Hội thảo khoa học “Lịch sử Toà án nhân dân Việt Nam giai đoạn 1945 – 1960”
Sáng 16/5/2022, TANDTC tổ chức Hội thảo khoa học “Lịch sử TAND Việt Nam giai đoạn 1945 – 1960”. TS Nguyễn Trí Tuệ, Ủy viên Ban cán sự đảng, Phó Chánh án Thường trực TANDTC, Phó Trưởng ban Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án biên soạn cuốn sách chủ trì Hội thảo.
Đến dự Hội thảo có nguyên Chánh án TANDTC Nguyễn Văn Hiện, các nguyên Phó Chánh án TANDTC: Mai Ngọc Trinh, Dương Thị Thanh Mai, Trần Văn Độ, Đặng Quang Phương, Nguyễn Sơn, Bùi Ngọc Hòa, Tống Anh Hào, Nguyễn Thuý Hiền.
Tham dự Hội thảo có các chuyên gia, nhà khoa học về lịch sử: PGS. TS. Nguyễn Mạnh Hà, nguyên Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam - Phó Trưởng ban Ban Biên soạn; Đại tá Hoàng Đức Sinh, nguyên Phó Trưởng phòng Khoa học quân sự, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội - Thành viên Ban Biên soạn. TS. Trần Thị Phương Hoa, Quyền Viện trưởng Viện sử học Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam
Về phía TANDTC có các thành viên Ban cán sự đảng, lãnh đạo, Hội đồng Thẩm phán; đại diện lãnh đạo các đơn vị.
Toàn cảnh Hội thảo
Cùng với quá trình xây dựng, phát triển của đất nước, hệ thống TAND đã được củng cố, kiện toàn và hoạt động ngày càng có hiệu quả, góp phần thực hiện trọng trách bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Để ghi lại truyền thống 75 năm lịch sử Tòa án, củng cố niềm tin yêu, tự hào cho các thế hệ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động TAND Việt Nam, thời gian qua Ban cán sự đảng TANDTC đã nghiên cứu, xây dựng cuốn sách “Lịch sử TAND Việt Nam”.
Phát biểu khai mạc Hội thảo, TS Nguyễn Trí Tuệ, Phó Chánh án Thường trực TANDTC, Phó Trưởng ban Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án biên soạn cuốn sách cho biết, những năm từ 1945 đến 1960 là giai đoạn TAND Việt Nam ra đời, thực hiện sứ mệnh bảo vệ chính quyền cách mạng và tham gia kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược; TAND Việt Nam dần dần hình thành, củng cố tổ chức, từng bước kiện toàn, hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ và TANDTC được thành lập vào năm 1959. Các Tòa án bám sát yêu cầu nhiệm vụ cách mạng, nhiệm vụ kháng chiến, kịp thời xét xử các vụ án trừng trị nghiêm các tội phạm, nhất là với tội phạm phản quốc, chống phá cách mạng, chống phá kháng chiến.
TS Nguyễn Trí Tuệ, Phó Chánh án Tòa án Thường trực TANDTC, Phó Trưởng ban Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án phát biểu tại Hội thảo.
Tuy nhiên do điều kiện đất nước đang trải qua chiến tranh, công tác lưu trữ chưa có tính hệ thống, một số sự kiện, nhân vật mang tính lịch sử của Tòa án cần được nghiên cứu, minh định thông tin nhằm đưa vào nội dung cuốn sách một cách chính xác.
Ngày 18/10/2021, TANDTC đã tổ chức Hội thảo khoa học xin ý kiến các cán bộ lão thành TANDTC, các nhân chứng lịch sử và các chuyên gia, nhà khoa học về lịch sử đối với Đề cương của cuốn sách. Trên cơ sở ý kiến đóng góp, Ban Biên soạn đã chỉnh lý, hoàn thiện Đề cương cuốn sách và trình Ban cán sự Đảng TANDTC. Đến nay, Ban Biên soạn đã hoàn thành bản thảo Phần mở đầu, Chương I và Chương II của cuốn sách. Hội thảo này nhằm xác minh các thông tin, sự kiện, nhân vật lịch sử Tòa án Việt Nam trong giai đoạn 1945-1960, tiếp tục hoàn thiện bản thảo cuốn sách bảo đảm chất lượng.
Ông Nguyễn Tâm Khiết, nguyên Chánh văn phòng TANDTC | Nguyên Phó Chánh án TANDTC Nguyễn Sơn |
Phát biểu tại Hội thảo, các chuyên gia, nhà khoa học cho biết việc nghiên cứu biên soạn cuốn lịch sử TAND Việt Nam là việc làm cần thiết, nhằm phản ánh sự ra đời, quá trình vận động phát triển của TAND trong tiến trình lịch sử chung của đất nước, từ đó rút ra các bài học kinh nghiệm mang tính quy luật và định hướng phát triển cho TAND.
TS Đặng Quang Phương, nguyên Phó Chánh án thường trực TANDTC
Đa số các đại biểu cơ bản nhất trí với quan điểm về xây dựng bộ lịch sử của ngành TAND, đóng góp nhiều ý kiến tâm huyết, tích cực, cung cấp thông tin tư liệu quý báu góp phần củng cố nội dung cuốn sách có chất lượng cao. Bên cạnh đó, một số đại biểu cũng chỉ ra những vấn đề còn chưa rõ cần lưu ý, các vấn đề cần cân nhắc thêm trong nội dung, bố cục trong bản thảo cuốn Lịch sử Tòa án nhân dân Việt Nam.
PGS. TS. Nguyễn Mạnh Hà, nguyên Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam Phó Trưởng ban Ban Biên soạn | Nguyên Phó Chánh án TANDTC, Chánh án Tòa án quân sự Trung ương, Trung tướng Trần Văn Độ |
Phát biểu kết luận Hội thảo, Phó Chánh án Nguyễn Trí Tuệ đánh giá cao các ý kiến đóng góp của các chuyên gia, nhà khoa học đồng thời đề nghị Ban Chỉ đạo, Ban Biên soạn cuốn sách tổng hợp, nghiên cứu tiếp thu để hoàn thiện bản thảo nội dung Lịch sử Tòa án nhân dân Việt Nam giai đoạn 1945-1960 và tiếp tục biên soạn nội dung các giai đoạn sau của cuốn sách.
Bài liên quan
-
Toàn văn Nghị định Số: 178/2024/NĐ-CP về chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị
-
Chính sách ưu việt của Nghị định số 178/2024/NĐ-CP đối với cán bộ công chức, người lao động nghỉ hưu sớm do tinh gọn bộ máy
-
Những Luật và chính sách mới sẽ có hiệu lực từ ngày 01/01/2025
-
Đề xuất 5 chính sách xây dựng luật Phá sản sửa đổi
Bài đọc nhiều nhất tuần
-
Nhận thức về đối tượng áp dụng “đã bồi thường được một phần nghĩa vụ dân sự” để được xét giảm thời hạn chấp hành án phạt tù
-
Tòa tuyên án với 17 bị cáo trong vụ án "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
-
Thừa Thiên Huế: Bắt nhóm đối tượng “lừa vàng” chuyên nghiệp
-
Sắp diễn ra Tuần lễ Du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu 2024
-
TAND TP Hà Nội xét xử sơ thẩm 17 bị cáo trong vụ án “chuyến bay giải cứu” giai đoạn 2
Bình luận