Hội nghị quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết số 13-NQ TW của Bộ Chính trị
Ngày 22/4/2022, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW, ngày 02/4/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Tham dự chủ trì tại điểm cầu trung ương có Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc; Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng .
Tham dự tại điểm cầu TANDTC có Phó Chánh án Thường trực TANDTC Nguyễn Trí Tuệ, Phó Chánh án TANDTC Phạm Quốc Hưng, các thành viên Hội đồng Thẩm phán TANDTC, Ban Thường vụ Đảng ủy; Trợ lý, Thư ký Chánh án; Lãnh đạo các vụ thuộc TANDTC.
Điểm cầu TANDTC dự Hội nghị quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết số 13-NQ TW của Bộ Chính trị
Hội nghị có mục đích tổ chức nghiên cứu, học tập, quán triệt nghiêm túc Nghị quyết của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng ĐBSCL đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đến các ban, bộ, ngành liên quan ở Trung ương và các tỉnh vùng ĐBSCL. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm, quyết tâm chính trị của các cấp uỷ, tổ chức đăng, cơ quan, tổ chức, căn bộ, đảng viên, công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên nhằm triển khai thực hiện quyết liệt, có hiệu quả Nghị quyết của Bộ Chính trị.
Nghị quyết số 13 là sản phẩm kết tinh từ trí tuệ tập thể và là kết quả tổng thể, chọn lọc từ các kết quả nghiên cứu về vùng và các ý kiến đóng góp của các Bộ, Ngành, các thành viên của ban chỉ đạo, các nhà quản lí chuyên gia, các nhà khoa học tại các hội nghị, hội thảo, tọa đàm khảo sát thực tế, cập nhật bổ sung các quan điểm chủ trương mới của Đảng về phát triển vùng cũng như đánh giá khung cảnh mới, tình hình mới có tác động đến vùng. Việc ban hành Nghị quyết số 13 đã thể hiện sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước với Vùng và đáp ứng nguyện vọng của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong vùng trong bối cảnh chiến dịch mới, nghị quyết là cơ sở, căn cứ chính trị quan trọng cho sự ra đời của chính sách mới, để khai thác, phát huy ở mức cao nhất các tiềm năng, lợi thế một cách nhanh chóng và bền vững toàn vùng cũng như các địa phương trong vùng thời gian tới.
ĐBSCL là vùng kinh tế quan trọng trong sự phát triển bền vững của đất nước, có vị trí địa chính trị và an ninh quốc phòng hết sức quan trọng, là đồng bằng châu thổ lớn nhất của Đông Nam Á, vựa lúa của cả nước, có nền văn minh sông nước độc đáo, nơi sinh sống của hơn 17 triệu đồng bào dân tộc anh em như Kinh, Khmer, Chăm,...
Nghị quyết số 21-NQ/TW đã xác định những định hướng, mục tiêu, giải pháp quan trọng để đẩy nhanh quá trình phát triển bền vững của Vùng, trong đó nêu rõ mục tiêu: “Xây dựng vùng Đồng bằng sông Cửu Long trở thành vùng trọng điểm phát triển kinh tế của cả nước với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, hiệu quả, bền vững; gắn phát triển lực lượng sản xuất với xây dựng quan hệ sản xuất mới, phù hợp; các mặt văn hóa, xã hội tiến kịp mặt bằng chung của cả nước, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, nhất là với đồng bào Khmer và nhân dân vùng ngập lũ; phát triển kinh tế - xã hội gắn chặt với bảo vệ môi trường sinh thái, bảo đảm ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội và an ninh quốc phòng vững chắc”.
Sau gần 20 năm triển khai, Bộ Chính trị thống nhất ban hành Nghị quyết mới thay thế Nghị quyết số 21 về "Phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045" với tư duy, quan điểm, tầm nhìn phù hợp bối cảnh mới, nhằm đưa ra các mục tiêu, chủ trương, giải pháp cụ thể khắc phục những hạn chế, yếu kém, tháo gỡ các khó khăn trong thực hiện Nghị quyết số 21, để tiếp tục tạo chuyển biến tích cực trong phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đồng bằng sông Cửu Long thời gian tới.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng đồng chủ trì Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
Bài liên quan
-
Khai mạc Phiên họp thứ 41 Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến nhiều dự án Luật, Nghị quyết
-
Hội nghị triển khai công tác Tòa án quân sự năm 2025
-
Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2025 của Tòa án nhân dân hai cấp tỉnh Đồng Nai
-
Công bố nghị quyết của Quốc hội về việc thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương
Bài đọc nhiều nhất tuần
-
Nhận thức về đối tượng áp dụng “đã bồi thường được một phần nghĩa vụ dân sự” để được xét giảm thời hạn chấp hành án phạt tù
-
Tòa tuyên án với 17 bị cáo trong vụ án "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
-
Thừa Thiên Huế: Bắt nhóm đối tượng “lừa vàng” chuyên nghiệp
-
Sắp diễn ra Tuần lễ Du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu 2024
-
TAND TP Hà Nội xét xử sơ thẩm 17 bị cáo trong vụ án “chuyến bay giải cứu” giai đoạn 2
Bình luận