Các giải pháp đổi mới giáo dục quyền con người ở nước ta hiện nay

Việc giáo dục quyền con người trong hệ thống giáo dục và đào tạo có ý nghĩa mang tầm chiến lược trong suốt cả quá trình cách mạng xã hội chủ nghĩa, là bộ phận đặc biệt quan trọng của chiến lược con người hiện nay của Đảng và Nhà nước ta.

Đặt vấn đề

Xuất phát từ bản chất, vai trò của giáo dục quyền con người nói chung ở nước ta hiện nay, ta cần phải có những chuyển biến mạnh mẽ từ tư duy nhận thức đến tổ chức thực hiện của các chủ thể giáo dục quyền con người.

Để từng bước giải quyết các tồn tại, hạn chế nhằm nhanh chóng nâng cao hiệu quả giáo dục quyền con người, trước hết chúng ta phải có cách nhìn mới, quan niệm mới về giáo dục quyền con người. Giáo dục quyền con người phải được thực hiện đồng thời trong mối quan hệ biện chứng, gắn kết chặt chẽ với giáo dục chính trị, tư tưởng; giáo dục đạo đức; giáo dục pháp luật và các dạng giáo dục khác và phải đưa công chúng vào các hoạt động có tính thực hành chính trị - xã hội.

Việc giáo dục quyền con người, quyền công dân phải mang tính hệ thống và toàn diện, phải được thực hiện rộng rãi trong toàn bộ công chúng, cho mọi đối tượng trên phạm vi quốc gia, trong đó cần có sự ưu tiên đối với các đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt, đối với các nhóm đối tượng trong các tổ chức tôn giáo, đồng bào dân tộc ít người ở vùng sâu, vùng xa có điều kiện, đi lại, sinh hoạt khó khăn. Việc giáo dục quyền kinh tế, văn hoá, xã hội phải gắn liền với giáo dục quyền dân sự, chính trị và các công ước, điều ước quốc tế có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến quyền con người, các công ước này phải được thực hiện đồng thời, trong mối quan hệ chặc chẽ với giáo dục quyền con người được quy định trong Hiến pháp, pháp luật Việt Nam. Tránh tình trạng chỉ tập trung giáo dục một vài công ước quốc tế liên quan đến quyền của một nhóm người trong xã hội hiện nay.

Coi giáo dục quyền con người là một dạng giáo dục độc lập trong hệ thống giáo dục quốc dân và phải được tiến hành thường xuyên, liên tục. Khắc phục tình trạng chỉ thực hiện theo dự án hoặc khi có kinh phí. Dạng giáo dục này phải được coi là một môn học độc lập trong chương trình giáo dục chính khoá của hệ thống giáo dục Việt Nam. Nội dung của nó có thể thực hiện đan xen với nội dung của các dạng giáo dục khác. Đồng thời, việc giáo dục quyền con người phải được coi là một trong các hình thức giáo dục quyền con người chủ yếu, quan trọng, phổ biến và có hiệu quả sâu rộng nhất.

Giáo dục quyền con người, quyền công dân là cẩn thiết để xây dựng thành công nhà nước pháp quyền, và thực hiện thắng lợi nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Để tăng cường hoạt động giáo dục quyền con người, quyền công dân và để hoạt động này đạt hiệu quả cao trong thời gian tới, chúng tôi xin nêu một số giải pháp cơ bản, cụ thể.

1. Biên soạn giáo trình, sách và tài liêu giáo dục cho từng nhóm đối tượng giáo dục cụ thể

Hiện nay, chúng ta chưa có giáo trình chung, thống nhất; chưa có đẩy đủ tài liệu cho việc giáo dục quyền con người theo từng nhóm đối tượng. Chúng ta cần thiết phải "Việt Nam hóa" các tài liệu giáo dục quyền con người, quyền công dân cho từng nhóm chủ thể giáo dục, từng nhóm đối tượng giáo dục cụ thể, trên cơ sở tính hệ thống, tính liên thông của tài liệu về nội dung giáo dục quyền con người. Cụ thể:

-Hệ thống giáo trình, tài liệu giáo dục quyền con người, quyền công dân cho đối tượng là học sinh, sinh viên trong hệ thống giáo dục - đào tạo quốc gia.

-Hệ thống giáo trình, tài liệu giáo dục quyền con người, quyền công dân cho công chúng ở thành thị, ở nông thôn, ở vùng sâu vùng xa, dân tộc ít người.

-Hệ thống giáo trình, tài liệu cho công chúng là tín đổ các tôn giáo.

-Hệ thống giáo trình, tài liệu cho cán bộ, công chức nhà nước nói chung và cho đối tượng chuyên biệt như công an, luật sư, thẩm phán, công tố viên, phạm nhân, người dân tộc thiểu số v.v...

2. Đưa chương trình giáo dục quyền con người vào hê thống giáo dục nhà nước

Môi trường giáo dục là một trong các yếu tố quan trọng nhất, hiệu quả nhất trong việc truyền thụ kiến thức và xây dựng nhân cách con người. Vì vậy, việc đưa giáo dục quyền con người trở thành môn học chính thức trong hệ thống giáo dục nhà nước là cẩn thiết và đạt hiệu quả cao. Việc này vừa đảm bảo tính thống nhất, tính liên thông của chương trình, vừa thực hiện được thường xuyên, liên tục, rộng khắp trong cả nước và mang tính chủ động tránh được những phụ thuộc vào các dự án, nguổn tài chính... Đảm bảo trách nhiệm của cả chủ thể và đối tượng tham gia hoạt động giáo dục này. Khi đưa dạng giáo dục này vào giảng dạy chính thức, nội dung của nó có thể được lổng ghép, tích hợp vào nội dung giảng dạy của các môn học khác có mối liên quan, hỗ trợ như giáo dục đạo đức, giáo dục công dân, giáo dục chính trị tư tưởng, giáo dục pháp luật...

Trước mắt cẩn tổ chức lại thời gian và nội dung môn học Giáo dục công dân, chuyển lại thành bộ môn Giáo dục quyền con người, quyền công dân. Cẩn tổ chức môn học này thành chương trình chính khóa từ cấp tiểu học đến cấp trung học phổ thông; hê đại học; hệ sau đại học, cẩn đưa môn học quyền con người vào một số trường như Đại học Luật, Đại học An ninh, Đại học Cảnh sát, trường Cao đẳng kiểm sát, trường Lao động Tiền lương thuộc Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội; các khoa Luật thuộc một số trường đại học và Trường Trung cấp sư phạm, Cao đẳng sư phạm, Đại học sư phạm.

Đối với hê đào tạo cán bộ, quản lý thuộc Học viên Chính trị Quốc gia Hổ Chí Minh, cẩn tổ chức và biên soạn lại tập bài giảng về quyền con người, đảm bảo truyền tải không những quan điểm của các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hổ Chí Minh, quan điểm của Đảng, Nhà nước ta về quyền con người mà còn cung cấp phương pháp luận; các quan điểm nhân quyền khác nhau trong lịch sử và đương đại; đặc biêt một nội dung không thể thiếu được đó là các chuẩn mực nhân quyền quốc tế có sự đối chiếu và so sánh rất cụ thể các quy định pháp luật của Nhà nước ta. Trên cơ sở đó, giúp học viên nắm được những điểm tiến bộ, sự phù hợp của pháp luật Viêt Nam về quyền con người với pháp luật quốc tế.

3. Xác định đúng đắn các hình thức, phương pháp giáo dục phù hợp với từng đối tượng giáo dục

Như ở phẩn trên chúng tôi đã nêu, các đối tượng giáo dục quyền con người ở Viêt Nam rất đa dạng. Mỗi đối tượng có những điều kiên, khả năng khác nhau để tham gia, tiếp nhận nội dung của dạng giáo dục này. Do đó, theo chúng tôi mỗi nhóm đối tượng giáo dục cụ thể chúng ta cẩn thiết phải xây dựng một hình thức, phương pháp giáo dục riêng, thích hợp với điều kiên, khả năng của họ. Hình thức, phương pháp này phải đảm bảo truyền tải nội dung giáo dục đã được xây dựng riêng cho từng đối tượng, một cách sinh động, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ áp dụng ngay vào thực tiễn cuộc sống. Như đối với dân tộc thiểu số, chúng ta cố gắng dịch nội dung giáo dục sang tiếng của họ. Dân tộc nào có chữ viết thì thực hiện cả dịch viết và dịch nói, dân tộc nào không có chữ viết thì diễn giải nội dung giáo dục bằng chính ngôn ngữ của họ. Đội ngũ tuyên truyền, giáo dục cho dân tộc thiểu số là chính những già làng, trưởng bản, những người dân tộc có trình độ học vấn đã được đào tạo trở thành cốt cán. Hình thức giáo dục có thể thông qua các hoạt động văn hóa của làng, xã, bằng tranh ảnh, panô, áp phích, tờ rơi, đài truyền thanh, đài phát thanh truyền hình, phim và các loại hình nghệ thuật khác.

Đối với người mù chữ, thất học, trẻ em lang thang, lại cần tăng cường tuyên truyền giáo dục qua các hình thức tranh ảnh, tờ rơi, phương tiện phát thanh, truyền hình...

Ở các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa điều kiện đi lại khó khăn, ít có điều kiện thực hiện hoạt động tuyên truyền, giáo dục mang tính tập trung. Chúng ta có thể in ấn tài liệu, tranh ảnh, tờ rơi có hình thức đẹp, dễ hiểu và giao cho các tổ chức đoàn thể quẩn chúng, chính quyền địa phương phát cho từng hộ gia đình để họ bước đẩu có điều kiện tiếp cận, làm quen với nội dung giáo dục.

4. Đào tạo đội ngũ cốt cán, giáo viên chuyên trách

Giáo dục quyền con người là một dạng giáo dục đặc thù, chủ thể giáo dục không nhất thiết phải có trình độ chuyên môn, chuyên ngành cao như giáo dục chính trị, tư tưởng; giáo dục pháp luật. Nội dung giáo dục cũng cho phép thực hiện dưới nhiều hình thức, phương pháp khác nhau, từ đơn giản như tranh ảnh đến phức tạp như tuyên truyền, giảng dạy... và có thể thực hiện giáo dục tập trung hoặc không tập trung.

Việc chuyển tải nội dung giáo dục sao cho đối tượng giáo dục hiểu được bản chất của vấn đề để từ đó xây dựng ý thức hành vi của mình là việc làm khó khăn, phức tạp và đòi hỏi phải thực hiện thường xuyên, liên tục. Hơn nữa, hoạt động này lại diễn ra trên phạm vi rộng lớn, đối tượng giáo dục đa dạng, và lại phải được thực hiên thường xuyên liên tục. Vì vậy, viêc xây dựng đội ngũ cốt cán, giáo viên chuyên trách là rất cẩn thiết.

Đối với hê thống giáo dục nhà nước chúng ta cẩn thiết phải có đội ngũ giáo viên chuyên trách. Đây là điều kiên bắt buộc để thực hiên viêc đưa nội dung giáo dục này vào giảng dạy chính thức trong hê thống giáo dục. Trong khi đó hiên nay chúng ta hoàn toàn không có giáo viên chuyên trách về lĩnh vực này. Vì vậy, trong các trường sư phạm cẩn thiết phải đào tạo chuyên ngành này, hoặc lổng ghép với chuyên ngành có mối liên quan mật thiết với môn học này. Để giải quyết yêu cẩu cấp bách, trước mắt, chúng ta cẩn thiết phải đào tạo ngay giáo viên chuyên trách từ đội ngũ giáo viên có sẵn đang dạy các môn có liên quan và phải coi đây là giáo viên chuyên trách cho cả môn học này chứ không phải chỉ mang tính chất tạm thời, kiêm nhiêm. Đội ngũ giáo viên này phải được đào tạo ở tất cả các cấp, các hê thống trường học trong hê thống giáo dục nhà nước.

Đây là môn học có mối quan hệ mật thiết với giáo dục chính trị tư tưởng, giáo dục pháp luật, do đó về chiến lược có thể đào tạo đội ngũ giáo viên chuyên trách cho dạng giáo dục này từ nguổn sinh viên tốt nghiêp các trường luật, chính trị để có thể thực hiên tích hợp, lổng ghép đổng thời các dạng giáo dục này trong quá trình giảng dạy.

Đối với đội ngũ cốt cán: Các hoạt động tuyên truyền, giáo dục quyền con người ngoài nhà trường, nhất là ở các vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số chúng ta rất cẩn có một đội ngũ cốt cán không chỉ làm nhiêm vụ tuyên truyền, giáo dục quẩn chúng nhân dân mà còn phải vận động quẩn chúng nhân dân tích cực tham gia hoạt động giáo dục này. Đội ngũ chuyên trách có thể được xây dựng từ các tổ chức chính trị xã hội, đoàn thể quẩn chúng, những người tình nguyên, các già làng, trưởng bản, đội ngũ giáo viên vùng sâu, vùng xa, con em các dân tộc ít người có trình độ văn hóa nhất định. Trong đó chúng ta phải đặc biêt quan tâm đến xây dựng đội ngũ cốt cán trong tổ chức Đoàn Thanh niên cộng sản Hổ Chí Minh, để thông qua các hoạt động của tổ chức này mà truyền tải nội dung giáo dục quyền con người một cách sâu, rộng đến mọi tầng lớp nhân dân.

5. Bảo đảm các điều kiên kinh phí, vật chất phục vụ hoạt động giáo dục quyền con người quyền công dân

Thời gian qua, Viêt Nam đã có nhiều cố gắng trong thực hiện giáo dục quyền con người. Tuy nhiên, hoạt động này còn mang tính thụ động, phụ thuộc và kết quả chưa cao. Điều này có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân, nhưng trong đó có một nguyên nhân quan trọng là nguổn ngân sách nhà nước dành cho hoạt động này còn rất hạn chế.

Hiện nay kinh phí phục vụ cho các hoạt động tuyên truyền giáo dục, hội thảo khoa học quyền con người chủ yếu là bằng tài trợ quốc tế. Vì vậy, để tạo ra được nguổn lực cẩn thiết đáp ứng được yêu cẩu, nhiêm vụ của hoạt động giáo dục quyền con người trong thời gian tới, hàng năm Nhà nước cẩn có kế hoạch phân bổ một khoản kinh phí thích ứng cho hoạt động này.

 

Kết luận

Giáo dục quyền con người xét dưới góc độ lý luận và thực tiễn phụ thuộc nhiều vào mục tiêu, đối tượng, nội dung và phương pháp giảng dạy được xác định trong từng giai đoạn phát triển và chính sách của mỗi quốc gia.

Theo tinh thần của Đại hội Đảng XI, việc mở rộng dân chủ, chú trọng đến sự phát triển của nhân tố con người là một trong những định hướng chủ đạo để có thể xác định mục tiêu tổng quát, đối tượng cũng như nội dung cơ bản của việc giáo dục quyền con người.

Có thể xác định mục tiêu tổng quát giáo dục quyền con người bao gồm: tăng cường sự tôn trọng quyền con người và các quyền tự do cơ bản; phát triển toàn diện cá nhân con người và ý thức tôn trọng con người; thúc đẩy sự hiểu biết, tôn trọng, bình đẳng giới và sự đoàn kết giữa các quốc gia, người bản địa và các nhóm chủng tộc, quốc gia, dân tộc, tôn giáo và ngôn ngữ; nâng cao năng lực của mọi người trong xã hội tự do dân chủ…

Liên quan đến nội dung giáo dục quyền con người, trên cơ sở mục tiêu, đối tượng  cụ thể, việc xác định nội dung giáo dục cần đảm bảo các nguyên tắc cơ bản của giáo dục quyền con người như tính phụ thuộc, không thể chia cắt và tính phổ biến của nhân quyền;  duy trì sự đánh giá khác nhau, và các quan điểm trái ngược về sự phân biệt đối xử dựa trên chủng tộc, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, chính trị hoặc quan điểm khác, quốc gia, dân tộc, hoặc nguồn gốc xã hội, thể chất hay điều kiện tinh thần và các cơ sở khác; sử dụng sự phân tích về tính quy luật và phát triển của các vấn đề nhân quyền; gắn giáo dục với điều kiện bối cảnh văn hóa khác nhau và có tính đến sự phát triển về mặt xã hội, lịch sử ở mỗi quốc gia…

Liên quan đến phương pháp giáo dục nhân quyền; cần tăng cường áp dụng kiến thức và các kỹ năng sử dụng các văn kiện nhân quyền quốc tế, khu vực, quốc gia… với các thông tin về cơ chế bảo vệ nhân quyền; sử dụng phương pháp giáo dục theo nhóm và giải quyết tình huống cụ thế để có thể hình thành mạng lưới giáo dục nhân quyền mang tính hạt nhân và khép kín; trong đó đối tượng được giáo dục có thể trở thành chủ thể giáo dục quyền con người trong tình huống và môi trường khác hoặc chủ thể giáo dục đối với đối tượng khác tùy thuộc vào hoàn cảnh cụ thể.

Trên cơ sở mục tiêu, nội dung, đối tượng và phương pháp giáo dục được xác định, giáo dục quyền con người một cách khoa học và hiệu quả sẽ mang lại những thành tựu to lớn cho việc củng cố nền dân chủ trong Nhà nước pháp quyền. Ngoài ra, việc giáo dục quyền con người thể hiện một khía cạnh quan trọng của khả năng các quốc gia thực thi quyền con người theo nghĩa: giáo dục quyền con người tương ứng với “quyền được giáo dục” – một trong những quyền cơ bản của con người. Nội hàm của quyền này  được xem xét trên bình diện: giáo dục quyền con người nhằm để con người hiểu biết về quyền của mình. Trên cơ sở đó, con người có thể tự chủ và nâng cao năng lực hưởng thụ, phấn đấu trong một xã hội công bằng, dân chủ và văn minh.

 

Đại học Luật Hà Nội - Ảnh: TL

TS. VÕ KHÁNH MINH (Viện Nhà nước và pháp luật)