Ngô Thị B là bị hại trong vụ án cướp tài sản
Sau khi đọc bài viết “Xác định tư cách tham gia tố tụng trong vụ án “Cướp tài sản” của tác giả Đinh Minh Lượng, tôi cho rằng cần xác định Ngô Thị B là bị hại mới chính xác.
Theo nội dung vụ án, Nguyễn A có hành vi sử dụng vũ lực, đe dọa sử dụng vũ lực đối với chị B (là nhân viên quầy giao dịch của cửa hàng Viettel Store) nhằm cướp tài sản của cửa hàng. Số tiền chiếm đoạt là 35.000.000 đồng và hành vi dùng vũ lực của Nguyễn A khiến chị B bị thương tích. Với hành vi này, có cơ sở kết luận A phạm tội Cướp tài sản.
Về xác định tư cách tham gia tố tụng của chị B và Tổng công ty cổ phần Bưu chính Viettel. Đối với Tổng công ty, do số tiền mà A chiếm đoạt là của Tổng công ty này nên Tổng công ty là tổ chức bị thiệt hại về tài sản. Do đó, Tổng công ty là bị hại. Đối với chị B, có hai quan điểm là bị hại và người làm chứng. Tôi cho rằng, cần xác định chị B là bị hại.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 62 BLTTHS: “Bị hại là cá nhân trực tiếp bị thiệt hại về thể chất, tinh thần….”. Việc chị B bị thiệt hại về thể chất, tinh thần là đã rõ (bị bầm ở đầu gối trái và trầy ở tay phải). Vấn đề đặt ra là thiệt hại đó có phải thiệt hại trực tiếp hay không? Tôi cho rằng đó là thiệt hại trực tiếp. Xuất phát từ hành vi của A là đứng dậy đi vòng qua bên phải quầy giao dịch (hướng từ cửa nhìn vào trong quầy) đến vị trí chị B đang ngồi, lấy con dao gấp đang giấu trong túi quần đến áp sát vị trí của chị B nên chị B mới bỏ chạy và bị vấp ngã. Sau đó, A tiếp tục có hành vi đuổi theo và sử dụng tay trái kẹp cổ chị B, tay phải cầm dao hướng về phía chị B khống chế để đe dọa, ép buộc chị B. Như vậy, để cướp được tài sản, A đã có mục đích tác động trực tiếp lên chị B, thông qua chị B để cướp tài sản. Đồng thời, hành vi dùng vũ lực, đe dọa sử dụng vũ lực thực tế của A cũng đã tác động trực tiếp lên chị B. Và đây cũng chính là một trong hai khách thể của tội Cướp tài sản. Do đó, chị B là bị hại mới chính xác.
Trên đây là quan điểm của tác giả về tư cách tham gia tố tụng của chị B. Rất mong nhận được sự trao đổi của quý bạn đọc./.
Tòa án nhân dân huyện EaKar, Đăk Lăk xét xử vụ án hình sự - Ảnh: Quốc Nam
Bài liên quan
-
Phải xác định S và Đ là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án
-
Xác định ông S và bà Đ là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là phù hợp
-
Bị cáo chiếm đoạt 48.582.400 đồng và N là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan
-
Vấn đề xác định người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trong vụ án hành chính
Bài đọc nhiều nhất tuần
-
Nhận thức về đối tượng áp dụng “đã bồi thường được một phần nghĩa vụ dân sự” để được xét giảm thời hạn chấp hành án phạt tù
-
Tòa tuyên án với 17 bị cáo trong vụ án "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
-
Thừa Thiên Huế: Bắt nhóm đối tượng “lừa vàng” chuyên nghiệp
-
Sắp diễn ra Tuần lễ Du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu 2024
-
Thực trạng áp dụng án lệ trong giải quyết các tranh chấp dân sự tại Việt Nam
Bình luận