Trung tâm Hòa giải, đối thoại có thu phí thẩm định, định giá không ?
Tapchitoaan.vn giới thiệu phần cuối nội dung Công văn số 59/TANDTC-PC ngày 29 /3 / 2019 của TANDTC hướng dẫn bổ sung về nghiệp vụ triển khai thí điểm về đổi mới, tăng cường hòa giải đối thoại trong giải quyết các tranh chấp dân sự, khiếu kiện hành chính tại Tòa án nhân dân.
Các đương sự thuận tình ly hôn, thỏa thuận được với nhau về các vấn đề phải giải quyết tại Trung tâm Hòa giải, đối thoại tại Tòa án và có yêu cầu Tòa án công nhận thì trung tâm hướng dẫn đương sự và chuyển hồ sơ vụ việc và các biên bản cho Tòa án để xem xét công nhận kết quả hòa giải thành. Vậy khi chuyển hồ sơ sang giải quyết yêu cầu công nhận kết quả hòa giải thành ngoài Tòa án thì Tòa án có phải thông báo thụ lý vụ việc hôn nhân gia đình cho đương sự, Viện kiểm sát không?
Tòa án thông báo thụ lý vụ việc hôn nhân gia đình cho đương sự, Viện kiểm sát theo quy định tại chương XXIII quy định chung về thủ tục giải quyết việc dân sự của BLTTDS.
Đối với các tranh chấp dân sự cần phải xác minh trên thực tế như xem xét thẩm định tại chỗ, định giá, thẩm định giá tài sản mới có đủ căn cứ để công nhận kết quả hòa giải thành đối thoại thành thì ai có thẩm quyền ra quyết định thẩm định, định giá tài sản, Trung tâm Hòa giải, đối thoại có thu phí thẩm định, định giá không ?
Trong quá trình tiến hành hòa giải, Hòa giải viên có quyền đề nghị người khởi kiện, người bị kiện, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan cung cấp cấp bổ sung tài liệu, chứng cứ, bao gồm việc đề nghị xem xét thẩm định, định giá tài sản làm căn cứ để công nhận kết quả hòa giải thành. Tuy nhiên, việc hòa giải được tiến hành trên tinh thần tự nguyện và tự quyết định của các đương sự nên việc xem xét thẩm định, định giá tài sản chỉ được tiến hành khi các đương sự đồng ý và tự nguyện chi trả chi phí thẩm định, định giá tài sản.
Trường hợp Hòa giải viên đưa thiếu người tham gia tố tụng trong quá trình hòa giải, mà người này không đồng ý với kết quả hòa giải; hoặc tài liệu chứng cứ mà đơn sự bổ sung theo yêu cầu của Tòa án trong quá trình xét đơn yêu cầu công nhận việc thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn làm thay đổi bản chất của vụ việc đã hòa giải, mặc dù đã hết thời hạn 7 ngày, kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành, thì giải quyết như thế nào?
Tòa án xem xét ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn, nếu hồ sơ đầy đủ theo quy định tại Chương XXVIII của BLTTDS, trong đó khoản 3 Điều 396 quy định: “ Kèm theo đơn yêu cầu, người yêu cầu phải gửi tài liệu, chứng cứ chứng minh thỏa thuận về thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn là có căn cứ và hợp pháp”. Do đó, nếu Hòa giải viên đưa thiếu người tham gia tố tụng trong quá trình hòa giải, mà ảnh hưởng đến quyền và lợi ích chính đáng của họ và họ không đồng ý với kết quả hòa giải; hoặc tài liệu chứng cứ mà đương sự bổ sung theo yêu cầu của Tòa án trong quá trình xét đơn yêu cầu công nhận việc thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn làm thay đổi bản chất của vụ việc đã hòa giải, ảnh hưởng đến tính có căn cứ và hợp pháp của các thỏa thuận thì Thẩm phán không ra quyết định công nhận kết quả hòa giải thành.
Thế nào là một vụ việc hòa giải thành, đối thoại thành, tiêu chí thống kê và phương pháp tính tỷ lệ hòa giải thành, đối thoại thành?
1.Vụ việc hòa giải thành, đối thoại thành là:
-Qua hòa giải đối thoại, các bên đạt được thỏa thuận thống nhất với nhau về toàn bộ các vấn đề phải giải quyết;
-Qua hòa giải, đối thoại, các bên đạt được thỏa thuận thống nhất về một hoặc một số vấn đề cần giải quyết; những vấn đề còn lại đương sự không yêu cầu Tòa án giải quyết;
-Hòa giải ly hôn, tranh chấp về nuôi con, chia tài sản khi ly hôn mà sau khi hòa giải vợ chồng đoàn tụ;
-Hòa giải ly hôn, tranh chấp nuôi con, chia tà sản khi ly hôn mà sau khi hòa giải, vợ chồng thuận tình ly hôn, chia tài sản khi ly hôn;
-Qua hòa giải, đối thoại, người khởi kiện rút đơn khởi kiện.
Trường hợp qua hòa giải, đối thoại, các bên đạt được thỏa thuận thống nhất về một hoặc một số vấn đề cần giải quyết; những vấn đề không thỏa thuận được, đương sự tiếp tục nhờ Tòa án giải quyết. Trường hợp này được tính vằng ½ vụ việc hòa giải thành, đối thoại thành.
2.Việc thống kê kết quả công tác hòa giải, đối thoại tại các Trung tâm Hòa giải đối thoại:
–Các chỉ tiêu thông kê công tác hòa giải, đối thoại: Số đơn Trung tâm tiếp nhận giải quyết; Số vụ việc Trung tâm đã giải quyết; Số vụ việc Trung tâm hòa giải thành, đối thoại thành; Số vụ việc đương sự yêu cầu Tòa án công nhận kết quả hòa giải thành, đối thoại thành sau khi hòa giải, đối thoại tại Trung tâm.
– Phương pháp tính tỷ lệ các chỉ tiêu thống kê về kết quả hòa giải, đối thoại các trung tâm hòa giải đối thoại:
Tỉ lệ đơn Trung tâm tiếp nhận giải quyết = ( số đơn Tòa án chuyển Trung tâm + số đơn đơn sự gửi trực tiếp đến Trung tâm đủ điều kiện giải quyết) / (số đơn Tòa án nhận được + tổng số đơn đơn sự gửi trực tiếp đến trung tâm đủ điều kiện giải quyết) là 100% . Trong đó số đơn đương sự gửi trực tiếp đến Trung tâm đủ điều kiện giải quyết = số đơn đương sự gửi trực tiếp đến Trung tâm – (số đơn không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án và số đơn thuộc trường hợp luật định không được hòa giải, đối thoại)
Tỷ lệ vụ việc Trung tâm đã giải quyết = Số vụ việc Trung tâm đã giải quyết / Tổng số vụ việc Trung tâm tiếp nhận đủ điều kiện giải quyết 100% . Trong đó số vụ việc Trung tâm đã giải quyết bằng số vụ việc hòa giải thành, đối thoại thành + Số vụ việc Hòa dài đối thoại không thành. Số vụ việc hòa giải thành, đối thoại thành = Số vụ việc các bên thỏa thuận thống nhất với nhau về tất cả các vấn đề phải giải quyết + 1/2 số việc các bên thỏa thuận thống nhất được một hoặc một số vấn đề phải giải quyết, các vấn đề còn lại đương sự yêu cầu Tòa án tiếp tục giải quyết + Số vụ việc đoàn tụ thành số vụ việc thuận tình ly hôn + Số vụ việc đương sự rút đơn. Số việc hòa giải, đối thoại không thành = Số việc các bên không thỏa thuận được toàn bộ các vấn đề + Số vụ việc đương sự yêu cầu không hòa giải, đối thoại sau khi đã hòa giải đối thoại một lần trở lên.
Tỷ lệ hòa giải tranh đối ngoại thành = Số vụ việc Trung tâm Hòa giải thành đối thoại thành / Tổng số vụ việc Trung tâm đã giải quyết 100%.
Tỷ lệ các vụ việc dân sự yêu cầu tòa án công nhận kết quả hòa giải thành đối thoại thành = Số vụ việc dân sự yêu cầu Tòa án ra quyết định công nhận kết quả hòa giải thành, đối ngoại thành / Tổng số vụ việc hòa giải thành, đối thoại thành tại Trung tâm 100% .
3.Việc thống kê được thực hiện theo biểu mẫu và hướng dẫn biểu mẫu kèm theo công văn này. Số đơn đủ điều kiện giải quyết là đơn khởi kiện và đơn yêu cầu hòa giải, đối thoại đương sự nộp trực tiếp thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án và được hòa giải đối thoại theo quy định của BLTTDS, Luật Tố tụng hành chính.
Đương sự không đồng ý hòa giải đối thoại là trường hợp đương sự đề nghị không tiến hành hòa giải, đối thoại tại Trung tâm hòa giải đối thoại tại Tòa án hoặc Trung tâm hòa giải, đối thoại tại Tòa án triệu tập mà đương sự vắng mặt.
Bài đọc nhiều nhất tuần
-
Khánh thành tượng đài “Bác Hồ với chiến sĩ biên phòng” tại cửa khẩu quốc tế Cầu Treo
-
Sắp diễn ra Tuần lễ Du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu 2024
-
Khai mạc Festival “Về miền ví, giặm – Kết nối tinh hoa di sản”
-
Thừa Thiên Huế: Bắt nhóm đối tượng “lừa vàng” chuyên nghiệp
-
Hội thảo khoa học "200 ngày tập kết ra Bắc tại Cà Mau - tầm nhìn chiến lược và giá trị lịch sử"
Bình luận