CÁCH THỨC VIẾT QUYẾT ĐỊNH GIÁM ĐỐC THẨM CỦA TÒA ÁN VIỆT NAM

Giám đốc thẩm là xét lại bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì phát hiện có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án. Hội đồng xét xử giám đốc thẩm ra quyết định nhân danh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Do đó, Quyết định giám đốc thẩm là văn bản tố tụng đặc biệt quan trọng, việc soạn thảo quyết định giám đốc thẩm đòi hỏi phải có kĩ năng chuyên sâu,nắm vững nội dung vụ án, am hiểu luật chuyên ngành, luật tố tụng.

1.Đặc điểm và thủ tục giám đốc thẩm của việc xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật theo pháp luật Việt Nam

Việc xét lại bản án, quyết định giải quyết vụ án dân sự đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục Giám đốc thẩm là một thủ tục đặc biệt được tiến hành trên cơ sở kháng nghị của những chủ thể có thẩm quyền khi có những căn cứ cụ thể được quy định tại Bộ luật Tố tụng dân sự, Bộ luật Tố tụng hình sự, Luật Tố tụng hành chính và các văn bản pháp luật có liên quan. Việc xem xét theo thủ tục này mang những đặc điểm sau đây:

Thứ nhất, không phải mọi bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật đều bị kháng nghị và xem xét lại theo thủ tục Giám đốc thẩm. Do vậy, về cơ bản, khác với cấp sơ thẩm và cấp phúc thẩm là hai cấp xét xử thì giám đốc thẩm không được coi là một cấp xét xử. Việc kháng nghịxét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật chỉ được tiến hành theo thủ tục Giám đốc thẩm khi phát hiện có sự sai lầm, vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án làm thay đổi căn bản nội dung của vụ án.

Thứ hai, việc xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm được tiến hành trên cơ sở kháng nghị của người có thẩm quyền khi phát hiện có sự sai lầm, vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án. Những vi phạm này cụ thể như sau: Một là, kết luận trong bản án, quyết định không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án; Hai là, có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng; Ba là, có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật (những vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong giải quyết vụ án dẫn sự dẫn đến sai lầm trong phán quyết của Tòa án nhân dân tại các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật đã “gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, xâm phạm đến lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba”).

Thứ ba, thời hạn kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm: Đối với vụ án, dân sự, kinh doanh thương mại, lao động thì người có thẩm quyền kháng nghị trong thời hạn 03 năm kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực. Trường hợp đương sự đã có đơn đề nghị giám đốc thẩm trong thời hạn 01 năm kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật nhưng đã hết thời hạn kháng nghị giám đốc thẩm là 03 năm mà vẫn tiếp tục có đơn đề nghị và phán quyết của Tòa án có vi phạm pháp luật dẫn tới hậu quả xâm phạm nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, của người thứ ba, xâm phạm lợi ích của cộng đồng, lợi ích của Nhà nước và phải kháng nghị để khắc phục sai lầm trong bản án, quyết định đã có hiệu lực thì thời hạn kháng nghị giám đốc thẩm có thể kéo dài thêm 02 năm kể từ ngày hết thời hạn kháng nghị.

Đối với các vụ án hành chính thời hạn kháng nghị giám đốc thẩm là 03 năm, kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật. Đối với các vụ án hình sự thì việc kháng nghị theo hướng không có lợi cho người kết án chỉ được tiến hành trong thời hạn 01 năm kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật. Việc kháng nghị theo hướng có lợi cho người bị kết án có thể được tiến hành bất cứ lúc nào, cả trong trường hợp người bị kết án đã chết mà cần minh oan cho họ.

Thứ tư, người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm: Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối caocó thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp cao; những bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án khác khi xét thấy cần thiết, trừ quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.

 Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án cấp tỉnh, Tòa án cấp huyện thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ. Đối với các vụ án hình sự thì Chánh án Tòa án quân sự trung ương, Viện trưởng Viện kiểm sát quan sự trung ương có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa quân sự cấp quân khu, Tòa án quân sự khi vực.

Quy định này bảo đảm phù hợp với quy định về tổ chức hệ thống Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh án Toà án, Viện trưởng Viện kiểm sát theo Luật Tổ chức Tòa án nhân dân và Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014, bảo đảm tính ổn định của bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật, các quan hệ, giao dịch đã được thiết lập trên cơ sở bản án, quyết định; Tăng cường trách nhiệm của người có thẩm quyền kháng nghị trong tổ chức giám đốc việc xét xử, kiểm sát bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và giải quyết đơn đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm.

Thứ năm,về thẩm quyền giám đốc thẩm: Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án cấp tỉnh, Tòa án cấp huyện trong phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ bị kháng nghị;Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp cao bị kháng nghị.Đồng thời, quy định tại Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, Luật Tố tụng hành chính 2015, Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 thì số lượng thành viên Hội đồng giám đốc thẩm không có tính cố định như trước đây nữa mà được điều chỉnh theo mức độ phức tạp của vụ việc hoặc mức độ thống nhất của Hội đồng giám đốc thẩm trước đó khi biểu quyết thông qua quyết định về việc giải quyết vụ án. Theo đó, việc giám đốc thẩm của Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao và Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao tùy theo trường hợp sẽ do một Hội đồng gồm 3 hay 5 Thẩm phán hoặc toàn thể Ủy ban Thẩm phán Tòa án cấp cao, Toàn thể Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thực hiện.

Thứ sáu,về thẩm quyền của Hội đồng xét xử giám đốc thẩm:

+ Thẩm quyền của Hội đồng xét xử giám đốc thẩm đối với các vụ án dân sự, kinh doanh thương mại, hôn nhân gia đình, lao động và các vụ án hành chính (được quy định tại Điều 343 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, Điều 225 Luật Tố tụng hành chính):

 Không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật;

 Hủy bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật và giữ nguyên bản án, quyết định đúng pháp luật của Tòa án cấp dưới đã bị hủy hoặc bị sửa;

 Hủy một phần hoặc toàn bộ bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật để xét xử lại theo thủ tục sơ thẩm hoặc xét xử lại theo thủ tục phúc thẩm;

Hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và đình chỉ giải quyết vụ án;

 Sửa một phần hoặc toàn bộ bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.

Hội đồng xét xử giám đốc thẩm phải giải quyết hậu quả của việc thi hành án trong trường hợp bản án, quyết định của Tòa án đã thi hành được một phần hoặc toàn bộ.Quy định này kịp thời khắc phục những sai sót trong xét xử, tránh tình trạng vụ án được xét xử lại nhưng kết quả giải quyết vẫn không chính xác; Bảo đảm cho việc giải quyết vụ án không bị kéo dài, gây tốn kém thời gian và chi phí cho các đương sự và Tòa án; bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự đã phải chịu hậu quả bất lợi của việc thi hành bản án, quyết định bị xét xử sai.

+ Thẩm quyền của Hội đồng xét xử giám đốc thẩm đối với các vụ án hình sự (được quy định tại Điều 388 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015):

Không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị;

 Hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và giữ nguyên bản án, quyết định đúng pháp luật của Tòa án cấp sơ thẩm hoặc Tòa án cấp phúc thẩm bị hủy, sửa không đúng pháp luật;

 Hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật để điều tra lại hoặc xét xử lại;

 Hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và đình chỉ vụ án;

 Sửa bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật;

 Đình chỉ xét xử giám đốc thẩm.

2.Nội dung của Quyết định giám đốc thẩm

Khi viết quyết định giám đốc thẩm các vụ án dân sự, hành chính, hình sự phải thực hiện theo quy định tại Điều 348 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015,Mẫu số 90-DS, Mẫu số 91(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP ngày  13/01/2017 của Hội đồng Thẩm phán về biểu mẫu tố tụng dân sự); Điều 277 Luật Tố tụng hành chính và Mẫu số 54-HC, Mẫu số 55-HC (Ban hành kèm theo Nghị quyết số 02/2017/NQ-HĐTP ngày 13/01/2017 của Hội đồng Thẩm phán về biểu mẫu tố tụng hành chính);Điều 394 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, Mẫu số 59 (Ban hành kèm theo Nghị quyết số 05/2017/NQ-HĐTP ngày 19/9/2017 về biểu mẫu trong giai đoạn xét xử vụ án hình sự, xét lại bản án và quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Bộ luật Tố tụng hình sự).

Quyết định giám đốc thẩm sẽ quyết định về số phận pháp lý của bản án, quyết định bị kháng nghị, quyền lợi của đương sự và là cơ sở pháp lý cho việc tiến hành xét xử lại vụ án theo thủ tục sơ thẩm, hay thủ tục phúc thẩm, cũng có thể chấm dứt việc giải quyết vụ án hay tổ chức thi hành án. Do vậy, pháp luật tố tụng Việt Nam quy định khá chi tiết về những nội dung cơ bản mà quyết định giám đốc thẩm phải thể hiện như: Ngày, tháng, năm và địa điểm mở phiên tòa giám đốc thẩm; Họ, tên các thành viên Hội đồng xét xử giám đốc thẩm. Trường hợp Hội đồng xét xử giám đốc thẩm là Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao hoặc Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thì ghi họ, tên, chức vụ của chủ tọa phiên tòa và số lượng thành viên tham gia xét xử;Họ, tên Thư ký Tòa án, Kiểm sát viên tham gia phiên tòa giám đốc thẩm; Tên vụ án mà Hội đồng đưa ra xét xử giám đốc thẩm;Tên, địa chỉ của các đương sự trong vụ án (tên địa chỉ của người bị kết án và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan theo quyết định giám đốc thẩm trong vụ án hình sự); Tóm tắt nội dung vụ án, quyết định của bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị; Quyết định kháng nghị, lý do kháng nghị. Ngoài ra, để bảo đảm tính hợp pháp và tính thuyết phục của quyết định giám đốc thẩm thì nội dung quyết định phải thể hiện được nhận định của Hội đồng xét xử giám đốc thẩm, trong đó phải phân tích quan điểm về việc giải quyết vụ án và những căn cứ để chấp nhận hoặc không chấp nhận kháng nghị; các điểm, khoản, điều của Bộ luật tố tụng, văn bản quy phạm pháp luật khác mà Hội đồng xét xử giám đốc thẩm căn cứ để ra quyết định cũng như quyết định của Hội đồng xét xử giám đốc thẩm về bản án, quyết định bị kháng nghị. Ngoài ra, đối với quyết định của Hội đồng xét xử giám đốc thẩm của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao cần có lập luận để làm rõ quy định của pháp luật còn có cách hiểu khác nhau; phân tích, giải thích các vấn đề, sự kiện pháp lý và chỉ ra nguyên nhân, đường lối xử lý, quy phạm pháp luật cần áp dụng (nếu có). Quy định này là tiền đề quan trọng để Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thực hiện nhiệm vụ của mình trong việc hướng dẫn Tòa án áp dụng thống nhất pháp luật, lựa chọn quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, tổng kết phát triển thành án lệ và công bố án lệ để Tòa án nghiên cứu, áp dụng trong xét xử.

3. Kĩ năng soạn thảo Quyết định giám đốc thẩm

3.1. Về hình thức

Quyết định giám đốc thẩm là một văn bản tố tụng nên về thể thức, bố cục,  các nội dung cần thể hiện và kỹ thuật trình bày quyết định giám đốc thẩm phải thực hiện theo các biểu mẫu Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao và Nghị quyết số 351/2017/UBTVQH14 ngày 14/3/2017 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản quy phạm pháp luật củaQuốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước khi ban hành các văn bản tố tụng của Tòa án và Công văn số 155/TANDTC-PC ngày 28/7/2017 của Tòa án nhân dân tối cao.

Các thông tin thể hiện trong quyết định giám đốc thẩm phải bảo đảm tính chính xác; các lập luận, kết luận và các quyết định của Hội đồng giám đốc thẩm về các vấn đề cần giải quyết trong vụ án phải cụ thể, chặt chẽ, logic có đầy đủ cơ sở thực tiễn và pháp luật, nhằm bảo đảm tính thuyết phục và khả thi.

Quyết định giám đốc thẩm phải được soạn thảo theo văn phong hành chính pháp lý có đặc tính trang trọng, nghiêm túc, khách quan, dễ hiểu và ngắn gọn bằng cách sử dụng từ ngữ và câu văn đúng chính tả và ngữ pháp/cú pháp tiếng Việt, kết hợp với việc sử dụng chính xác các thuật ngữ và từ ngữ pháp lý được thể hiện trong các văn bản pháp luật.

Ở Phần đầu của quyết định giám đốc thẩm: Các thông tin tên họ của đương sự, địa chỉ thường trú, tạm trú rõ ràng, ghi chính xác số bản án quyết định bị kháng nghị, quan hệ pháp luật cần giải quyết được ghi theo các bản án, quyết định mà Tòa án đã giải quyết. Ghi họ, tên các thành viên Hội đồng xét xử giám đốc thẩm. Trường hợp Hội đồng xét xử giám đốc thẩm toàn thể Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thì ghi họ tên, chức danh của Chủ tọa phiên tòa và số lượng thành viên tham gia xét xử. Ghi họ tên của Thư ký phiên tòa và ghi rõ là Thư ký Tòa án hoặc Thẩm tra viên của Tòa án.

Đối với phần cuối của Quyết định giám đốc thẩm “Nơi nhận” và phần “TM. HỘI ĐỒNG XÉT XỬ” cần tuân thủ theo đúng các biểu mẫu của Tòa án nhân dân tối cao đã hướng dẫn: Trường hợp Chánh án chủ tọa phiên tòa giám đốc thẩm thì ghi “CHÁNH ÁN”, nếu Phó Chánh án được Chánh án ủy nhiệm chủ tọa phiên tòa thì ghi “PHÓ CHÁNH ÁN – CHỦ TỌA PHIÊN TÒA”; nếu Thẩm phán chủ tọa thì ghi “THẨM PHÁN – CHỦ TỌA PHIÊN TÒA”.

3.2. Về cách viết phần nội dung, phần nhận định và phần quyết định của Quyết định giám đốc thẩm

Ngoài phần mở đầu, Quyết định giám đốc thẩm có ba phần chính gồm: phần nội dung, phần nhận định và phần quyết định.

3.2.1. Về phần nội dung

– Đối với các vụ án dân sự, lao động, hôn nhân gia đình, kinh doanh thương mại

Phần nội dung ghi tóm tắt nội dung vụ án, quyết định của bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị, quyết định kháng nghị, lý do kháng nghị.

Yêu cầu của việc tóm tắt nội dung vụ án phải ngắn gọn, rõ ràng đầy đủ các yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, yêu cầu phản tố của bị đơn, yêu cầu của người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan (nếu có). Mặc dù không chép toàn bộ lời khai của đương sự, không mô tả diễn biến sự việc như lời trình bày của các đương sự nhưng phải tóm được đầy đủ các yêu cầu của đương sự. Trường hợp có lời khai lời trình bày mâu thuẫn và có sự thay đổi rút hoặc bổ sung yêu cầu khởi kiện thì phải trình bày rõ ràng và ghi rõ được thể hiện tại văn bản ngày tháng năm nào hoặc trích bút lục, không được ghi thừa hoặc ghi thiếu yêu cầu của đương sự. Đối với các ý kiến trình bày của bị đơn và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đã thống nhất với trình bày của nguyên đơn thì không viết lặp lại, chỉ nêu các tình tiết, sự kiện mà bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có ý kiến phản đối, những tài liệu chứng cứ mà bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan xuất trình.

VD: Theo đơn khởi kiện và quá trình giải quyết vụ án, nguyên đơn là Công ty Dehaco trình bày:  Công ty Dehaco và Công ty TNHH Sơn Anh ký hợp đồng mua bán hàng hóa với tổng giá trị hợp đồng là 37.345.117.716 đồng. Trong quá trình thực hiện, hai bên xác nhận công nợ theo đó Công ty Sơn Anh còn nợ công ty Dehaco 1.954.198.349 đồng. Mặc dù, Công ty Dehaco đã nhiều lần yêu cầu Công ty Sơn Anh thanh toán nợ nhưng Công ty Sơn Anh vẫn không thanh toán, gây thiệt hại cho Công ty Dehaco nên Công ty Dehaco đề nghị Tòa án buộc Công ty Sơn Anh phải thanh toán số nợ gốc là 1.954.198.349 đồng, lãi là 875.763.309 đồng, tổng là 2.829.961.658 đồng.

Bị đơn là Công ty Sơn Anh xác nhận số tiền hàng chưa thanh toán cho Công ty Dehaco là 1.954.198.349 đồng. Công ty Sơn Anh có yêu cầu phản tố đề nghị Toà án buộc Công ty Dehaco đối trừ nghĩa vụ cho Công ty Sơn Anh 1.270.087.587 đồng là số tiền Công ty Sơn Anh mua hàng của Công ty Dehaco từ năm 2005 nhưng chưa nhận hàng; đối trừ 135.577.744 đồng tiền thưởng trên doanh số bán hàng mà Công ty Dehaco phải trả cho Công ty Sơn Anh bán hàng hoá tháng đầu tiên cho Công ty Dehaco; bù trừ hàng tồn kho gồm lò vi sóng trị giá 2.500.000 đồng, tủ đông 330H trị giá 4.000.000 đồng, 01 máy giặt trị giá 2.540.000 đồng và buộc Công ty Dehaco phải bồi thường 143.789.140 đồng là số tiền Cơ quan thuế phạt Công ty Sơn Anh do mất hoá đơn thuế VAT. Sau khi đối trừ các nghĩa vụ nêu trên Công ty Sơn Anh đồng ý thanh toán số tiền còn lại cho Công ty Dehaco là 379.356.848 đồng.

Bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật thể hiện đấy đủ toàn bộ nội dung và nhận định của Tòa án xét xử. Tuy nhiên, do phần nội dung vụ án đã được trình bày đầy đủ nên không nhắc lại nhận định của Tòa án đã xét xử mà chỉ cần nêu đầy đủ phần quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm được tuyên tại bản án sơ thẩm, quyết định sơ thẩm (trường hợp phần quyết định của bản án sơ thẩm dài thì có thể tóm tắt nhưng phải nêu đủ, chính xác phán quyết của Tòa án cấp sơ thẩm). Ngày, tháng, năm đương sự kháng cáo bản án sơ thẩm (ghi rõ nội dung kháng cáo một phần hay kháng cáo toàn bộ, lý do của việc kháng cáo). Trường hợp vụ án được xét xử bằng một bản án, quyết định phúc thẩm thì phải ghi đầy đủ, chính xác các quyết định được nêu tại bản án, quyết định phúc thẩm.

Sau khi bản án, quyết định có hiệu lực đương sự gửi đơn đề nghị giám đốc thẩm thì phải nêu rõ họ tên đương sự, ngày tháng năm đương sự gửi đơn đề nghị giám đốc thẩm đến người có thẩm quyền kháng nghị giám đốc thẩm. Trường hợp Tòa án, Viện kiểm sát hoặc cơ quan tổ chức, cán nhân khác phát hiện có vi phạm pháp luật trong bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực có công văn kiến nghị thì nêu rõ số văn bản và ngày tháng năm mà Tòa án, Viện kiểm sát hoặc cơ quan tổ chức, cá nhân khác đã thông báo cho người có thẩm quyền kháng nghị.

Nêu quyết định kháng nghị của người có thẩm quyền (số, ngày, tháng, năm) kháng nghị bản án, quyết định có hiệu lực của Tòa án đã xét xử, đề nghị Hội đồng xét xử giám đốc thẩm hủy toàn bộ (hoặc hủy một phần) bản án, quyết định có hiệu lực và giao hồ sơ vụ án cho Tòa án có thẩm quyền giải quyết theo trình tự sơ thẩm hay phúc thẩm lại theo quy định của pháp luật hay đình chỉ giải quyết vụ án.

Về quan điểm của đại diện Viện kiểm sát tham gia phiên tòa đề nghị Hội đồng xét xử giám đốc thẩm có chấp nhận hay không chấp nhận kháng nghị của người có thẩm quyền kháng nghị giám đốc thẩm phải thể hiện rõ.

  • Đối với các vụ án hành chính

Cũng giống như các vụ án dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh thương mại nêu trên khi viết phần nội dung quyết định giám đốc thẩm các vụ án hành chính thì cần phải tóm tắt đầy đủ, rõ nội dung yêu cầu khởi kiện theo thứ tự logic về thời gian. Trường hợp có yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì phải nêu đầy đủ yêu cầu của họ. Nếu đương sự khởi kiện đối với quyết định hành chính thì phải nêu rõ nội dung quyết định hành chính, ngày tháng năm đương sự nhận được quyết định hành chính (nếu có), ngày đương sự khiếu nại quyết định hành chính, ngày tháng năm đương sự khởi kiện quyết định hành chính. Ý kiến của người bị kiện có thống nhất hay không thống nhất với yêu cầu của người khởi kiện …Nếu đương sự khởi kiện hành vi hành chính thì phải nêu thời gian và lý do cơ quan hành chính Nhà nước, người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính Nhà nước có hành vi hành chính, hành vi đó chưa thực hiện hay đang thực hiện. Ngày tháng năm đương sự biết được hành vi hành chính và họ có khiếu nại hay không. Ý kiến của người bị kiện đối với yêu cầu của người khởi kiện.

Nêu nội dung quyết định của các bản án có hiệu lực, người có đơn đề nghị giám đốc thẩm, quyết định kháng nghị của người có thẩm quyền kháng nghị bản án có hiệu lực pháp luật, hủy bản án sơ thẩm hay phúc thẩm và quan điểm của Viện kiểm sát tham gia phiên tòa đề nghị Hội đồng giám đốc thẩm có chấp nhận kháng nghị hay không chấp nhận.

  • Đối với các vụ án hình sự

Tóm tắt mô tả hành vi của bị cáo (có thể theo bản cáo trạng) thể hiện đầy đủ thời gian, không gian, địa điểm thực hiện tội phạm, diễn biến hành vi thực hiện tội phạm, động cơ mục đích thủ đoạn của người phạm tội và hậu quả của người phạm tội và hậu quả của tội phạm… thể hiện qua các lời khai, tài liệu chứng cứ về biên bản phạm tội quả tang, biên bản hỏi cung, khám nghiệm hiện trường… Cần ghi rõ trong quá trình điều tra và tại phiên tòa sơ thẩm, phiên tòa phúc thẩm bị cáo có có nhận tội hay không? Những người tham gia tố tụng có ý kiến như thế nào về hành vi phạm tội của bị cáo… xử lý vật chứng và bồi thường thiệt hại của bị cáo…

Cũng như cách viết quyết định giám đốc thẩm của các vụ án nêu trên phần nội dung vụ án phải nêu tóm tắt nội dung quyết định của các bản án có hiệu lực, người có đơn đề nghị giám đốc thẩm, quyết định kháng nghị của người có thẩm quyền kháng nghị bản án có hiệu lực pháp luật, hủy bản án sơ thẩm hay phúc thẩm và quan điểm của viện kiểm sát tham gia phiên tòa đề nghị Hội đồng giám đốc thẩm có chấp nhận kháng nghị hay không chấp nhận.

3.2.2. Phần nhận định của quyết định giám đốc thẩm

Đây là phần quan trọng trong quyết định giám đốc thẩm đòi hỏi không chỉ nắm vứng về tố tụng mà còn nắm rất vững luật nội dung, luật chuyên ngành. Phần nhận định phải thống nhất với phần quyết định, có tính logic và chặt chẽ với nhau.

Theo quy định tại Điều 342 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 và Điều 271 Luật Tố tụng Hành chính 2015 thì Hội đồng xét xử giám đốc thẩm chỉ xem xét lại phần quyết định của bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị hoặc có liên quan đến việc xem xét nội dung kháng nghị. Do đó, phần nhận định của Hội đồng xét xử giám đốc thẩm phải phân tích những căn cứ để chấp nhận hoặc không chấp nhận kháng nghị. Trên cơ sở các chứng cứ có trong hồ sơ vụ án và kết quả thu thập được khi thụ lý hồ sơ giám đốc thẩm quyết định giám đốc thẩm phải phân tích từng căn cứ của quyết định kháng nghị. Chỉ rõ và đánh giá nhận định của các bản án sơ thẩm, bản án phúc thẩm và quyết định có hiệu lực pháp luật sai, đúng ở điểm nào.

Trường hợp bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật đã thu thập chứng cứ đầy đủ và đánh giá đúng pháp luật, quyết định của bản án và quyết định bị kháng nghị phù hợp với thực tế khách quan, Hội đồng xét xử giám đốc thẩm không chấp nhận kháng nghị, giữ nguyên bản án, quyết định có hiệu lực bị kháng nghị thì phần nhận định phải phân tích làm rõ Tòa án ban hành bản án và quyết định có hiệu lực đó đã thu thập và đánh giá chứng cứ đầy đủ, khách quan, quyết định của bản án và quyết định bị kháng nghị phù hợp với thực tế khách quan của vụ án, những lý lẽ của kháng nghị là không có căn cứ.

VD: Ngày 19-7-2015, Lê Văn Khánh đi cùng Phan Văn Đạt, Phạm Hồng Tuấn, Lê Quang Linh đến quán bi-a “Anh Nhung” xem Trần Văn Giáp (là người cùng xã) chơi bi a cùng với Võ Văn Tý. Tuy bị cáo Lê Văn Khánh không có sự bàn bạc, kích động, xúi giục trong việc lấy tiền của người bị hại Võ Văn Tý nhưng bị cáo có mặt từ đầu và khi được Tuấn gọi vào lấy tiền (vì lúc này Tuấn và Đạt đang bận khống chế anh Tý), Khánh biết rõ nguồn gốc số tiền trên là của anh Tý, nhưng Khánh đến bàn bi-a lấy tiền, đếm tiền, thông báo số tiền 2.800.000 đồng với Tuấn và cất số tiền này vào túi quần, sau đó đi ra đứng ở cửa quán bi a tiếp tục chứng kiến Tuấn và Đạt đe dọa cưỡng ép anh Tý để lấy thêm tiền. Điều này góp phần củng cố thêm tinh thần cho Tuấn, Đạt, tạo điều kiện để Tuấn và Đạt tiếp tục chiếm đoạt của anh Tý thêm số tiền 1.200.000 đồng. Hành vi của Khánh đã đồng phạm với Đạt và Tuấn với vai trò là người giúp sức. Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm đã kết án bị cáo Lê Văn Khánh phạm tội “Cướp tài sản” là có căn cứ, đúng người, đúng tội. Vì vậy, không cần thiết phải hủy một phần bản án sơ thẩm và một phần bản án phúc thẩm về phần quyết định tội danh và hình phạt đối với bị cáo Khánh để điều tra lại như kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Hà Nội.

Trường hợp chấp nhận kháng nghị thì phải phân tích rõ lý do hủy án là do vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự; có sai lầm trong việc áp dụng pháp luật, kết luận trong bản án, quyết định của Tòa án không phù hợp với tình tiết khách quan của vụ án. Phần nhận định cần nêu và phân tích rõ hủy một phần hay hủy toàn bộ bản án, quyết định bị kháng nghị.

Trường hợp Hội đồng xét xử giám đốc thẩm ra quyết địnhhủy bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị và giữ nguyên bản án, quyết định của Tòa án cấp dưới xét xử đúng pháp luật nhưng đã bị bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị hủy bỏ hoặc sửa đổi một phần hay toàn bộ.  Nếu bản án, quyết định của Tòa án đã thi hành án được một phần hoặc toàn bộ thì phần nhận định phải nêu rõ vụ án đó đã thi hành đến đâu và Hội đồng xét xử giám đốc thẩm phải giải quyết hậu quả của việc  thi hành án.

Trường hợp Hội đồng xét xử giám đốc thẩm sửa một phần hoặc toàn bộ quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật thì phải phân tích rõ lý do sửa bản án sơ thẩm và phải giải quyết hậu quả của việc thi hành án (nếu có).

Trường hợp hủy bản án, quyết định có hiệu lực và đình chỉ giải quyết vụ án thì phần nhận định phải chỉ ra căn cứ của Bộ luật Tố tụng nhưng Tòa án cấp dưới đã không áp dụng những căn cứ đó.

Trường hợp còn có những cách hiểu khác nhau về quy phạm pháp luật hoặc quan hệ tranh chấp thì phải phân tích và lập luận để làm rõ quy định của pháp luật, giải thích các vấn đề, sự kiện pháp lý và chỉ ra nguyên nhân, đường lối xử lý, quy phạm pháp luật cần áp dụng (nếu có).

Trong phần nhận định, các đoạn văn được đánh số thứ tự trong dấu [ ] tức là căn cứ, điểm luận cứ nhận định của Hội đồng xét xử giám đốc thẩm.

VD:  Cụ Nguyễn Văn Đường (chết ngày 21/12/1998) và cụ Nguyễn Thị Thảo (chết ngày 23/11/1998) sinh được hai người con là bà Nguyễn Thị Thông và Nguyễn Thị Mật. Di sản của hai cụ để lại gồm 04 gian nhà cấp 4 (năm 1998 sửa thành 02 gian nhà) trên diện tích 465m2 đất ở và 295m2 đất ao. Theo trình bày của ông Quyền và bà Mật thì năm 1996, cụ Đường bảo ông Quyền viết giấy để cụ giao tài sản cho ông Quyền và bà Mật. Ông Quyền viết bản di chúc ngày 01/4/1996, cụ Đường đã ký tên trong bản di chúc còn cụ Nguyễn Văn Yết (em của cụ Đường) ký là người làm chứng. Bản di chúc lập ngày 01/4/1996 đã được Uỷ ban nhân dân xã Ninh Thành xác nhận vào ngày 20/5/1996. Bà Thông cho rằng cụ Thảo và cụ Đường chết không để lại di chúc, có chú thím trong họ làm chứng, cho nên bà Mật và ông Quyền đã giả mạo giấy tờ di chúc của cụ Đường nhằm chiếm đoạt di sản của bố mẹ. Tại đơn khiếu nại bản án phúc thẩm bà Thông trình bày: Nếu chữ ký của cụ Đường trong bản di chúc lập ngày 01/4/1996 là đúng như bản kết luận giám định số 1364/C2 ngày 17/6/2009 của Viện khoa học hình sự- Bộ công an thì cụ Đường ký trong tình trạng không minh mẫn, tỉnh táo.

[1] Xét nhà và đất các bên đang tranh chấp là di sản của cụ Thảo và cụ Đường để lại. Cụ Thảo chết năm 1993 nên tại thời điểm mở thừa kế năm 1993 cụ Thảo có ½ khối tài sản. Ngày 20/01/1995, cụ Đường có lập “Giấy phân chia đất canh tác, trồng trọt cho các con” với nội dung chia đôi khối tài sản cho bà Thông và bà Mật mỗi người một nửa. “Giấy phân chia đất canh tác, trồng trọt cho các con” có chữ ký của cụ Đường và bà Thông, bà Mật. Tại phiên toà cấp phúc thẩm bà Thông có nộp tài liệu này để yêu cầu giám định chữ ký của cụ Đường nhưng toà án cấp phúc thẩm đã không làm rõ yêu cầu khởi kiện của bà Thông cũng như hỏi bà Mật về chữ ký trong “Giấy phân chia đất canh tác, trồng trọt cho các con” có phải là chữ ký của bà Mật hay không? Để từ đó xác định sau khi cụ Thảo chết (năm 1993) thì các đồng thừa kế đã thoả thuận chia tài sản chung. Tại đơn khởi kiện bà Thông có yêu cầu chia tài sản của bố, mẹ để lại nhưng toà án cấp sơ thẩm và cấp phúc thẩm xác định bà Thông chỉ khởi kiện chia thừa kế mà không yêu cầu chia tài sản chung là không đúng.

[2] Tại bản kết luận giám định số 1364/C2 (P6) ngày 17/6/2009 của Viện khoa học hình sự- Bộ công an có nội dung: Chữ ký “Đường” và chữ viết Nguyễn Văn Đường trong các tài liệu bà Thông cung cấp do cùng một người ký và viết ra. Như vậy, bản di chúc lập ngày 01/4/1996 do cụ Đường ký thể hiện ý chí của cụ đúng với quy định tại khoản 1 Điều 655 Bộ luật Dân sự năm 1995. Tuy nhiên về nội dung di chúc, cụ Đường định đoạt cả phần di sản của cụ Thảo cho nên bản di chúc chỉ có hiệu lực đối với phần di sản của cụ Đường còn phần di sản của cụ Thảo đã được các đồng thừa kế thoả thuận chia tài sản chung. Do đó, việc cụ Đường lập di chúc đã thay đổi ý chí định đoạt ½ phần tài sản của cụ trong “Giấy phân chia đất canh tác, trồng trọt cho các con” cho nên chỉ có phần di sản của cụ Thảo là tài sản chung. Toà án cấp sơ thẩm và cấp phúc thẩm công nhận toàn bộ nội dung di chúc và bác yêu cầu khởi kiện của bà Thông là không đúng.

Đối với các vụ án hình sự thì Hội đồng xét xử giám đốc thẩm phải xem xét toàn bộ vụ án mà không chỉ hạn chế trong nội dung của kháng nghị nhưng đối với các vụ án dân sự, kinh doanh thương mại, hôn nhân gia đình Hội đồng xét xử giám đốc thẩm chỉ xem xét cả phần không kháng nghị nếu có liên quan nên phần nhận định phải lập luận trong quyết định giám đốc thẩm về phần liên quan này.

3.2.3. Phần quyết định

Cần ghi rõ điểm, khoản của Bộ luật Tố tụng dân sự, Bộ Luật Tố tụng hình sự, Luật Tố tụng hành chính và văn bản quy phạm pháp luật khác mà Hội đồng xét xử giám đốc thẩm căn cứ để ra quyết định. Đối với các vụ án dân sự, kinh doanh thương mại, lao động hôn nhân gia đình thì tùy từng trường hợp mà Hội đồng xét xử giám đốc thẩm quyết định theo quy định từ Điều 343 đến Điều 347 của Bộ luật Tố tụng dân sự, vụ án hành chính áp dụng từ Điều 273 đến 276 Luật Tố tụng hành chính, các vụ án hình sự căn cứ Điều 388 đến Điều 393 Bộ luật Tố tụng hình sự để làm căn cứ.

Phần quyết định của Quyết định giám đốc thẩm là phần quan trọng nhất, quyết định giám đốc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày Hội đồng xét xử giám đốc thẩm ra quyết định nên cần phải ghi đầy đủ và chính xác, viện dẫn điều luật phải rõ ràng, có mối quan hệ nhân quả với phần nhận định. Nêu rõ phán quyết của Hội đồng xét xử (và quyết định rõ về hậu quả của việc thi hành án nếu có)

VD 1:Chấp nhận kháng nghị của Chánh án TAND cấp cao tại Hà Nội kháng nghị Quyết định công nhận sự thoả thuận của các đương sự số 17/2014/QĐST-DS ngày 12/5/2014 của Tòa án nhân dân huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội, thì viết như sau:

QUYẾT ĐỊNH:

Căn cứ vào điểm a khoản 1 Điều 337, khoản 3 Điều 343, khoản 1, khoản 2 Điều 345 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015;

[1]. Huỷ toàn bộ Quyết định công nhận sự thoả thuận của các đương sự số 17/2014/QĐST-DS ngày 12/5/2014 của Tòa án nhân dân huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội về vụ án “Tranh chấp hợp đồng tín dụng” giữa nguyên đơn là Ngân hàng thương mại cổ phần Kĩ thương Việt Nam với bị đơn là ông Lê Công Hùng và bà Nguyễn Thị Giang; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là chị Lê Thị Hằng, anh Lê Công Tuấn, cụ Lê Công Thận, cụ Nguyễn Thị Cặn.

[2]. Giao hồ sơ vụ án cho Toà án nhân dân huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội giải quyết theo thủ tục sơ thẩm lại theo quy định của pháp luật.

VD2: Không chấp nhận kháng nghị của Viện trưởng VKSND cấp cao tại Hà Nôi; thì viết như sau:

QUYẾT ĐỊNH:

Căn cứ vào điểm a khoản 1 Điều 337, khoản 1 Điều 343, Điều 344 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015;

[1]. Không chấp nhận kháng nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Hà Nội.

[2]. Giữ nguyên Bản án dân sự phúc thẩm số 13/2015/DS-PT ngày 14/5/2015 của Toà án nhân dân tỉnh Sơn La và Bản án dân sự sơ thẩm số 02/2014/DS-ST ngày 18/11/2014 của Tòa án nhân dân huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La về vụ án “Tranh chấp quyền sử dụng đất” giữa nguyên đơn là ông Vì Văn Phương với bị đơn là ông Lê Văn Tịnh và bà Lưu Thị Muộn; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là Ban quản lý bản Mơ Tươi.

VD3: Chấp nhận kháng nghị của Chánh án TAND cấp cao tại Hà Nội, hủy bản án phúc thẩm, giữ nguyên bản án sơ thẩm và xử lý hậu quả của việc thi hành án đối với bản án phúc thẩm bị hủy, thì viết như sau:

Căn cứ vào điểm a khoản 1 Điều 337, khoản 2 Điều 343, Điều 344 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015; khoản 4, khoản 5 Điều 27 Pháp lệnh án phí, lệ phí Toà án năm 2009;

[1]. Hủy Bản án kinh doanh thương mại phúc thẩm số 05/2014/KDTM-PT ngày 20/3/2014 của Tòa án nhân dân tỉnh Thanh Hóa.

[2]. Giữ nguyên Bản án kinh doanh thương mại sơ thẩm số 09/2013/KDTM-ST ngày 12/7/2013 của Toà án nhân dân thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa.

Về án phí: Công ty TNHH Dehaco phải chịu án phí đối với phần yêu cầu phản tố của bị đơn được Toà án chấp nhận và khoản tiền lãi không được chấp nhận với số tiền án phí giá ngạch là 21.801.000 đồng nhưng được trừ số tiền đã thi hành 77.604.037 đồng, Công ty Dehaco được nhận lại số tiền án phí đã nộp là 55.803.037 đồng.

Công ty TNHH Sơn Anh phải chịu án phí giá ngạch đối với yêu cầu của nguyên đơn được Toà án chấp nhận và án phí đối với yêu cầu phản tố không được Toà án chấp nhận đối với số tiền án phí giá ngạch là 108.076.000 đồng nhưng được trừ số tiền án phí đã thi hành 27.990.391 đồng, Công ty TNHH Sơn Anh còn phải nộp 80.085.609 đồng.

Quyết định giám đốc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày Hội đồng giám đốc thẩm ra quyết định.

Như vậy; mỗi quyết định giám đốc thẩm, chính xác, chặt chẽ, đúng pháp luật phụ thuộc vào việc Hội đồng xét xử giám đốc thẩm nắm rõ pháp luật nội dung và luật tố tụng, các căn cứ pháp luật viện dẫn phải chính xác và đánh giá toàn diện hồ sơ vụ án, cách viết rõ ràng, dễ hiểu, đúng thể thức.

Bài viết trên cơ sở đúc rút kinh nghiệm thực tiễn trong việc dự thảo các quyết định giám đốc thẩm của Tòa án nhân dân tối cao và Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội có tham khảo các bài viết về kĩ năng viết bản án của các Lãnh đạo, Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao. Chúng tôi rất mong muốn nhận được sự góp ý của các đồng nghiệp.

 Mẫu số 90-DS (Ban hành kèm theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP ngày 13 tháng 01 năm 2017 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao) 

TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO

–––––––––––––––

Quyết định giám đốc thẩm

Số: …./……./………(1)

Ngày … -… – ….. (2)

V/v tranh chấp…………(3)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

–––––––––––––––––––––––––––––––––––

 

NHÂN DANH NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

 

HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO

 Thành phần Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao gồm có:(4)

Thư ký phiên tòa: Ông (Bà) ……………………… (5) Tòa án nhân dân tối cao.

Đại diện Viện kiểm sát nhân dân tối cao tham gia phiên tòa:

Ông (Bà) …… ……… – Kiểm sát viên.

Ngày … tháng … năm …… (6), tại trụ sở Tòa án nhân dân tối cao mở phiên tòa giám đốc thẩm xét xử vụ án ……….“Tranh chấp………………(7)giữa các đương sự:

Nguyên đơn:(8)…………………………………………………………………………………

Người đại diện hợp pháp của nguyên đơn:(9)……………………………………………

Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn:(10)………………………

  1. Bị đơn:(11)……………………………………………………………………………………….

Người đại diện hợp pháp của bị đơn:(12)………………………………………………….

Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn:(13)……………………………..

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan (có yêu cầu độc lập, tham gia tố tụng với bên nguyên đơn hoặc tham gia tố tụng với bên bị đơn):(14)……………………………….

Người đại diện hợp pháp của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:(15)……………

Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:(16)…………………………………………………………………………………………………………

Người tham gia tố tụng khác (nếu có)………………………………………………………

 

NỘI DUNG VỤ ÁN(17):

…………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN(18):

[1]………………………………………………………………………………………………

[2]………………………………………………………………………………………………

[3]………………………………………………………………………………………………

Vì các lẽ trên,

QUYẾT ĐỊNH:

Căn cứ vào ……(19)……………………………………………………………………………….

(20):…………………………………………………………………………………………………….

Nơi nhận:

– Ghi theo quy định tại Điều 350 BLTTDS;

– Lưu: VT (VP, ….), hồ sơ vụ án.

TM. HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN

CHỦ TỌA PHIÊN TÒA(21)

(Ký tên, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

 

 

 

 

 

­­­           Hướng dẫn sử dụng mẫu số90-DS:

(1) Ô thứ nhất ghi số quyết định, ô thứ hai ghi năm ra quyết định, ô thứ ba ghi ký hiệu loại quyết định (ví dụ: Nếu là quyết định giải quyết tranh chấp về dân sự năm 2017 có số 100 thì ghi: “Số:100/2017/DS-GĐT”; nếu là quyết định giải quyết tranh chấp về hôn nhân và gia đình năm 2017 có số 108 thì ghi: “Số:108/2017/HNGĐ-GĐT”; nếu là quyết định giải quyết tranh chấp về kinh doanh, thương mại năm 2017 có số 110 thì ghi: “Số:110/2017/KDTM-GĐT”; nếu là quyết định giải quyết tranh chấp về lao động năm 2017 có số 115 thì ghi: “Số:115/2017/LĐ-GĐT”).

(2) Ghi ngày, tháng, năm ra quyết định giám đốc thẩm.

(3) (7) Ghi quan hệ tranh chấp mà Tòa án giải quyết.

(4) Ghi họ, tên các thành viên Hội đồng xét xử giám đốc thẩm. Trường hợp Hội đồng xét xử giám đốc thẩm toàn thể Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thì ghi họ tên, chức danh của Chủ tọa phiên tòa và số lượng thành viên tham gia xét xử.

(5) Ghi họ tên của Thư ký phiên tòa và ghi rõ là Thư ký Tòa án hoặc Thẩm tra viêncủa Tòa án.

(6) Trường hợp vụ án được xét xử và kết thúc trong một ngày thì bỏ hai chữ “Trong các” (ví dụ: Ngày 15 tháng 7 năm 2017). Trường hợp vụ án được xét xử trong hai ngày thì ghi “Trong các ngày” (ví dụ: Trong các ngày 02, 03 tháng 3 năm 2017); nếu từ ba ngày trở lên mà liền nhau thì ghi: “Từ ngày đến ngày” (ví dụ: Từ ngày 06 đến ngày 10 tháng 3 năm 2017); nếu từ ba ngày trở lên mà không liền nhau thì ghi trong các ngày (ví dụ: Trong các ngày 07, 08 và ngày 15 tháng 3 năm 2017); nếu khác tháng mà liền nhau thì ghi từ ngày… tháng… đến ngày… tháng… (ví dụ: Từ ngày 31 tháng 05 đến ngày 02 tháng 6 năm 2017); nếu không liền nhau thì ghi các ngày của từng tháng (Ví dụ: Trong các ngày 30, 31 tháng 3 và các ngày 04, 05 tháng 4 năm 2017).

(8) Nguyên đơn là cá nhân thì ghi họ tên, địa chỉ cư trú (nếu là người chưa thành niên thì sau họ tên ghi ngày, tháng, năm sinh và họ tên người đại diện hợp pháp của người chưa thành niên). Nguyên đơn là cơ quan, tổ chức thì ghi tên cơ quan, tổ chức và địa chỉ của cơ quan, tổ chức đó.

(9) Chỉ ghi khi có người đại diện hợp pháp của nguyên đơn và ghi họ tên, địa chỉ cư trú; ghi rõ là người đại diện theo pháp luật hay là người đại diện theo uỷ quyền của nguyên đơn; nếu là người đại diện theo pháp luật thì cần ghi chú trong ngoặc đơn quan hệ giữa người đó với nguyên đơn; nếu là người đại diện theo uỷ quyền thì cần ghi chú trong ngoặc đơn: “văn bản uỷ quyền ngày… tháng… năm…”.

Ví dụ 1: Ông Nguyễn Văn A trú tại… là người đại diện theo pháp luật của nguyên đơn (Giám đốc Công ty TNHH Thắng Lợi).

Ví dụ 2: Bà Lê Thị B trú tại… là người đại diện theo uỷ quyền của nguyên đơn (Văn bản uỷ quyền ngày… tháng… năm…).

(10) Chỉ ghi khi có người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn. Ghi họ tên, địa chỉ cư trú (nếu là Luật sư thì ghi là Luật sư của Văn phòng luật sư nào và thuộc Đoàn luật sư nào); nếu có nhiều nguyên đơn thì ghi cụ thể bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho nguyên đơn nào.

(11) và (14) Ghi tương tự như hướng dẫn tại điểm (8).

(12) và (15) Ghi tương tự như hướng dẫn tại điểm (9).

(13) và (16) Ghi tương tự như hướng dẫn tại điểm (10).

(17) Trong phần này ghi tóm tắt nội dung vụ án, quyết định của bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị, quyết định kháng nghị, lý do kháng nghị.

       (18) Ghi nhận định của Hội đồng xét xử giám đốc thẩm, trong đó phải phân tích quan điểm về việc giải quyết vụ án và những căn cứ để chấp nhận hoặc không chấp nhận kháng nghị; cần có lập luận để làm rõ quy định của pháp luật còn có cách hiểu khác nhau: phân tích, giải thích các vấn đề, sự kiện pháp lý và chỉ ra nguyên nhân, đường lối xử lý, quy phạm pháp luật cần áp dụng (nếu có).

Trong phần này, các đoạn văn được đánh số thứ tự trong dấu [ ].

(19) Tùy từng trường hợp mà ghi rõ điểm, khoản của Bộ luật tố tụng dân sự, văn bản quy phạm pháp luật khác mà Hội đồng xét xử giám đốc thẩm căn cứ để ra quyết định.

       (20) Tùy từng trường hợp mà Hội đồng xét xử giám đốc thẩm quyết định theo quy định từ Điều 343 đến Điều 347 của Bộ luật tố tụng dân sự.

       (21) Chánh án chủ tọa phiên tòa giám đốc thẩm thì ghi “CHÁNH ÁN”, nếu Phó Chánh án được Chánh án ủy nhiệm chủ tọa phiên tòa thì ghi “PHÓ CHÁNH ÁN – CHỦ TỌA PHIÊN TÒA”; nếu Thẩm phán chủ tọa thì ghi “THẨM PHÁN – CHỦ TỌA PHIÊN TÒA”.

 Mẫu số 91-DS (Ban hành kèm theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP ngày 13 tháng 01 năm 2017 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao)

 

TÒA ÁN NHÂN DÂN CẤP CAO

TẠI………………………………(1)

–––––––––––––––

Quyết định giám đốc thẩm

Số: …./……./………(2)

Ngày … -… – ….. (3)

V/v tranh chấp…………(4)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

––––––––––––––––––––––––––––––––––––

 

NHÂN DANH NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

 ỦY BAN THẨM PHÁN TÒA ÁN NHÂN DÂN CẤP CAO TẠI……………(5)

Thành phần Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao gồm có(6)

Thư ký phiên tòa: Ông (Bà) …………………………………………………………(7)

Đại diện Viện kiểm sát nhân dân cấp caotại…………………………………. tham gia phiên tòa: Ông (Bà) ………………………………………… – Kiểm sát viên.

Ngày … tháng … năm …… (8), tại trụ sở Tòa án nhân dân cấp cao mở phiên tòa giám đốc thẩm xét xử vụ án ……….“Tranh chấp………………. (9)”giữa các đương sự:

Nguyên đơn:(10)……………………………………………………………………………………

Người đại diện hợp pháp của nguyên đơn:(11)…………………………………………..

Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn:(12)………………………

Bị đơn:(13)……………………………………………………………………………………….

Người đại diện hợp pháp của bị đơn:(14)………………………………………………….

Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn:(15)……………………………..

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan (có yêu cầu độc lập, tham gia tố tụng với bên nguyên đơn hoặc tham gia tố tụng với bên bị đơn):(16)……………………………….

Người đại diện hợp pháp của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:(17)……………

Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:(18)…………………………………………………………………………………………………………

Người tham gia tố tụng khác (nếu có)………………………………………………………

 NỘI DUNG VỤ ÁN(19):

…………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………

 NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN(20):

[1]………………………………………………………………………………………………

[2]………………………………………………………………………………………………

[3]………………………………………………………………………………………………

Vì các lẽ trên,

QUYẾT ĐỊNH:

Căn cứ vào .(21)……………………………………………………………………………………

(22):…………………………………………………………………………………………………….

Nơi nhận:

– Ghi theo quy định tại Điều 350 BLTTDS;

– Lưu: VT (VP, ….), hồ sơ vụ án.

 

TM. ỦY BAN THẨM PHÁN

CHỦ TỌA PHIÊN TÒA(23)

(Ký tên, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

 

 

 

 

Hướng dẫn sử dụng mẫu số91-DS:

(1) (5) Ghi tên Tòa án nhân dân cấp cao nào (ví dụ: Tòa án nhân dân cấp cao tại thành phố Hồ Chí Minh).

(2) Ô thứ nhất ghi số quyết định, ô thứ hai ghi năm ra quyết định, ô thứ ba ghi ký hiệu loại quyết định (ví dụ: Nếu là quyết định giải quyết tranh chấp về dân sự năm 2017 có số 100 thì ghi: “Số:100/2017/DS-GĐT”; nếu là quyết định giải quyết tranh chấp về hôn nhân và gia đình năm 2017 có số 108 thì ghi: “Số:108/2017/HNGĐ-GĐT”; nếu là quyết định giải quyết tranh chấp về kinh doanh, thương mại năm 2017 có số 110 thì ghi: “Số:110/2017/KDTM-GĐT”; nếu là quyết định giải quyết tranh chấp về lao động năm 2017 có số 115 thì ghi: “Số:115/2017/LĐ-GĐT”).

(3) Ghi ngày, tháng, năm ra quyết định giám đốc thẩm.

(4) (9) Ghi quan hệ tranh chấp mà Tòa án giải quyết.

(6) Ghi họ, tên các thành viên Hội đồng xét xử giám đốc thẩm. Trường hợp Hội đồng xét xử giám đốc thẩm toàn thể Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao thì ghi họ tên, chức danh của Chủ tọa phiên tòa và số lượng thành viên tham gia xét xử.

(7) Ghi họ tên của Thư ký phiên tòa và ghi rõ là Thư ký Tòa án hoặc Thẩm tra viêncủa Tòa án.

(8) Trường hợp vụ án được xét xử và kết thúc trong một ngày thì bỏ hai chữ “Trong các” (ví dụ: Ngày 15 tháng 7 năm 2017). Trường hợp vụ án được xét xử trong hai ngày thì ghi “Trong các ngày” (ví dụ: Trong các ngày 02, 03 tháng 3 năm 2017); nếu từ ba ngày trở lên mà liền nhau thì ghi: “Từ ngày đến ngày” (ví dụ: Từ ngày 06 đến ngày 10 tháng 3 năm 2017); nếu từ ba ngày trở lên mà không liền nhau thì ghi trong các ngày (ví dụ: Trong các ngày 07, 08 và ngày 15 tháng 3 năm 2017); nếu khác tháng mà liền nhau thì ghi từ ngày… tháng… đến ngày… tháng… (ví dụ: Từ ngày 31 tháng 05 đến ngày 02 tháng 6 năm 2017); nếu không liền nhau thì ghi các ngày của từng tháng (Ví dụ: Trong các ngày 30, 31 tháng 3 và các ngày 04, 05 tháng 4 năm 2017).

(10) Nguyên đơn là cá nhân thì ghi họ tên, địa chỉ cư trú (nếu là người chưa thành niên thì sau họ tên ghi ngày, tháng, năm sinh và họ tên người đại diện hợp pháp của người chưa thành niên). Nguyên đơn là cơ quan, tổ chức thì ghi tên cơ quan, tổ chức và địa chỉ của cơ quan, tổ chức đó.

(11) Chỉ ghi khi có người đại diện hợp pháp của nguyên đơn và ghi họ tên, địa chỉ cư trú; ghi rõ là người đại diện theo pháp luật hay là người đại diện theo uỷ quyền của nguyên đơn; nếu là người đại diện theo pháp luật thì cần ghi chú trong ngoặc đơn quan hệ giữa người đó với nguyên đơn; nếu là người đại diện theo uỷ quyền thì cần ghi chú trong ngoặc đơn: “văn bản uỷ quyền ngày… tháng… năm…”.

Ví dụ 1: Ông Nguyễn Văn A trú tại… là người đại diện theo pháp luật của nguyên đơn (Giám đốc Công ty TNHH Thắng Lợi).

Ví dụ 2: Bà Lê Thị B trú tại… là người đại diện theo uỷ quyền của nguyên đơn (Văn bản uỷ quyền ngày… tháng… năm…).

(12) Chỉ ghi khi có người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn. Ghi họ tên, địa chỉ cư trú (nếu là Luật sư thì ghi là Luật sư của Văn phòng luật sư nào và thuộc Đoàn luật sư nào); nếu có nhiều nguyên đơn thì ghi cụ thể bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho nguyên đơn nào.

(13) và (16) Ghi tương tự như hướng dẫn tại điểm (10).

(14) và (17) Ghi tương tự như hướng dẫn tại điểm (11).

(15) và (18) Ghi tương tự như hướng dẫn tại điểm (12).

(19) Trong phần này ghi tóm tắt nội dung vụ án, quyết định của bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị, quyết định kháng nghị, lý do kháng nghị.

       (20) Ghi nhận định của Hội đồng xét xử giám đốc thẩm, trong đó phải phân tích quan điểm về việc giải quyết vụ án và những căn cứ để chấp nhận hoặc không chấp nhận kháng nghị; cần có lập luận để làm rõ quy định của pháp luật còn có cách hiểu khác nhau: phân tích, giải thích các vấn đề, sự kiện pháp lý và chỉ ra nguyên nhân, đường lối xử lý, quy phạm pháp luật cần áp dụng (nếu có).

Trong phần này, các đoạn văn được đánh số thứ tự trong dấu [ ].

(21) Tùy từng trường hợp mà ghi rõ điểm, khoản của Bộ luật tố tụng dân sự, văn bản quy phạm pháp luật khác mà Hội đồng xét xử giám đốc thẩm căn cứ để ra quyết định.

       (22) Tùy từng trường hợp mà Hội đồng xét xử giám đốc thẩm quyết định theo quy định từ Điều 343 đến Điều 347 của Bộ luật tố tụng dân sự.

(23) Chánh án chủ tọa phiên tòa giám đốc thẩm thì ghi “CHÁNH ÁN”, nếu Phó Chánh án được Chánh án ủy nhiệm chủ tọa phiên tòa thì ghi “PHÓ CHÁNH ÁN – CHỦ TỌA PHIÊN TÒA”; nếu Thẩm phán chủ tọa thì ghi “THẨM PHÁN – CHỦ TỌA PHIÊN TÒA”

Mẫu số 54-HC (Ban hành kèm theo Nghị quyết số 02/2017/NQ-HĐTP ngày 13 tháng 01 năm 2017 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao) 

TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO

 

Quyết định giám đốc thẩm

Số(1) ……../……./HC-GĐT

Ngày(2) ……..-……..-…………

V/v khiếu kiện (3)……………..

  CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – hạnh phúc

NHÂN DANH NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO

– Thành phần Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao gồm có(4):

– Thư ký phiên tòa:Ông (Bà): (5)…………………………………… Tòa án nhân dân tối cao

– Đại diện Viện kiểm sát nhân dân tối cao– Ông (Bà)……………………………………. Kiểm sát viên tham gia phiên tòa.

    Trong các ngày……. tháng….. năm……..(6) tại………………………………..
xét xử giám đốc thẩm xét xử vụ ánhành chính về (7) ……………………. giữa các đương sự:

  1. Người khởi kiện: (8) …………………………………………………………………

    Người đại diện hợp pháp của người khởi kiện: (9) ………………………………..

    Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khởi kiện: (10)………….

Người bị kiện:(11)……………………………………………………………………..

    Người đại diện hợp pháp của người bị kiện:(12)……………………………………

    Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị kiện: (13)……….

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:(14)…………………………………….

  Người đại diện hợp pháp của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:(15)……………………………………………………………………………………………………

          Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:(16)…………………………………………………………………………………………

Người tham gia tố tụng khác (nếu có)……………………………………………….

 

NỘI DUNG VỤ ÁN:(17)

    ………………………………………………………………………………………………………

    ………………………………………………………………………………………………………

    ………………………………………………………………………………………………………

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN: (18)

[1]……………………………………………………………………………………………………..

[2] ………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………

Vì các lẽ trên,

QUYẾT ĐỊNH:

Căn cứ vào ………… (19)

 (20)………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………….

 

Nơi nhận:

–   Ghi theo quy định tại Điều 279 của Luật tố tụng hành chính;

–  Lưu hồ sơ vụ án.

  TM. HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN

CHỦ TỌA PHIÊN TÒA(21)

(Ký tên, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

Hướng dẫn sử dụng mẫu số 54-HC:

(1) Ô thứ nhất ghi số, ô thứ hai ghi năm ra quyết định (ví dụ: Số 10/2017/HC-GĐT).

(2) Ghi ngày, tháng, năm ra quyết định giám đốc thẩm.

(3) (7) Ghi trích yếu vụán(ví dụ: “Về khiếu kiện quyết định thu hồi đất”).

(4) Ghi họ, tên các thành viên Hội đồng xét xử giám đốc thẩm. Trường hợp Hội đồng xét xử giám đốc thẩm là toàn thể Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thì ghi họ tên, chức danh của Chủ tọa phiên tòa và số lượng thành viên tham gia xét xử.

(5) Ghi họ tên của Thư ký phiên tòa và ghi rõ là Thư ký Tòa án hoặc Thẩm tra viên.

(6) Trường hợp vụ án được xét xử và kết thúc trong một ngày thì bỏ hai chữ “Trong các” (ví dụ: Ngày 15 tháng 7 năm 2017). Trường hợp vụ án được xét xử trong hai ngày thì ghi “Trong các ngày” (ví dụ: Trong các ngày 02, 03tháng 3 năm 2017); nếu từ ba ngày trở lên mà liền nhau thì ghi: “Từ ngày đến ngày” (ví dụ: Từ ngày 06 đến ngày 10 tháng 3 năm 2017); nếu từ ba ngày trở lên mà không liền nhau thì ghi trong các ngày (ví dụ: Trong các ngày 07, 08 và ngày 15 tháng 3 năm 2017); nếu khác tháng mà liền nhau thì ghi từ ngày… tháng… đến ngày… tháng… (ví dụ: Từ ngày 31 tháng 05 đến ngày 02 tháng 6 năm 2017); nếu không liền nhau thì ghi các ngày của từng tháng (Ví dụ: Trong các ngày 30, 31 tháng 3 và các ngày 04, 05 tháng 4 năm 2017).

(8) Người khởi kiện là cá nhân thì ghi họ tên, địa chỉ cư trú. Nếu người khởi kiện là người chưa thành niên thì sau họ tên cần ghi thêm ngày, tháng, năm sinh. Trường hợp người khởi kiện là cơ quan, tổ chức thì ghi tên cơ quan, tổ chức và địa chỉ của cơ quan, tổ chức đó.

(9) Chỉ ghi khi có người đại diện hợp pháp của người khởi kiện và ghi họ tên, địa chỉ cư trú; ghi rõ là người đại diện theo pháp luật hay là người đại diện theo ủy quyền của người khởi kiện; nếu là người đại diện theo pháp luật thì cần ghi chú trong ngoặc đơn quan hệ giữa người đó với người khởi kiện; nếu là người đại diện theo ủy quyền thì cần ghi chú trong ngoặc đơn: “được uỷ quyền theo văn bản ủy quyền ngày… tháng… năm…”. Trường hợp người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức thì ghi họ tên, chức vụ của người đó.

(10) Chỉ ghi khi có người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khởi kiện. Ghi họ tên, địa chỉ cư trú (nếu là Luật sư thì ghi là Luật sư thuộc Đoàn luật sư nào); nếu có nhiều người khởi kiện thì ghi cụ thể bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người khởi kiện nào.

(11) Nếu người bị kiện là người có thẩm quyền thì ghi chức danh của người bị kiện (ví dụ: Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh A); nếu là cơ quan, tổ chức, thì ghi tên, địa chỉ trụ sở của cơ quan, tổ chức đó.

(12) và (15) Ghi tương tự như hướng dẫn tại điểm (9).

(13) và (16) Ghi tương tự như hướng dẫn tại điểm (10).

(14) Ghi tương tự như hướng dẫn tại điểm (8).

(17) Trong phần này ghi tóm tắt nội dung vụ án, quyết định của bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị, quyết định kháng nghị, lý do kháng nghị.

       (18) Ghi nhận định của Hội đồng xét xử giám đốc thẩm, trong đó phải phân tích quan điểm về việc giải quyết vụ án và những căn cứ để chấp nhận hoặc không chấp nhận kháng nghị; cần có lập luận để làm rõ quy định của pháp luật còn có cách hiểu khác nhau: phân tích, giải thích các vấn đề, sự kiện pháp lý và chỉ ra nguyên nhân, đường lối xử lý, quy phạm pháp luật cần áp dụng (nếu có).

Trong phần này, các đoạn văn được đánh số thứ tự trong dấu [ ].

(19) Tùy từng trường hợp mà ghi rõ điểm, khoản của Luật tố tụng hành chính, văn bản quy phạm pháp luật khác mà Hội đồng xét xử giám đốc thẩm căn cứ để ra quyết định.

       (20) Tùy từng trường hợp mà Hội đồng xét xử giám đốc thẩm quyết định theo quy định từ Điều 272 đến Điều 276 của Luật tố tụng hành chính.

       (21) Chánh án chủ tọa phiên tòa giám đốc thẩm thì ghi “CHÁNH ÁN”, nếu Phó Chánh án được Chánh án ủy nhiệm chủ tọa phiên tòa thì ghi “PHÓ CHÁNH ÁN – CHỦ TỌA PHIÊN TÒA”; nếu Thẩm phán chủ tọa thì ghi “THẨM PHÁN – CHỦ TỌA PHIÊN TÒA”.

 Mẫu số 55-HC (Ban hành kèm theo Nghị quyết số 02/2017/NQ-HĐTP ngày 13 tháng 01 năm 2017 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao)

TÒA ÁN NHÂN DÂN CẤP

CAO TẠI…… (1)

 

Quyết định giám đốc thẩm

Số: ……./……. (2)/HC-GĐT

Ngày ……..-……..-…………..(3)

V/v khiếu kiện (4)……………..

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – hạnh phúc

NHÂN DANH NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

ỦY BAN THẨM PHÁN TÒA ÁN NHÂN DÂN CẤP CAO TẠI……………(5)

Thành phần Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao gồm có(6)

Thư ký phiên tòa: Ông (Bà) …………………………………………………………(7)

Đại diện Viện kiểm sát nhân dân cấp caotại………………………………….tham gia phiên tòa: Ông (Bà) ………………………………………… – Kiểm sát viên.

    Trong các ngày……. tháng….. năm……..(8) tại………………………………..
xét xử giám đốc thẩm vụ án hành chính về…….  (9) giữa các đương sự:

Người khởi kiện: (10) ……………………………………………………………

    Người đại diện hợp pháp của người khởi kiện: (11) ……………………………..

    Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khởi kiện: (12)………….

Người bị kiện:(13)……………………………………………………………………..

    Người đại diện hợp pháp của người bị kiện:(14)……………………………………

    Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị kiện: (15)……….

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:(16)…………………………………….

  Người đại diện hợp pháp của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:(17)……………………………………………………………………………………………………

          Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:(18)…………………………………………………………………………………………

Người tham gia tố tụng khác (nếu có)…………………………………………………

NỘI DUNG VỤ ÁN:(19)

    ………………………………………………………………………………………………………

    ………………………………………………………………………………………………………

    ………………………………………………………………………………………………………

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN:(20)

[1]……………………………………………………………………………………………………..

[2] ………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………

Vì các lẽ trên,

 QUYẾT ĐỊNH:

Căn cứ vào ………… (21)…………………………………………………………………..

(22)………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………….

 

Nơi nhận:

–   Ghi theo quy định tại Điều 279 của Luật tố tụng hành chính;

–  Lưu hồ sơ vụ án.

  TM. HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN

CHỦ TỌA PHIÊN TÒA(23)

(Ký tên, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

 

Hướng dẫn sử dụng mẫu số 55-HC:

(1) (5) Ghi rõ Tòa án nhân dân cấp cao nào (ví dụ: Tòa án nhân dân cấp cao tại thành phố Hồ Chí Minh).

(2) Ô thứ nhất ghi số bản án, ô thứ hai ghi năm ra quyết định (ví dụ: Số 10/2017/HC-GĐT).

(3) Ghi ngày, tháng, năm ra quyết định giám đốc thẩm.

(4) (9) Ghi trích yếu vụán(ví dụ: “Về khiếu kiện quyết định thu hồi đất”).

(6) Ghi họ, tên các thành viên Hội đồng xét xử giám đốc thẩm. Trường hợp Hội đồng xét xử giám đốc thẩm là toàn thể Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao thì ghi họ tên, chức danh của Chủ tọa phiên tòa và số lượng thành viên tham gia xét xử.

(7) Ghi họ tên của Thư ký phiên tòa và ghi rõ là Thư ký Tòa án hoặc Thẩm tra viêncủa Tòa án.

(8) Trường hợp vụ án được xét xử và kết thúc trong một ngày thì bỏ hai chữ “Trong các” (ví dụ: Ngày 15 tháng 7 năm 2017). Trường hợp vụ án được xét xử trong hai ngày thì ghi “Trong các ngày” (ví dụ: Trong các ngày 02, 03tháng 3 năm 2017); nếu từ ba ngày trở lên mà liền nhau thì ghi: “Từ ngày đến ngày” (ví dụ: Từ ngày 06 đến ngày 10 tháng 3 năm 2017); nếu từ ba ngày trở lên mà không liền nhau thì ghi trong các ngày (ví dụ: Trong các ngày 07, 08 và ngày 15 tháng 3 năm 2017); nếu khác tháng mà liền nhau thì ghi từ ngày… tháng… đến ngày… tháng… (ví dụ: Từ ngày 31 tháng 05 đến ngày 02 tháng 6 năm 2017); nếu không liền nhau thì ghi các ngày của từng tháng (Ví dụ: Trong các ngày 30, 31 tháng 3 và các ngày 04, 05 tháng 4 năm 2017).

(10) Người khởi kiện là cá nhân thì ghi họ tên, địa chỉ cư trú. Nếu người khởi kiện là người chưa thành niên thì sau họ tên cần ghi thêm ngày, tháng, năm sinh. Trường hợp người khởi kiện là cơ quan, tổ chức thì ghi tên cơ quan, tổ chức và địa chỉ của cơ quan, tổ chức đó.

(11) Chỉ ghi khi có người đại diện hợp pháp của người khởi kiện và ghi họ tên, địa chỉ cư trú; ghi rõ là người đại diện theo pháp luật hay là người đại diện theo ủy quyền của người khởi kiện; nếu là người đại diện theo pháp luật thì cần ghi chú trong ngoặc đơn quan hệ giữa người đó với người khởi kiện; nếu là người đại diện theo ủy quyền thì cần ghi chú trong ngoặc đơn: “được uỷ quyền theo văn bản ủy quyền ngày… tháng… năm…”. Trường hợp người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức thì ghi họ tên, chức vụ của người đó.

(12) Chỉ ghi khi có người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khởi kiện. Ghi họ tên, địa chỉ cư trú (nếu là Luật sư thì ghi là Luật sư thuộc Đoàn luật sư nào); nếu có nhiều người khởi kiện thì ghi cụ thể bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người khởi kiện nào.

 (13) Nếu người bị kiện là người có thẩm quyền thì ghi chức danh của người bị kiện (ví dụ: Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh A); nếu là cơ quan, tổ chức, thì ghi tên, địa chỉ trụ sở của cơ quan, tổ chức đó.

(14) và (17) Ghi tương tự như hướng dẫn tại điểm (11).

(15) và (18) Ghi tương tự như hướng dẫn tại điểm (12).

(16) Ghi tương tự như hướng dẫn tại điểm (10).

(19) Trong phần này ghi tóm tắt nội dung vụ án, quyết định của bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị, quyết định kháng nghị, lý do kháng nghị.

       (20) Ghi nhận định của Hội đồng xét xử giám đốc thẩm, trong đó phải phân tích quan điểm về việc giải quyết vụ án và những căn cứ để chấp nhận hoặc không chấp nhận kháng nghị; cần có lập luận để làm rõ quy định của pháp luật còn có cách hiểu khác nhau: phân tích, giải thích các vấn đề, sự kiện pháp lý và chỉ ra nguyên nhân, đường lối xử lý, quy phạm pháp luật cần áp dụng (nếu có).

Trong phần này, các đoạn văn được đánh số thứ tự trong dấu [ ].

(21) Tùy từng trường hợp mà ghi rõ điểm, khoản của Luật tố tụng hành chính, văn bản quy phạm pháp luật khác mà Hội đồng xét xử giám đốc thẩm căn cứ để ra quyết định.

       (22) Tùy từng trường hợp mà Hội đồng xét xử giám đốc thẩm quyết định theo quy định từ Điều 272 đến Điều 276 của Luật tố tụng hành chính.

       (23) Chánh án chủ tọa phiên tòa giám đốc thẩm thì ghi “CHÁNH ÁN”, nếu Phó Chánh án được Chánh án ủy nhiệm chủ tọa phiên tòa thì ghi “PHÓ CHÁNH ÁN – CHỦ TỌA PHIÊN TÒA”; nếu Thẩm phán chủ tọa thì ghi “THẨM PHÁN – CHỦ TỌA PHIÊN TÒA”.

Mẫu số 59-HS(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 05/2017/NQ-HĐTP ngày 19 tháng 9 năm 2017 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao)

–––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––

TÒA ÁN………………………………..(1)

–––––––––––––––

Quyết định số:…./….(2)/HS-GĐT

Ngày…tháng…năm….

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

–––––––––––––––––––––––––––––––

NHÂN DANH NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

(3)……………………………………………….

 

– Thành phần(4)………………………………….gồm có:(5)

Thẩm phán – Chủ tọa phiên tòa: Ông (Bà) ………………………………………

Các thành viên Hội đồng giám đốc thẩm: Ông (Bà)………………………….

– Thư ký phiên tòa: Ông (Bà)(6)………………………………………………………

– Đại diện Viện kiểm sát(7)………………………………….. tham gia phiên tòa: Ông (Bà)……………………………………………………………………….-Kiểm sát viên.

Ngày…..tháng…..năm……, tại trụ sở Tòa án(8)……………………………… mở phiên tòa giám đốc thẩm xét xử vụ án hình sự đối với:

(9)…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………;

(10)……………………………………………………………………………………….. .

……………………………………………………………………………………………………………

NỘI DUNG VỤ ÁN:(11)

…………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………

 NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN:(12)

[1]…………………………………………………………………………..…………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………….

[2]…………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………

Vì các lẽ trên,

QUYẾT ĐỊNH:

Căn cứ vào…………….(13)

(14)…………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………

Nơi nhận:

– Ghi theo quy định tại Điều 395 của Bộ luật Tố tụng hình sự;

– Lưu hồ sơ vụ án.

 (15)…………………………

 

 

 

 

Hướng dẫn sử dụng mẫu số 59-HS:

(1) ghi tên Tòa án ra quyết định kháng nghị; nếu là Tòa án nhân dân cấp cao thì ghi tên Tòa án nhân dâncấp cao nào (ví dụ: Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh).

(2) ô thứ nhất ghi số, ô thứ hai ghi năm ra quyết định (ví dụ: 01/2017/HS-GĐT).

(3) nếu là Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thì ghi “HỘI ĐỒNGTHẨM PHÁN TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO”; nếu là Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao thì ghi “ỦY BAN THẨM PHÁN TÒA ÁN NHÂN DÂN CẤP CAO TẠIHÀ NỘI(ĐÀ NẴNG/THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH); nếu là Ủy ban Thẩm phán Tòa ánquân sự    Trung ương thì ghi “ỦY BAN THẨM PHÁN TÒA ÁN QUÂN SỰ TRUNG ƯƠNG”.

(4) nếu là Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thì ghi “Hội đồng         Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao”; nếu là Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao thì ghi “Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao”; nếu là Ủy ban Thẩm phán Tòa án quân sự Trung ương thì ghi “Ủy ban Thẩm phán Tòa án quân sự Trung ương”.

(5) ghi đầy đủ họ tên của các Thẩm phán; nếu là Tòa án quân sự thì không ghi Ông (Bà) mà ghi cấp bậc quân hàm.

(6) ghi đầy đủ họ tên và chức danh Thư ký phiên tòa.

(7) ghi tên Viện kiểm sát, họ tênKiểm sát viênthực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử tại phiên tòa; nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án quân sự thì ghi Ông (Bà) mà ghi cấp bậc quân hàm.

(8) ghi tên Tòa án nơi diễn ra phiên tòa giám đốc thẩm.

(9) ghi họ tên và lý lịch của người bị kết án bị kháng nghị (nếu người bị kết án là cá nhân thì ghi họ tên của cá nhân đó, nếu là pháp nhân thương mại thì ghi tên pháp nhân thương mại đó và tên người đại diện theo pháp luật).

(10) ghi đầy đủ họ tên, địa chỉ của bị hại và các đương sự, người liên quan khác.

(11) tùy theo nội dung của kháng nghị (kháng nghị toàn bộ hay một phần bản án (quyết định) mà nêu tóm tắt nội dung vụ án, vụ việc liên quan đến kháng nghị; các quyết định của các cơ quan có thẩm quyền trong quá trình giải quyết vụ án, vụ việc liên quan đến kháng nghị; tóm tắt nội dung Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm; ý kiến của đại diện Viện kiểm sát đối với kháng nghị tại phiên tòa giám đốc thẩm.

(12) ghi nhận định của Tòa án, trong đó phải phân tích những căn cứ để chấp nhận hoặc không chấp nhận kháng nghị. Trong mỗi nội dung cần viện dẫn điểm, khoản, điều của Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự và các văn bản pháp luật khác mà Tòa án căn cứ để chấp nhận hoặc không chấp nhận kháng nghị.Trong phần này, các đoạn văn được đánh số thứ tự trong dấu [ ].

(13) ghi Điều 382 vàtùy thuộc vào quyết định của Hội đồng giám đốc thẩm (không chấp nhận, chấp nhận kháng nghị hủy bản án (quyết định) để điều tra lại, xét xử sơ thẩm, xét xử phúc thẩm lại, đình chỉ vụ án hay sửa bản án (quyết định) đã có hiệu lực pháp luật) mà viện dẫn các khoản từ khoản 1 đến khoản 5 Điều 388 và các điều từ  Điều 389 đến Điều 393 Bộ luật Tố tụng hình sự để ra quyết định; tùy thuộc vào nhận định và quyết định của        Hội đồng giám đốc thẩm mà viện dẫn điều luật tương ứng của Bộ luật Hình sự để ra     quyết định.

(14) tùy từng trường hợp mà Hội đồng giám đốc thẩm quyết định theo quy định từ Điều 389 đến Điều 392 của Bộ luật Tố tụng hình sự.

(15) ghi đầy đủ họ tên của Chánh án Tòa án ra Quyết định giám đốc thẩm:

“TM. HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN (ỦY BAN THẨM PHÁN) CHÁNH ÁN – CHỦ TỌA PHIÊN TÒA”

            trường hợp Chánh án ủy quyền cho Phó Chánh án chủ tọa phiên tòa thì ghi như sau:

“TM. HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN (ỦY BAN THẨM PHÁN)

CHÁNH ÁN

PHÓ CHÁNH ÁN – CHỦ TỌA PHIÊN TÒA”

            trường hợp Thẩm phán chủ tọa phiên tòa thì ghi như sau:

“TM. HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN (ỦY BAN THẨM PHÁN)

THẨM PHÁN – CHỦ TỌA PHIÊN TÒA”

TS. ĐẶNG THỊ THƠM - Phó Trưởng phòng Giám đốc, kiểm tra dân sự và kinh doanh thương mại TAND cấp cao tại Hà Nội