Xác định ông S và bà Đ là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là phù hợp
Sau khi nghiên cứu bài viết “Đối tượng D mua hàng của S và Đ bằng tiền giả, như vậy cần xác định tư cách tố tụng của S và Đ là gì trong vụ án này.” của tác giả Vũ Hoàng đăng ngày 15/8/2024 tôi đồng tình với quan điểm thứ nhất của tác giả.
Tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả được quy định tại Điều 207 BLHS 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, hiểu là tội phạm vi phạm pháp luật hình sự khi hành vi làm ra tiền giả, cất giấu tiền giả, vận chuyển tiền giả bằng nhiều cách thức khác nhau hoặc đem tiền giả vào lưu thông, trao đổi, mua bán hàng hóa, dịch vụ trên thị trường.
Trong vụ án trên, D đã có hành vi sử dụng tiền giả để đem đi tiêu thụ tại cửa hàng tạp hóa của ông S và bà Đ với tổng số tiền là 1.000.000 đồng. Hành vi của D đủ yếu tố cấu thành tội “lưu hành tiền giả” theo quy định tại khoản 1 Điều 207 BLHS năm 2015. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là xác định tư cách tố tụng của ông S và bà Đ.
Đối với Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án: Tại Điều 65 BLTTHS quy định “Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án là cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hình sự”. Từ khái niệm này có thể thấy người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án bao gồm cá nhân, cơ quan, tổ chức.
Theo nhận thức chung thì người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án là cá nhân, cơ quan, tổ chức có các đặc điểm là họ không liên quan gì đến hành vi phạm tội được thực hiện; nhưng quyết định của Tòa án lại liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án có chín quyền (từ điểm a đến điểm i, khoản 2 Điều 65 BLTTHS) và có ba nghĩa vụ (điểm a, b, c khoản 3 Điều 65 BLTTHS). Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án là người không tham gia thực hiện tội phạm và Tòa án phải giải quyết quyền lợi, tài sản của họ vì liên quan đến vụ án hình sự. Những người người này thường là chủ sở hữu tài sản, nhưng tài sản đó lại có trong tay người phạm tội hoặc người đã được người phạm tội giao cho tài sản, mà tài sản đó là do phạm tội mà có…
Ta xem xét đến khách thể của tội phạm này là trật tự quản lý kinh tế mà cụ thể là các quy định của Nhà nước trong lĩnh vực quản lý tiền tệ và các loại giấy tờ có giá trị như tiền. Đối tượng của tội phạm này là tiền. Tiền là vật ngang giá chung để trao đổi hàng hóa và dịch vụ. Tiền được mọi người chấp nhận sử dụng, do Nhà nước phát hành và bảo đảm giá trị bởi các tài sản khác như vàng, kim loại quý, trái phiếu, ngoại tệ.
Quay trở lại nội dung vụ án, D sử dụng tiền giả để để mua hàng hóa của ông S và bà Đ (ông S và bà Đ sau đó mới biết là tiền giả). Trong trường hợp này, xác định ông S và bà Đ là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, đó là ông S có quyền yêu cầu trả lại số tiền 380.000 đồng cho mình và có nghĩa vụ giao nộp số tiền giả cho cơ quan điều tra. Do vậy, xác định anh ông S và bà Đ là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án là hợp lý.
Trên đây là quan điểm của tác giả trao đổi về vụ án rất mong nhận được nhiều ý kiến tranh luận của đồng nghiệp và bạn đọc.
Tòa án nhân dân tỉnh Thanh Hóa xét xử sơ vụ án “Tàng trữ, lưu hành tiền giả”- Ảnh: Mai Luận
Bài liên quan
-
Phải xác định S và Đ là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án
-
Bị cáo chiếm đoạt 48.582.400 đồng và N là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan
-
Vấn đề xác định người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trong vụ án hành chính
-
Xác định người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự
Bài đọc nhiều nhất tuần
-
Khánh thành tượng đài “Bác Hồ với chiến sĩ biên phòng” tại cửa khẩu quốc tế Cầu Treo
-
Sắp diễn ra Tuần lễ Du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu 2024
-
Khai mạc Festival “Về miền ví, giặm – Kết nối tinh hoa di sản”
-
Thừa Thiên Huế: Bắt nhóm đối tượng “lừa vàng” chuyên nghiệp
-
Hội thảo khoa học "200 ngày tập kết ra Bắc tại Cà Mau - tầm nhìn chiến lược và giá trị lịch sử"
Bình luận