Lan tỏa thông điệp Giữ gìn mái ấm gia đình
Trong 02 ngày (từ ngày 26- 27/6/2023), tại Trung tâm Văn hóa Quảng Nam, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Nam tổ chức Hội thi tìm hiểu kiến thức pháp luật về gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình tỉnh Quảng Nam năm 2023.
Trong 02 ngày (từ ngày 26- 27/6/2023), tại Trung tâm Văn hóa Quảng Nam, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Nam tổ chức Hội thi tìm hiểu kiến thức pháp luật về gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình tỉnh Quảng Nam năm 2023.
Theo ông Tào Viết Hải, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Nam, gia đình là nơi hình thành, giáo dục nhân cách, đạo đức của mỗi con người. Trải qua suốt chiều dài lịch sử dân tộc, lớp lớp các thế hệ gia đình Việt Nam không ngừng bồi đắp, tô thắm thêm những chuẩn mực, giá trị truyền thống tốt đẹp, góp phần xây dựng, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Những giá trị truyền thống yêu nước, yêu quê hương, thủy chung, hiếu nghĩa, hiếu học, cần cù và sáng tạo trong lao động, bất khuất, kiên cường vượt qua mọi khó khăn, thử thách đã được các thế hệ gia đình khẳng định và gìn giữ. Để tiếp tục phát huy truyền thống văn hóa gia đình trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập và phát triển hiện nay; xây dựng gia đình luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, tạo ra bộ mặt văn hóa của mỗi thành viên, mỗi gia đình, làng xã. Gia đình Việt Nam luôn có vị trí, vai trò to lớn, là nhân tố quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Các tình huống gia đình được trình diễn sinh động tại Hội thi.
Theo thống kê, đến cuối năm 2022, toàn tỉnh Quảng Nam có khoảng 378.000 hộ gia đình đạt chuẩn văn hoá, tỷ lệ 90,7%; 1.240 bản hương ước, quy ước được công nhận và có hiệu lực ở cộng đồng dân cư (tỷ lệ 100%). Thông qua các tiêu chí, tiêu chuẩn gia đình văn hóa, thôn, tổ dân phố văn hóa và các nguyên tắc xây dựng hương ước, quy ước ở cộng đồng dân cư, các giá trị văn hóa, các chuẩn mực truyền thống gia đình, tinh thần cố kết, tính tự quản cộng đồng tiếp tục được đề cao, gìn giữ và phát huy; các thiết chế văn hóa - thể thao được quan tâm đầu tư theo hướng đẩy mạnh nguồn lực xã hội hóa; phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, xây dựng xã hội học tập nhận được sự đồng thuận và hưởng ứng tích cực của đông đảo Nhân dân. Nhiều nơi gắn các tiêu chuẩn gia đình văn hóa, thôn văn hóa với các tiêu chuẩn khu dân cư đảm bảo an ninh trật tự, khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu. Ở khu vực đô thị, xây dựng khối phố văn hóa gắn với tuyến phố văn minh, trật tự công cộng, vệ sinh môi trường, mỹ quan đô thị. Việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội chuyển biến tích cực. Nhiều lễ hội truyền thống trên địa bàn tỉnh được quản lý, duy trì tổ chức nề nếp, lành mạnh, an toàn, kế thừa nét đẹp văn hóa truyền thống dân tộc, đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của đông đảo quần chúng Nhân dân.
Tham gia hội thi là 16 Câu lạc bộ Gia đình phát triển bền vững đến từ 16/18 huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh. Các đội thi tham gia tranh tài với các phần thi: Chào hỏi - với hình thức tự giới thiệu về các thành viên trong đội, thành tích nổi bật của địa phương trong phong trào xây dựng gia đình văn hóa, giữ gìn hạnh phúc gia đình, phòng, chống bạo lực gia đình… Phần Kiến thức được thiết kế với các câu hỏi về Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2022, Luật Hôn nhân và Gia đình, Luật Bình đẳng giới; Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình; kiến thức về giáo dục đời sống gia đình. Về phần xử lý tình huống, dựa trên các tình huống cụ thể Ban tổ chức đưa ra, các đội trình bày biện pháp xử lý các tình huống thể hiện trách nhiệm của cá nhân và cộng đồng đối với từng trường hợp. Đặc biệt, phần thi tiểu phẩm được các đơn vị đầu tư chuẩn bị chu đáo với các tình huống liên quan đến việc giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình, phòng, chống bạo lực gia đình, bình đẳng giới, hôn nhân và gia đình, bảo vệ trẻ em và người cao tuổi ... Để tiểu phẩm sinh động, phong phú, các đội thi đã lồng ghép các loại hình nghệ thuật như: Tấu, hài, dân ca bài chòi, tuồng, hò vè... và biện pháp xử lý tích cực có tác dụng tuyên truyền, giáo dục ý thức trách nhiệm cộng đồng. Đại diện các Câu lạc bộ gia đình dự thi đã đem đến không khí ngày hội gia đình rộn ràng với nhiều tiết mục, tiểu phẩm trình diễn tập trung phổ biến chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, kiến thức pháp luật về Luật Hôn nhân và gia đình; những cách làm hay trong công tác tuyên truyền phòng chống bạo lực gia đình. Bên cạnh sân khấu hóa các nội dung tuyên truyền, hội thi còn có phần hỏi đáp kiến thức pháp luật và xử lý tình huống thực tế. Đây là hoạt động nhằm nâng cao nhận thức của các cấp, ngành và toàn dân trong việc thực hiện công tác gia đình, hướng đến xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc.
Chung cuộc, Ban tổ chức Hội thi tìm hiểu kiến thức pháp luật về gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình tỉnh Quảng Nam năm 2023 đã trao giải nhất toàn đoàn cho đơn vị Hội An, giải nhì được trao cho đơn vị Phú Ninh và Quế Sơn. Các huyện Đại Lộc, Nam Giang và thị xã Điện Bàn đồng giải ba. Ngoài ra, cuộc thi ảnh “Khoảng khắc gia đình hạnh phúc” giải nhất là huyện Phước Sơn (tác phẩm “Gia đình ấm no hạnh phúc”), 02 giải nhì là huyện Duy Xuyên ( tác phẩm “ Hết mùa sen ba sẽ mua quà cho con”) và TP. Hội An (tác phẩm “Sắc xuân vui vầy”), 03 giải ba là huyện Núi Thành, Thăng Bình, Đại Lộc và 11 giải khuyến khích.
Ban tổ chức trao giải toàn đoàn cho các đơn vị dự thi
Hội thi là dịp để tăng cường tìm hiểu về quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về lĩnh vực gia đình, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình; Luật Bình đẳng giới, Luật Hôn nhân và Gia đình… giao lưu, trao đổi kinh nghiệm, tăng cường kỹ năng hòa giải trong công tác phòng, chống bạo lực gia đình; cách ứng xử văn hóa trong gia đình; những kiến thức xây dựng gia đình văn hóa, tôn vinh những giá trị văn hóa tốt đẹp của gia đình truyền thống; biểu dương người tốt, việc tốt; phê phán các hành vi xấu trong gia đình. Qua đó góp phần đưa phong trào xây dựng gia dình văn hóa ngày càng đạt kết quả tốt. Đồng thời, tạo ra sân chơi cho các Câu lạc bộ tìm hiểu, học hỏi, trang bị thêm kiến thức, kinh nghiệm trong công tác phòng, chống bạo lực gia đình, công tác vận động động tuyên truyền, giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình theo chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Tất cả nhằm tạo hiệu ứng tích cực nâng cao nhận thức, hành động của các cấp ủy đảng, chính quyền các cấp ủy đảng, chính quyền các cấp, của cả hệ thống chính trị và nhân dân trên địa bàn tỉnh quan tâm xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc, tiến bộ, văn minh. Đồng thời, đề cao các giá trị chuẩn mực đạo đức, lối sống và truyền thống văn hóa tốt đẹp của gia đình và tiếp thu có chọn lọc các gía trị mới, tiến bộ hướng tới xây dựng gia đình hạnh phúc.
GIA LƯƠNG (thực hiện)
Bài liên quan
-
Bổ sung một số hành vi vi phạm hành chính về phòng, chống bạo lực gia đình
Xử phạt các hành vi: Kỳ thị, phân biệt đối xử; Cưỡng ép nghe âm thanh, xem hình ảnh khiêu dâm; Cưỡng ép mang thai -
Văn phòng Sở văn hóa, thể thao và du lịch tỉnh Nam Định
-
Quốc hội đã thông qua dự thảo Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi)
-
Người gây bạo lực cũng là đối tượng của tư vấn, hỗ trợ tâm lý trong phòng, chống bạo lực gia đình
Bài đọc nhiều nhất tuần
-
Khởi kiện không đúng bị đơn trong vụ án dân sự - Thực tiễn và kiến nghị hoàn thiện
-
Tạm thời không tuyển dụng công chức, giảm tối thiểu 5 bộ, 2 cơ quan thường trực Chính phủ
-
Bác kháng cáo, tuyên án tử hình “Quân Idol”
-
Tội vi phạm quy định về hoạt động bán đấu giá tài sản - Một số bất cập và kiến nghị hoàn thiện
-
Chủ tịch nước Lương Cường thăm và làm việc với Tòa án nhân dân tối cao
Bình luận