
Xác định giá trị tài sản bị chiếm đoạt và tư cách tố tụng của anh Nguyễn Hữu N
Sau khi nghiên cứu bài viết “Xác định giá trị tài sản bị chiếm đoạt và tư cách tố tụng của anh Nguyễn Hữu N” của tác giả Dương Đức Thịnh, đăng ngày 22/1/2024, tôi đồng ý với quan điểm thứ ba mà tác giả đã đưa ra.
Thứ nhất, về tư cách tham gia tố tụng của anh Nguyễn Hữu N, có thể thấy ngay từ đầu do cần tiền trả nợ, Tô Vũ H chỉ nảy sinh ý định chiếm đoạt cốp pha thép của Công ty cổ phần ĐD. H gặp anh N với mục đích bán cốp pha dưới hình thức thanh lý sắt vụn và đã nhận của anh N 400.000.000đ tiền đặt cọc. Khi công ty ĐD bàn giao cho H 01 xe ô tô cốp pha thép thì anh Nguyễn Hữu N cũng có mặt để nhận hàng. Như vậy, nếu không bị công ty ĐD phát hiện và trình báo công an thì H vẫn sẽ giao xe cốp pha thép cho anh N và giao dịch mua bán cốp pha (sắt vụn) giữa anh N và H được thực hiện. Mặc dù là giao dịch bất hợp pháp nhưng anh N là bên ngay tình vì không biết tài sản giao dịch là bất hợp pháp.
Do vậy, trong trường hợp có tranh chấp xảy ra thì anh N vẫn được bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp theo quy định của BLDS. Anh N bị H lừa dối nhưng chỉ là lừa dối trong giao dịch dân sự chứ không phải là bị lừa đảo để chiếm đoạt tài sản. Hay nói cách khác, anh N không phải là đối tượng để H lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Từ những phân tích trên cần xác định tư cách tố tụng của Nguyễn Hữu N trong trường hợp này chỉ có thể là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án.
Thứ hai, về xác định giá trị tài sản bị cáo H chiếm đoạt của Công ty ĐD. Hội đồng định giá tài sản trong tố tụng hình sự kết luận số cốp pha mà anh H chiếm đoạt của công ty ĐD có tổng khối lượng là 28.248kg, trị giá 248.582.400đ nhưng trên thực tế H đã phải đặt cọc cho Công ty ĐD 200.000.000 đ để nhận 01 xe cốp pha thép. Như vậy, thiệt hại thực tế trong trường hợp này của Công ty ĐD (nếu vụ việc không được phát hiện) chỉ là giá trị của xe cốp pha thép đã bàn giao cho H trừ đi 200.000.000đ tiền đặt cọc. Cụ thể là 248.582.400 – 200.000.000 = 48.582.400đ. Đây chính là giá trị tài sản H chiếm đoạt của Công ty ĐD trên thực tế nếu sự việc không được phát hiện. Và với giá trị tài sản bị chiếm đoạt là 48.582.400 đồng, chỉ có thể truy cứu trách nhiệm hình sự Tô Vũ H về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” theo quy định tại khoản 1 Điều 174 BLHS.
Trên đây là ý kiến trao đổi của tác giả về bài viết, rất mong nhận được ý kiến tranh luận của quý bạn đọc.
Tòa án nhân dân tỉnh An Giang xét xử sơ thẩm vụ án hình sự - Ảnh: T.Tầm
Bài liên quan
-
Một số vướng mắc liên quan đến việc bị hại rút yêu cầu khởi tố vụ án trong giai đoạn xét xử phúc thẩm theo Bộ luật Tố tụng hình sự và Công văn số 254/TANDTC-PC ngày 26/11/2018 của Tòa án nhân dân tối cao
-
Cần xác định các đối tượng phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
-
Cần truy tố các đối tượng B, T và H về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
-
Xử lý phần dân sự trong vụ án “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” – vướng mắc giữa lý luận và thực tiễn áp dụng
Bài đọc nhiều nhất tuần
-
Bình Phước: Tìm nhân chứng là hành khách trên xe khách mang biển kiểm soát 47B–022.22
-
Danh sách địa điểm đặt trụ sở chính của 34 Tòa án nhân dân cấp tỉnh và 355 Tòa án nhân dân khu vực
-
Bộ đội Biên phòng Cửa khẩu Quốc tế Bình Hiệp: Giữ vững ''phên dậu'' Tổ quốc!
-
Tòa án nhân dân tối cao ban hành Quyết định thành lập Ban Giám khảo, Tổ Thư ký Cuộc thi trực tuyến "Tìm hiểu 80 năm ngày thành lập ngành Tòa án nhân dân"
-
Trao đổi ý kiến về bài viết “bên đặt cọc hay bên nhận đặt cọc có lỗi?”
Bình luận