Nguyễn Văn H phạm tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

Sau khi nghiên cứu bài viết “Nguyễn Văn H phạm tội gì?” của tác giả Dương Thị Hồng Ngát (Tòa án quân sự Quân khu 3) tôi có quan điểm đồng tình với quan điểm thứ hai, cũng là quan điểm của tác giả cho rằng Nguyễn Văn H phạm tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo Điều 175 BLHS.

Ta thấy, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, được hiểu là hành vi sau khi vay, mượn, thuê… tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng đã dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản của người khác hoặc đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.

Hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản của H được thể hiện như sau:

Thứ nhất, nội dung vụ án thể hiện: “Để tạo sự tin tưởng, H viện ra lý do là Trung đoàn chưa thanh toán tiền thực phẩm cho H nên chưa có tiền để trả. Tất cả các giao dịch mua bán giữa H và những người bán thực phẩm hầu như được thực hiện bằng hình thức gọi điện trao đổi. Các cá nhân này đã tin tưởng và tiếp tục cung cấp thực phẩm cho H.”

H đã nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng, đó là hình thức giao dịch mua bán bằng điện thoại. Qua giao dịch bằng điện thoại H đã nhận được lương thực, thực phẩm từ những người bán.

Thứ hai, về thủ đoạn gian dối, sau khi giao lương thực, thực phẩm của những người bán cho đơn vị để nhận tiền, H đã chi tiêu vào mục đích cá nhân dẫn tới không có khả năng thanh toán cho những người bán, từ đây H đã nảy sinh thủ đoạn gian dối, nói với những người bán lương thực, thực phẩm cho H rằng đơn vị chưa thành toán. Đây là trường hợp thủ đoạn gian dối xuất hiện sau khi H chiếm đoạt được số lương thực, thực phẩm của những người bán.

Mặt khác, về mặt khách quan của tội tham ô tài sản được hiểu là người phạm tội tham ô có hành vi chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý bằng thủ đoạn lợi dụng chức vụ quyền hạn. Đối tượng của hành vi chiếm đoạt là những tài sản mà người phạm tội được quản lý. Tài sản mà H chiếm đoạt ở đây không phải là số tiền mà đơn vị đã thanh toán cho H hàng tháng mà tài sản bị chiếm đoạt ở đây chính là số tiền mà các bị hại (những người bán hàng) đã tin tưởng và cho H nợ sau mỗi lần mua bán lương thực, thực phẩm. Do vậy, hành vi của H không cấu thành tội “Tham ô tài sản” bởi vì trong vụ án này

Trên đây là nội dung trao đổi của tôi về bài viết “Nguyễn Văn H phạm tội gì?”.

 

Giàn bầu của Trung đội Vệ binh, Phòng Tham mưu, Lữ đoàn 242 – Ảnh minh họa của Anh Dũng/  QK3

DƯƠNG VĂN HƯNG (Tòa án quân sự Quân chủng Hải quân)