VPBank và IFC hợp tác, cung ứng nguồn vốn cho các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê
VPBank và Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) vừa hợp tác, đồng tài trợ chuỗi cung ứng cho các công ty xuất khẩu cà phê nhằm hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) của Việt Nam tham gia sâu rộng hơn vào chuỗi cung ứng nông nghiệp toàn cầu.
VPBank và IFC hợp tác, cung ứng nguồn vốn cho các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê Việt Nam.
Theo đó, tổng giá trị tài trợ lên tới 150 triệu USD. Trong đó VPBank và IFC cung ứng vốn theo tỷ lệ bằng nhau, đây là chương trình đồng tài trợ chuỗi cung ứng bao thanh toán đầu tiên IFC hợp tác với một ngân hàng thương mại trong nước để triển khai tại Việt Nam.
Chương trình tài trợ chuỗi cung ứng dự kiến sẽ giúp cung cấp vốn bước đầu cho các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê và các lĩnh vực khác ở giai đoạn sau. Mở ra cơ hội tiếp cận chuỗi cung ứng nông nghiệp toàn cầu cho các doanh nghiệp tư nhân Việt Nam.
Với thế mạnh riêng có của mỗi tổ chức, chương trình đồng tài trợ chuỗi cung ứng sẽ mang tới cho cộng đồng doanh nghiệp nhiều lợi ích. Trong đó, với kinh nghiệm phục vụ mảng khách hàng chiến lược SME lâu năm, VPBank sẽ cung cấp cho các doanh nghiệp cà phê các gói vay ưu đãi về lãi suất và điều kiện tín dụng, cùng hỗ trợ kết nối kinh doanh thông qua mạng lưới khách hàng rộng khắp.
Là một tổ chức toàn cầu hoạt động tại hơn 100 quốc gia, IFC sẽ giúp kết nối các doanh nghiệp nội địa với các tập đoàn nhập khẩu cà phê và các loại nông sản hàng đầu thế giới. IFC sẽ đồng thời hỗ trợ tư vấn cho khách hàng doanh nghiệp về khung tài chính bền vững; hoạt động tài trợ chuỗi cung ứng bền vững với xu hướng nông nghiệp xanh và các chứng chỉ nông nghiệp xanh theo các tiêu chuẩn của các thị trường nhập khẩu lớn tại châu Âu và châu Mỹ, cùng các khách hàng nhập khẩu chủ chốt.
Đáng chú ý, các khoản vay trong chương trình tài trợ bao thanh toán sẽ được triển khai thông qua nền tảng ngân hàng số của VPBank.
Được biết, cà phê là mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam và kim ngạch xuất khẩu vượt ngưỡng 4 tỷ USD trong 2 năm trở lại đây, hoạt động tài trợ thương mại cho các doanh nghiệp cà phê của VPBank và IFC kỳ vọng đáp ứng không chỉ nhu cầu về vốn mở rộng sản xuất kinh doanh, mà còn góp phần tháo gỡ khó khăn của các doanh nghiệp nội địa khi đứng trước yêu cầu khắt khe về chất lượng sản phẩm, về yếu tố môi trường - xã hội và phát triển bền vững đặt ra bởi các thị trường nhập khẩu lớn của Việt Nam như châu Âu, Mỹ, Nhật…
Theo báo cáo “Tài trợ thương mại tại khu vực Mê Kông” công bố bởi IFC và WTO hồi đầu năm 2024, việc tăng cường tài trợ thương mại với chi phí vay hợp lý có thể giúp gia tăng kim ngạch nhập khẩu và xuất khẩu của Việt Nam thêm tương ứng 6% và 9%; tương đương với mức tăng $55 tỷ USD trong tổng giá trị giao dịch hàng hóa hàng năm.
Việc mở rộng các hình thức hợp tác và kênh dẫn vốn từ các tổ chức quốc tế như IFC tại Việt Nam có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao năng lực vốn và nghiệp vụ cho các doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu.
Bài liên quan
-
VPBank đón nhận sự trở lại của FE Credit
-
T&T Group tài trợ 15 tỷ đồng tu bổ, tôn tạo di tích cấp quốc gia khán đài B sân vận động Bắc Giang
-
Tăng trưởng nhanh chóng trong lĩnh vực tài trợ thương mại, HDBank nhận giải “Ngân hàng phát hành xuất sắc - Tăng trưởng năng động” tại Việt Nam
-
VPBank Technology Hackathon 2024 – sân chơi sáng tạo dành cho các tài năng công nghệ
Bài đọc nhiều nhất tuần
-
Khởi kiện không đúng bị đơn trong vụ án dân sự - Thực tiễn và kiến nghị hoàn thiện
-
Tạm thời không tuyển dụng công chức, giảm tối thiểu 5 bộ, 2 cơ quan thường trực Chính phủ
-
Tội vi phạm quy định về hoạt động bán đấu giá tài sản - Một số bất cập và kiến nghị hoàn thiện
-
Bác kháng cáo, tuyên án tử hình “Quân Idol”
-
Chủ tịch nước Lương Cường thăm và làm việc với Tòa án nhân dân tối cao
Bình luận