Khó khăn khi áp dụng biện pháp dẫn giải bị hại
BLTTHS năm 2015 đã bổ sung những quy định cụ thể về căn cứ, đối tượng, thẩm quyền, trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp này, qua đó tạo pháp lý rõ ràng, giúp việc thi hành pháp luật được chặt chẽ, thống nhất. Tuy nhiên, những quy định nàyi vẫn còn những vướng mắc, bất cập cần được tiếp tục hoàn thiện.
1.Vướng mắc
Thứ nhất, dẫn giải bị hại được áp dụng khi nào?
Khoản 4 Điều 62 BLTTHS 2015 quy định cơ quan tiến hành tố tụng dẫn giải bị hại trong trường hợp bị hại sau khi nhận được giấy triệu tập của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng nhưng cố ý vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan.
Điểm b khoản 2 Điều 127 BLTTHS 2015 quy định về biện pháp dẫn giải đối với người bị hại chỉ có thể được áp dụng trong trường hợp họ từ chối việc giám định theo quyết định trưng cầu của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng mà không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan.
Qua các quy định trên có thể hiểu, dẫn giải bị hại chỉ được áp dụng khi cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng (Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án) triệu tập người bị hại để giám định theo quyết định trưng cầu giám định mà họ từ chối hoặc không có mặt vì lý do chính đáng.
Qua thực tiễn giải quyết các vụ án về lừa đảo chiếm đoạt tài sản hay lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản hay các tội xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe thì việc bị hại từ chối giám định sẽ dẫn đến việc xác định không chính xác hành vi phạm tội của bị can, bị cáo dẫn đến xác định sai tội danh, áp dụng sai điều, khoản. Ví dụ: Trong vụ án cố ý gây thương tích có hai bị hại thì một bị hại bị tỷ lệ tổn thương cơ thể là 30%, một bị hại từ chối giám định. Do đó, đối với những vụ án như vậy, việc bị hại có mặt tại phiên tòa là rất cần thiết để đảm bảo HĐXX xét xử đúng người, đúng pháp luật. Tuy nhiên, có những bị hại cố tình không đến phiên tòa mặc dù đã nhận được giấy triệu tập đến phiên tòa. Lúc này, cũng không có căn cứ áp dụng biện pháp dẫn giải đối với bị hại vì không thuộc trường hợp giám định theo quyết định trưng cầu của cơ quan có thẩm quyền (điểm b khoản 2 Điều 127 BLTTHS 2015).
Như vậy có sự mâu thuẫn giữa hai quy định trên về trường hợp được áp dụng biện pháp dẫn giải đối với bị hại.
Thứ hai, trong quá trình triển khai thực hiện biện pháp dẫn giải áp dụng đối với: “Người bị hại trong trường hợp họ từ chối việc giám định theo quyết định trưng cầu của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng mà không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan” còn hạn chế. Tuy nhiên thực tiễn xảy ra trường hợp bị hại không chấp hành quyết định trưng cầu giám định, khi nhận được quyết định trưng cầu giám định thì bỏ đi nơi khác. Lúc này cơ quan tiến hành tố tụng không còn biện pháp nào khác để buộc họ phải chấp hành quyết định trưng cầu giám định dẫn đến việc việc xác minh tố giác tin báo về tội phạm cũng như việc điều tra vụ án bị kéo dài.
2.Kiến nghị
Thứ nhất, theo quan điểm của chúng tôi nên sửa điểm b khoản 2 Điều 127 BLTTHS 2015 như sau: “Dẫn giải có thể áp dụng đối với người bị hại trong trường hợp họ từ chối việc giám định theo quyết định trưng cầu của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng hoặc trong trường hợp nhận được giấy triệu tập của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng mà họ không có mặt vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan”. Như vậy sẽ đảm bảo tính thống nhất trong văn bản quy phạm pháp luật.
Thứ hai, trong trường hợp dẫn giải được bị hại đến cơ quan có thẩm quyền giám định nhưng bị hại không hợp tác (không cho giám định viên xem xét dấu vết trên thân thể, không cung cấp tài liệu liên quan…) thì cũng không có biện pháp ép buộc người bị hại. Hiện chưa có quy định pháp luật khác về chế tài hay hướng dẫn của Liên ngành Trung ương về trường hợp này, nên các cơ quan tiến hành tố tụng gặp rất nhiều khó khăn để giải quyết vụ việc vì không có kết quả giám định thì không thể khởi tố vụ án hình sự.
Trên đây là một số những những vướng mắc, bất cập liên quan đến biện pháp dẫn giải bị hại cần được tiếp tục hoàn thiện. Mong có ý kiến đóng góp thêm từ bạn đọc.
Đại diện bị hại tại một phiên tòa - Ảnh: Trần Thanh
Bài liên quan
-
Bàn về hủy quyết định công nhận thuận tình ly hôn và sự thoả thuận của các đương sự về phần con chung và cấp dưỡng nuôi con chung do có kết luận giám định ADN
-
Bàn về yêu cầu giám định trong tố tụng dân sự
-
Tăng cường công tác giám định pháp y, pháp y tâm thần và bắt buộc chữa bệnh
-
Tòa án trả hồ sơ điều tra bổ sung để yêu cầu Viện kiểm sát giám định hàm lượng chất ma túy là cần thiết
Bài đọc nhiều nhất tuần
-
Nhận thức về đối tượng áp dụng “đã bồi thường được một phần nghĩa vụ dân sự” để được xét giảm thời hạn chấp hành án phạt tù
-
Tòa tuyên án với 17 bị cáo trong vụ án "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
-
Thừa Thiên Huế: Bắt nhóm đối tượng “lừa vàng” chuyên nghiệp
-
Sắp diễn ra Tuần lễ Du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu 2024
-
TAND TP Hà Nội xét xử sơ thẩm 17 bị cáo trong vụ án “chuyến bay giải cứu” giai đoạn 2
Bình luận