Đỗ xe gây tai nạn là phạm tội cản trở giao thông đường bộ
Sau khi nghiên cứu bài viết “Lái xe phạm tội gì?” của tác giả Nguyễn Hữu Đăng Thanh đăng trên Tạp chí Tòa án điện tử ngày 30 tháng 12 năm 2018, tôi cho rằng Đinh Hữu Công không phạm tội “Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ” mà phạm tội “Cản trở giao thông đường bộ” theo điểm b khoản 1 Điều 203 BLHS năm 1999.
Điều 202 BLHS năm 1999 quy định “Người nào điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe, tài sản cả người khác. . .”. Như vậy, điều luật đã quy định rất rõ hành vi cấu thành tội này là phải điều khiển phương tiện giao thông đường bộ.
Trở lại với nội dung bài viết “Khi đến Km 1425+100 quốc lộ 1A thuộc thôn Tân Khê, xã Ninh Lộc, thị xã Ninh Hòa thấy biển báo “cấm dừng xe và đỗ xe” nhưng Công vẫn cho xe dừng lại đỗ xe sau biển báo vì cho rằng gần trạm thu phí có nhiều đèn điện nên tránh được việc mất trộm tài sản”. Ở đây, chúng ta đều xác định được rằng Đinh Hữu Công đang thực hiện hành vi “đỗ xe”. Tại khoản 2 Điều 18 Luật Giao thông đường bộ năm quy định: “Đỗ xe là trạng thái đứng yên của phương tiện giao thông không giới hạn thời gian”. Tức là tại thời điểm đó Đinh Hữu Công không còn điều khiển xe nữa, do vậy, hành vi của Đinh Hữu Công không có dấu hiệu phạm tội “Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ” theo quy định tại Điều 202 BLHS. Vì Công đang “đỗ xe”, nên xe ô tô tại thời điểm xảy ra tai nạn phải xác định là chướng ngại vật đặt ở trên đường gây cản trở đến giao thông đường bộ.
Trong trường hợp này Đinh Hữu Công đã vi phạm quy định “cấm dừng và đỗ xe” được quy định tại điểm e khoản 3 Điều 5 Mục 1 Chương II Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, quy định như sau: “e) Đỗ xe không sát theo lề đường, hè phố phía bên phải theo chiều đi hoặc bánh xe gần nhất cách lề đường, hè phố quá 0,25 m; đỗ xe trên đường xe điện, đường dành riêng cho xe buýt; đỗ xe trên miệng cống thoát nước, miệng hầm của đường điện thoại, điện cao thế, chỗ dành riêng cho xe chữa cháy lấy nước; đỗ, để xe ở hè phố trái quy định của pháp luật; đỗ xe nơi có biển “Cấm đỗ xe” hoặc biển “Cấm dừng xe và đỗ xe”. . .”
Mặt khác, theo quy định tại điểm d khoản 3 Điều 18 Luật giao thông đường bộ quy định: “Người điều khiển phương tiện khi dừng xe, đỗ xe trên đường bộ phải thực hiện quy định sau đây: d) Sau khi đỗ xe, chỉ được rời khỏi xe khi đã thực hiện các biện pháp an toàn; nếu xe đỗ chiếm một phần đường xe chạy phải đặt ngay biển báo hiệu nguy hiểm ở phía trước và phía sau xe để người điều khiển phương tiện khác biết.”
Như vậy, Công chưa thực hiện việc “đặt ngay biển báo hiệu nguy hiểm ở phía trước và phía sau xe để người điều khiển phương tiện khác biết” đã vi phạm điểm d khoản 3 Điều 18 Luật Giao thông đường bộ. Do đó hành vi của C phạm tội “Cản trở giao thông đường bộ” quy định tại điểm b khoản 1 Điều 203 BLHS.
Bài đọc nhiều nhất tuần
-
Điểm mới của Luật Đất đai năm 2024 về hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất
-
Hệ thống Tòa án nhân dân “đoàn kết, trách nhiệm, kỷ cương, liêm chính, đổi mới, vượt khó, hiệu quả”, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2025
-
Thừa Thiên Huế: Bắt nhóm đối tượng “lừa vàng” chuyên nghiệp
-
Hội thảo khoa học "200 ngày tập kết ra Bắc tại Cà Mau - tầm nhìn chiến lược và giá trị lịch sử"
-
Khai mạc Festival “Về miền ví, giặm – Kết nối tinh hoa di sản”
2 Bình luận
Trần Phú
12:00 22/12.2024Trả lời
1 phản hồi
Lê Ly
12:00 22/12.2024Trả lời