S và Đ là bị hại hay người có nghĩa vụ, quyền lợi liên quan đến vụ án
Đối tượng D mua hàng của S và Đ bằng tiền giả, như vậy cần xác định tư cách tố tụng của S và Đ là gì trong vụ án này.
Khoảng 12 giờ 30 phút, ngày 19/4/2023, D điều khiển xe mô tô đến cửa hàng tạp hóa do ông S làm chủ, mua 3 hộp bánh, 6 lon nước ngọt tổng cộng hết 120.000 đồng. D đưa cho ông S tờ tiền 500.000 đồng để thanh toán, ông S thối lại 380.000 đồng. Sau đó ông S kiểm tra tờ tiền, phát hiện không giống tiền thật nên trình báo Công an và giao nộp tờ tiền. Qua kiểm tra của Cơ quan Công an đã xác định tờ tiền ông S giao nộp là tiền giả.
Sáng ngày 20/4/2023, D điều khiển xe mô tô đến cửa hàng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật bà Đ làm chủ, mua 1 bao thức ăn gà và một số vật dụng chăn nuôi khác với giá 600.000 đồng. D sử dụng tờ tiền giả mệnh giá 500.000 đồng và 100.000 đồng tiền thật để trả cho bà Đ. Khi đưa tiền cho con dâu đi chợ thì bà phát hiện tờ tiền 500.000 đồng này khác với các tờ khác. Bà Đ tự nguyện giao nộp tờ tiền trên cho cơ quan Công an và được thông báo lại đó là tiền giả.
Hành vi của D đủ yếu tố cấu thành tội “lưu hành tiền giả” theo quy định tại khoản 1 Điều 207 BLHS năm 2015. Tuy nhiên, khi xác định tư cách tố tụng của ông S và bà Đ thì lại có những quan điểm khác nhau.
Quan điểm thứ nhất cũng là quan điểm của tác cần xác định ông S và bà Đ là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
Trong vụ án này, hành vi phạm tội của D đã gây ra thiệt hại trực tiếp cho ông S và bà Đ. Tuy nhiên khách thể trực tiếp của tội lưu hành tiền giả dễ dàng thấy được đó là sự ổn định và hoạt động bình thường của nền tài chính, tiền tệ quốc gia, sự độc quyền nhà nước trong việc phát hành tiền chứ không phải quyền sở hữu. Nên trong vụ án này việc xác định ông S và bà Đ là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là hợp lý.
Quan điểm thứ hai cho rằng xác định ông S và bà Đ là người có quyền, nghĩa vụ liên quan đến vụ án là không chính xác, lẽ ra ông S và bà Đ phải được xác định là bị hại mới đúng. Quyền sở hữu cũng là khách thể được tội lưu hành tiền giả bảo vệ. Lưu hành tiền giả được hiểu là đưa tiền giả ra sử dụng, giao dịch. Trong giao dịch mà một bên không biết là bên kia dùng tiền giả để giao dịch thì hành vi lưu hành tiền giả cũng đồng thời là hành vi chiếm đoạt tài sản bằng thủ đoạn gian dối. Cụ thể, hành vi lưu hành tiền giả của bị cáo D cũng đồng thời là hành vi chiếm đoạt tài sản bằng thủ đoạn gian dối (sử dụng tiền giả để chiếm đoạt tài sản). Thiệt hại về tài sản của ông S, bà Đ rõ ràng là do hành vi lưu hành tiền giả của bị cáo D trực tiếp gây ra. Vậy nên ông S và bà Đ phải được xác định là bị hại trong vụ án này.
Rất mong nhận được ý kiến trao đổi của quý độc giả.
Tòa án nhân dân tỉnh Kon Tum xét xử vụ án hình sự - Ảnh: Ngọc Học
Bài liên quan
-
Phải xác định S và Đ là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án
-
Xác định ông S và bà Đ là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là phù hợp
-
Bị cáo chiếm đoạt 48.582.400 đồng và N là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan
-
Vấn đề xác định người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trong vụ án hành chính
Bài đọc nhiều nhất tuần
-
Khánh thành tượng đài “Bác Hồ với chiến sĩ biên phòng” tại cửa khẩu quốc tế Cầu Treo
-
Sắp diễn ra Tuần lễ Du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu 2024
-
Khai mạc Festival “Về miền ví, giặm – Kết nối tinh hoa di sản”
-
Thừa Thiên Huế: Bắt nhóm đối tượng “lừa vàng” chuyên nghiệp
-
Hội thảo khoa học "200 ngày tập kết ra Bắc tại Cà Mau - tầm nhìn chiến lược và giá trị lịch sử"
Bình luận