Phó Chánh án TANDTC Nguyễn Văn Tiến dự hội nghị Chánh án ASEAN lần thứ 11 tại Phillippines
Trong hai ngày 19 và 20/11/2024, đồng chí Nguyễn Văn Tiến, Phó Chánh án TANDTC dẫn đầu đoàn đại biểu TANDTC tham dự hội nghị Chánh án ASEAN (CACJ) lần thứ 11 tại Phillippines.
Nhận lời mời của Ngài Alexander Gesmundo, Chánh án Toà án tối cao Cộng hòa Phillipines, theo sự phân công của Đồng chí Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Đồng chí Nguyễn Văn Tiến, Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao dẫn đầu đoàn đại biểu Tòa án nhân dân dân tối cao tham dự hội nghị Chánh án các nước ASEAN (“CACJ”) lần thứ 11.
Tham dự hội nghị có các vị Chánh án và trưởng đoàn, trưởng nhóm công tác và đại biểu đến từ mười hệ thống Tòa án các nước ASEAN. Đại diện Tổng thư ký ASEAN, đại diện các hệ thống Tòa án đối tác của CACJ là Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản tham gia với tư cách là khách mời của hội nghị.
Các Chánh án và Trưởng đoàn tại Hội nghị Chánh án các nước ASEAN lần thứ 11
Ngày 19/11, phiên họp CACJ ASEAN+ lần thứ hai được tổ chức với chủ đề “Sử dụng công nghệ để tăng cường tiếp cận công lý”, với sự tham gia của các Tòa án ASEAN và đại diện Tòa án các nước Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản. Lãnh đạo các Tòa án tham dự đã chia sẻ kiến thức và thực tiễn về ứng dụng công nghệ thông tin nhằm tăng cường hiệu quả sự tham dự của các đương sự ở cơ sở và tăng cường hiệu quả xét xử. Thông qua phiên họp, CACJ tìm kiếm cơ hội tăng cường hợp tác với ba hệ thống Tòa án đối tác. Song song với hoạt động này là Phiên họp đầu tiên các thẩm phán phá sản ASEAN. Đây là sáng kiến mới nhằm thành lập một nhóm công tác mà thành viên là các thẩm phán, chuyên gia trong lĩnh vực luật phá sản, với nhiệm vụ là thúc đẩy sự hợp tác giữa các Tòa án các nước ASEAN trong giải quyết các vụ án phá sản xuyên biên giới.
Tại phiên khai mạc hội nghị CACJ lần thứ 11 tổ chức ngày 20/11/2024, Ngài Alexander Gesmundo, Chánh án Tòa án tối cao Cộng hòa Phillipines được nhất trí bầu làm Chủ tịch CACJ nhiệm kỳ 2024-2025. Hội nghị tập trung vào 8 chủ đề chính, bao gồm: (i) Cổng thông tin điện tử Tòa án các nước ASEAN; (ii) Tăng cường hiệu quả hợp tác trong tố tụng dân sự; (iii) Quản lý vụ án và ứng dụng công nghệ tại Tòa án; (iv) Đào tạo tư pháp; (v) Tranh chấp xuyên biên giới liên quan đến trẻ em: (vi) Tiến hành xét xử trực tuyến; (vii) Nhóm công tác ASEAN+; (viii) Hoạt động tương lai của CACJ. Tại mỗi phiên họp, hội nghị nghe đại diện nhóm công tác báo cáo kết quả hoạt động của Nhóm trong thời gian qua và đề xuất kế hoạch hoạt động trong thời gian tới. Hội nghị cũng đã nghe và phê chuẩn các sáng kiến mới về thiết lập cơ chế đối thoại thường trực với Ban thư ký ASEAN, tổ chức tuần hoạt động CACJ hàng năm, thành lập nhóm công tác mới về xét xử vụ án liên quan đến biến đổi khí hậu do Phillipines chủ trì.
Kết thúc hội nghị, các Chánh án và trưởng đoàn cùng nhau ký kết tuyên bố Cebu 2024, nhằm ghi nhận kết quả hoạt động của hội nghị và định hướng công tác cho các nhóm công tác trong năm tới.
Bên lề hội nghị, ngài Sundaresh Menon, Chánh án Tòa án tối cao Cộng hòa Singapore gặp gỡ Trưởng đoàn TANDTC Việt Nam, thảo luận việc thúc đẩy quan hệ hợp tác song phương giữa hệ thống Tòa án hai nước.
Ngày 21/11, đoàn đã về đến Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến công tác.
Bài liên quan
-
Trao Quyết định tuyển dụng công chức Vụ Hợp tác quốc tế và Thư ký viên TAND
-
Vụ Hợp tác quốc tế TANDTC triển khai nhiệm vụ công tác năm 2024
-
Quan hệ phối hợp thực hiện một số hoạt động hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự
-
Đại dịch sẽ còn kéo dài, diễn biến phức tạp và khó lường... Hợp tác quốc tế là quan trọng và đột phá
Bài đọc nhiều nhất tuần
-
Khởi kiện không đúng bị đơn trong vụ án dân sự - Thực tiễn và kiến nghị hoàn thiện
-
Tạm thời không tuyển dụng công chức, giảm tối thiểu 5 bộ, 2 cơ quan thường trực Chính phủ
-
Tội vi phạm quy định về hoạt động bán đấu giá tài sản - Một số bất cập và kiến nghị hoàn thiện
-
Bác kháng cáo, tuyên án tử hình “Quân Idol”
-
Chủ tịch nước Lương Cường thăm và làm việc với Tòa án nhân dân tối cao
Bình luận