không đúng bị đơn trong vụ án dân sự - Thực tiễn và kiến nghị hoàn thiện
-
Tạm thời không tuyển dụng công chức, giảm tối thiểu 5 bộ, 2 cơ quan thường trực Chính phủ
-
Tội vi phạm quy định về hoạt động bán đấu giá tài sản - Một số bất cập và kiến nghị hoàn thiện
-
Bác kháng cáo, tuyên án tử hình “Quân Idol”
-
Chủ tịch nước Lương Cường thăm và làm việc với Tòa án nhân dân tối cao
Bình luận