Buộc H, C cùng bồi thường 2,5 tỷ đồng cho Công ty X
Sau khi nghiên cứu bài viết của các tác giả Huỳnh Hải Duy, đăng ngày 17/10/2023 bàn về vấn đề “Bồi thường thiệt hại trong vụ án có người phạm tội với lỗi cố ý, có người phạm tội với lỗi vô ý”, tôi cho rằng H, C cùng bồi thường 2,5 tỷ đồng cho Công ty X theo quy định tại Điều 587 BLDS và A không phải chịu trách nhiệm liên đới bồi thường là có căn cứ.
Tác giả đồng tình theo quan điểm thứ hai, bởi vì trong vụ án này H, C là đồng phạm phạm tội với lỗi cố ý, trực tiếp gây ra thiệt hại cho công ty X, còn A là Giám đốc Công ty, chịu trách nhiệm điều hành chung. Trong tình huống nêu trên mặc dù A là Giám đốc nhưng A không có sự thống nhất về mặt ý chí với H và C để gây thiệt hại 2,5 tỷ đồng cho công ty X. Mặc dù hành vi của A không tiến hành kiểm tra, giám sát đã ký duyệt nội dung sử dụng vốn của công ty hành vi A, bởi vì khi xác định việc “cùng” gây thiệt hại của H, C và A thì cần phải xem xét dưới nhiều góc độ khác nhau như xét về mặt ý chí chủ quan của H và C và A về hành vi trực tiếp gây ra thiệt hại hoặc xét về hậu quả của các hành vi vi phạm.
Bởi lẽ theo quy định tại Điều 587 BLDS năm 2015 quy định: “Trường hợp nhiều người cùng gây thiệt hại thì những người đó phải liên đới bồi thường cho người bị thiệt hại. Trách nhiệm bồi thường của từng người cùng gây thiệt hại được xác định tương ứng với mức độ lỗi của mỗi người; nếu không xác định được mức độ lỗi thì họ phải bồi thường thiệt hại theo phần bằng nhau” và cũng theo quy định tại Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP ngày 08/7/2006 của Hội đồng Thẩm phán TANDTC, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhiều người cùng gây ra phát sinh khi có đầy đủ bốn điều kiện sau:
- Phải có việc gây thiệt hại của nhiều người.
- Phải có hành vi trái pháp luật trong việc gây thiệt hại của nhiều người có sự thống nhất với nhau.
- Phải có lỗi của những người cùng gây thiệt hại.
- Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật của những người cùng gây thiệt hại và thiệt hại xảy ra.
Theo như phân tích ở trên thì A không có thực hiện hành vi trái pháp luật và không có sự thống nhất cùng H và C để gây thiệt hại cho công ty X, cho nên chỉ xét hành vi phạm tội của H và C, do H và C là người trực tiếp gây ra thiệt hại số tiền 2,5 tỷ đồng, vì vậy H và C phải liên đới bồi thường lại số tiền 2,5 tỷ đồng cho công ty X, còn A không phải chịu trách nhiệm liên đới bồi thường là phù hợp với quy định của pháp luật.
Trên đây là trao đổi của tác giả, rất mong quý đồng nghiệp và bạn đọc trao đổi, góp ý.
*Thư ký Tòa án quân sự Quân khu 7
Tòa án nhân dân huyện Yên Sơn, Tuyên Quang xét xử vụ án hình sự - Ảnh: Trần Huyền Trang
Bài liên quan
-
Bàn luận về chế định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra
-
Công ty khởi kiện yêu cầu giám đốc hoàn trả tiền và bồi thường thiệt hại, thẩm quyền giải quyết?
-
Điều khoản “Miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại do chậm trễ” trong hợp đồng xây dựng quốc tế
-
Pháp luật về bồi thường thiệt hại môi trường ở Việt Nam hiện nay - Bất cập và một số kiến nghị
Bài đọc nhiều nhất tuần
-
Nhận thức về đối tượng áp dụng “đã bồi thường được một phần nghĩa vụ dân sự” để được xét giảm thời hạn chấp hành án phạt tù
-
Tòa tuyên án với 17 bị cáo trong vụ án "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
-
Thừa Thiên Huế: Bắt nhóm đối tượng “lừa vàng” chuyên nghiệp
-
Sắp diễn ra Tuần lễ Du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu 2024
-
TAND TP Hà Nội xét xử sơ thẩm 17 bị cáo trong vụ án “chuyến bay giải cứu” giai đoạn 2
Bình luận