Giải quyết tố cáo trong Tòa án nhân dân

TANDTC vừa công bố Dự thảo Thông tư của Chánh án TANDTC và Dự thảo Quy định giải quyết khiếu nại, tố cáo trong Tòa án nhân dân , đế lấy ý kiến đóng góp. Tạp chí TAND điện tử xin giới thiệu sơ lược phần giải quyết tố cáo trong Dự thảo.

 

Tố cáo và các hành vi bị nghiêm cấm

Việc  tố  cáo  được  thực  hiện  bằng  đơn  hoặc  được  trình  bày  trực  tiếp  tại  cơ  quan, tố  chức có thẩm quyền.

Các hành vi bị nghiêm cấm  trong  tố cáo và giải quyết tố cáo bao gồm: Cản  trở,  gây  khó  khàn,  phiền  hà  cho  người  tố  cáo; Thiếu  trách  nhiệm,  phân  biệt đối  xử  trong  việc  giải  quyết tố  cáo; Tiết  lộ  họ  tên,  địa chỉ,  bút tích  của người  tố cáo  và thông tin  khác  làm  lộ  danh tính của người  tố  cáo; Làm  mất,  làm  sai  lệch  hồ  sơ,  tài  liệu  vụ  việc tố  cáo  trong  quá trình giải  quyết tố cáo; Không giải  quvết  hoặc  cố  ý  giải  quyết tố  cáo  trái  pháp  luật;  lợi dụng  chức  vụ, quyền  hạn  trong  việc  giải  quyết  tố  cáo  đê  thực  hiện  hành  vi  trái  pháp  luật,  sách nhiễu, gây phiền  hà cho người  tố  cáo,  người  bị  tố  cáo; Không  thực  hiện  hoặc  thực  hiện  không  đầy  đủ  trách  nhiệm  bảo  vệ  người  tố cáo; Can  thiệp trái  pháp  luật,  cản  trở  việc  giải  quyết  tố  cáo; Đe dọa,  mua chuộc,  trả thù,  trù  dập,  xúc  phạm  ngưòi  tố  cáo; Bao  che  người  bị  tố  cáo; Cố   ý  tố  cáo  sai  sự  thật;  Cưỡng  ép,  lôi  kéo,  kích  động,  dụ  dỗ,  mua  chuộc người  khác tố  cáo  sai  sự thật;  Sử dụng họ tên  của người  khác  để  tố  cáo;  Mua  chuộc,  hối  lộ,  đe  dọa,  trả thù,  xúc  phạm  người  giải  quyết tố  cáo;  Lợi  dụng  quyền  tố  cáo  để  tuyên  truyền  chống Nhà  nước,  xâm  phạm  lợi  ích của Nhà nước;  gây  rối  an  ninh,  trật tự công  cộng;  Xuyên  tạc,  vu  khống,  xúc  phạm  danh dự,  nhân  phấm,  uy  tín  của người  khác; Đưa tin sai  sự thật  về  việc tố  cáo  và giải  quyết tố  cáo.

Thẩm quyền giải quyết tố cáo

Chánh  án  TAND  cấp  huyện  có  thẩm  quyền  giải  quyết  tố  cáo  hành vi  vi  phạm  của  công chức  do  mình quản  lý  trực  tiếp.

Chánh  án  TAND  cấp  tỉnh  có  thẩm  quyền: Giải  quyết tố  cáo  hành  vi  vi  phạm  của  Chánh  án,  Phó  Chánh  án  TAND cấp huyện,  công chức khác do  mình  quản  lý  trực tiếp; Giải  quyết tố  cáo  hành  vi  vi  phạm  của TAND cấp  huyện.

Chánh  án  TANDCC  có  thẩm  quyền  giải  quyết  tố  cáo  hành  vi vi  phạm của công chức  do  mình  quản  lý trực  tiếp.

Chánh  án TANDTC  có  thấm  quyền: Giải  quyết  tố  cáo  hành  vi  vi  phạm  của  Chánh  án,  Phó  Chánh  án  TANDCC;  Chánh  án,  Phó  Chánh  án  TAND  cấp  tỉnh  và  hành  vi  vi  phạm của công chức,  viên  chức  khác  do  mình  quản  lý  trực  tiếp; Giải  quyêt  tố  cáo  hành  vi  vi  phạm  của  cơ  quan,  tổ  chức  do  mình  quản  lý  trực tiếp,  của TANDCC,  TAND  cấp tỉnh.

Tiếp nhận, xử lý đơn tố cáo

Về tiếp nhận tố cáo, trường  hợp  tố  cáo  được  thực  hiện  bằng  đơn  thì  trong  đon  tố  cáo  phải  ghi  rõ ngày, tháng,  năm  tố  cáo;  họ  tên,  địa  chỉ  của  người  tố  cáo,  cách  thức  liên  hệ  với  người tố  cáo;  hành  vi  vi  phạm  pháp  luật  bị  tố  cáo;  người  bị  tố  cáo  và  các  thông  tin  khác  có liên  quan.  Trường  hợp nhiều  người  cùng tố  cáo  về  cùng  một  nội  dung thì  trong  đon tố cáo  còn  phải  ghi  rồ  họ  tên,  địa  chỉ  của  từng  người  tố  cáo;  họ  tên  của  người  đại  diện cho  những người  tố  cáo.  Người  tố  cáo  phải  ký tên  hoặc điểm  chỉ vào  đơn tô  cáo.

Trường  hợp  người  tố  cáo  đến  tố  cáo  trực  tiếp  tại  cơ  quan,  tố  chức  có  thấm quyền  thì  người  tiếp  nhận  hướng  dẫn  người  tố  cáo  viết  đơn  tố  cáo  hoặc  ghi  lại  nội dung  tố  cáo  bằng  văn  bản  và yêu  cầu  người  tố  cáo  ký  tên  hoặc  điểm  chỉ  xác  nhận  vào văn  bản,  trong  đó  ghi  rõ  nội  dung.

Trường  hợp nhiều người  cùng tố cáo  về cùng  một nội  dung thì  người  tiếp nhận  hướng  dẫn người tố cáo  cử  đại  diện  viết  đơn  tố  cáo  hoặc  ghi  lại  nội  dung  tố  cáo  bằng  văn  bản  và yêu  cầu những người  tố  cáo  ký tên  hoặc  điếm  chỉ xác  nhận  vào  văn  bản.

Cơ  quan,  tổ  chức,  cá  nhân  có  thấm  quyền  giải  quyết  tố  cáo  có  trách  nhiệm  tổ chức  việc  tiếp  nhận  tố  cáo.  Người  tố  cáo  có  trách  nhiệm  tố  cáo  đến  đúng  địa  chỉ  tiếp nhận tố  cáo  mà  cơ quan,  tổ  chức,  cá nhân  có  thấm  quyền  giải  quyết tố cáo  đã công  bố.

Trong  thời  hạn  07  ngày  làm  việc  kể  từ  ngày  nhận  được  tố  cáo,  TAND,  người  có  trách  nhiệm  vào  số,  phân  loại,  xử  lý  ban  đâu  thông  tin  tố  cáo,  kiểm  tra, xác  minh  thông  tin  về  người  tố  cáo  và  điều  kiện  thụ  lý  tố  cáo;  trường  hợp  phải  kiểm tra,  xác  minh  tại  nhiều  địa  điểm  hoặc  phải  ủy  quyền  cho  cơ  quan,  tố  chức  có  thẩm quyền  kiểm  tra,  xác  minh  thì  thời  hạn  này  có  thể  kéo  dài  hơn  nhưng  không  quá  10 ngày  làm  việc.

Trường hợp  đủ  điều  kiện  thụ  lý  thì  ra  quyết  định  thụ  lý  tố  cáo  theo  quy  định  tại Điều  29  của Luật Tố  cáo;  trường hợp không  đủ  điều kiện thụ  lý  thì  không thụ  lý  tố  cáo và thông báo ngay cho người tố  cáo  biết lý  do  không thụ  lý tố  cáo.

Trường  hợp  tố  cáo  không  thuộc  thấm  quyên  giải  quyết  của  mình  thì  trong thời  hạn  05  ngày  làm  việc  kể  từ  ngày  nhận  được  đơn  tố  cáo,  cơ  quan,  đơn  vị  nhận được  đơn  phải  chuyển  đến cơ  quan,  tổ  chức,  cá  nhân  có  thấm  quyền  giải  quyết  và thông báo  cho  người  tố  cáo.

Trường hợp  người  tố  cáo  đến  tố  cáo  trực tiếp thì  cơ quan, tổ  chức,  cá  nhân  tiếp  nhận  tố  cáo  hướng  dẫn  người  tố  cáo  đến  tố  cáo  với  cơ  quan,  tổ chức,  cá nhân  có thấm quyền giải  quyết.

Trường  hợp  tố  cáo  không thuộc  thẩm  quyền  giải  quyết  của mình  và được  gửi đồng  thời  cho  nhiều  cơ quan,  tổ  chức,  cá  nhân,  trong  đó  có  cơ  quan,  tổ  chức,  cá  nhân có  thấm  quyền  giải  quyết  hoặc  trường  hợp  đã  hướng  dẫn  nhưng  người  tố  cáo  vẫn  gửi tố  cáo  đến  cơ  quan,  tổ  chức,  cá nhân  không  có  thẩm  quyền  giải  quyết  thì  cơ  quan,  tố chức,  cá nhân  nhận được tố  cáo  không xử lý.

Về thông  tin có nội dung tố cáo  nhưng không ghi  rõ họ tên, mạo tên, khi  nhận  được  thông  tin  có  nội  dưng  tố  cáo  nhưng  không  rõ  họ  tên,  địa  chỉ của  người  tố  cáo  hoặc  qua kiểm tra,  xác  minh  không  xác  định  được  người  tố  cáo  hoặc người  tố  cáo  sử  dụng  họ  tên  của  người  khác  để  tố  cáo  hoặc  thông  tin  có  nội  dung  tố cáo  được  phản  ánh  không  theo  hình  thức  quy  định  tại  Điều  43  của  Quy  định  này  thì không tiếp nhận xử  lý theo  quy  định.

Trường  hợp  thông  tin  có  nội dung  tố  cáo  có nội  dung  rõ  ràng  về  người  có  hành  vi vi  phạm  pháp  luật,  có  tài  liệu,  chứng  cứ  cụ  thể về  hành  vi  vi  phạm  pháp  luật  và  có  cơ sở để  thẩm  tra,  xác  minh  thì  cơ  quan,  tổ  chức, cá nhân  tiếp  nhận tiến  hành  việc  thanh  tra,  kiểm  tra theo  thấm  quyền  hoặc  chuyển  đến cơ quan,  tố  chức,  cá nhân  có thẩm  quyền  đế  tiến  hành  việc  thanh  tra,  kiểm  tra phục  vụ cho  công tác quản  lý.

Khi  nhận  được  tố  cáo  của  cá nhân  do  cơ  quan  báo chí,  cơ  quan,  tổ  chức,  cá nhân    có thẩm  quyền  chuyển  đến  thì cơ  quan,  tổ  chức,  cá nhân  tiếp  nhận  có  trách nhiệm xử lý như  sau: Trường hợp tố  cáo  thuộc thẩm  quyền  giải  quyết và đủ  điều kiện thụ  lý thì thụ lý  tố  cáo;  trường  hợp  không thuộc  thẩm  quyền  giải  quyết thì  chuyến  đến  cơ  quan,  tố chức,  cá nhân có thấm  quyền giải  quyết; Trường  họp  tố  cáo  không  đủ  điều  kiện  thụ  lý  thì  không  thụ  lý;  trường  hợp  tố  cáo  không  đủ  điều  kiện  thụ  lý  nhưng  có  nội dung,  thông  tin  rõ  ràng  về  người  có  hành  vi  vi  phạm,  có  tài  liệu,  chứng  cứ  cụ  thê  vê hành  vi  vi  phạm  pháp  luật  và  có  cơ  sở  để  thấm  tra,  xác  minh  thì  cơ  quan,  tổ  chức,  cá nhân  tiếp  nhận  tiến  hành  việc  thanh  tra,  kiểm  tra  theo  thẩm  quyền  phục  vụ  cho  công tác quản  lý.

Kết quả xử lý tố  cáo  được thông báo bằng văn  bản  cho  cơ  quan  báo  chí,  cơ  quan,  tố  chức,  cá  nhân  có  thẩm  quyền  đã  chuyển  tố cáo trong thời  hạn 20  ngày  kể  từ  ngày  nhận  được  tố  cáo.

Xử lý kiến nghị, phản ánh có nội dung tố  cáo

Đơn  kiến  nghị,  phản  ánh,  đề  nghị,  yêu  cầu  có  nội  dung  tố  cáo  thuộc  thấm quyền  giải  quyết  của TAND  thì  người  xử  lý  đơn  đề xuất thủ trưởng cơ quan, đơn  vị  thụ  lý  để giải  quyết theo quy  định này.

Trường hợp  đơn  kiến nghị,  phản  ánh,  đề  nghị,  yêu  cầu  không  có  nội  dung tố cáo  hoặc  có  nội  dung  tố  cáo  nhưng  không  thuộc  thẩm  quyền  giải  quyết  của  TAND  thì  cơ quan,  tổ chức,  cá nhân nhận được đơn  đề xuất thủ trưởng cơ quan,  đơn vị  không  thụ  lý  giải  quyết  và  thông  báo  ngay  cho  người  gửi  đơn  biết  lý  do  không thụ lý giải  quyết.

Trong quá trình tiếp  nhận,  xử lý tố  cáo,  nếu thấy hành vi bị  tố  cáo  có  dấu hiệu của  tội  phạm  thì  chuyển  hồ  sơ,  tài  liệu  đến  cơ  quan  điều  tra  có  thẩm  quyền  đế  xử  lý theo  quy  định của pháp  luật.

Trường  hợp  hành  vi  bị  tố  cáo  gây  thiệt  hại  hoặc  đe  dọa  gây  thiệt  hại  đến  lợi ích  của  Nhà  nước,  quyền  và  lợi  ích  họp  pháp  của  cơ  quan,  tố  chức,  tính  mạng,  sức khỏe,  tài  sản,  danh  dự,  nhân phẩm,  quyền và  lợi  ích hợp pháp  khác  của cá nhân  thì  cơ quan,  tố  chức,  cá nhân  nhận  được tố  cáo  phải  áp  dụng,  đề xuất  áp  dụng  biện pháp  cần thiết  theo  thẩm  quyền  hoặc thông  báo  ngay cho  cơ quan Công an,  cơ quan,  tố  chức,  cá nhân  khác có thấm quyền  đế  ngăn  chặn kịp thời  hành vi  vi phạm.

Trong  trường  hợp  tiếp  nhận  đơn  tố  cáo,  nếu  thấy  hành  vi  tố  cáo  có  dấu  hiệu của tội  phạm  và  người  bị  tố  cáo  đã bị  bắt tạm giữ,  tạm  giam để  phục  vụ  điều tra thì  Cơ quan,  đơn  vị  được  giao  giải  quyết  đơn  tố  cáo  phối  hợp  với  Cơ  quan  điều  tra  để  theo dõi,  nắm tình hình  và  đề xuất người  có thấm  quyền xem  xét,  quyết  định các biện pháp xử lý giải quyết.

Trong  thời  hạn  07  ngày  làm  việc  kể  từ  ngày  nhận  được  tố  cáo,  TAND,  người  có  trách  nhiệm  vào  số,  phân  loại,  xử  lý  ban  đầu  thông  tin  tố  cáo,  kiểm  tra, xác  minh  thông  tin  về  người  tố  cáo  và  điều  kiện  thụ  lý  tố  cáo;  trường  hợp  phải  kiểm tra,  xác  minh  tại  nhiều  địa  điểm  hoặc  phải  ủy  quyền  cho  cơ  quan,  tố  chức  có  thẩm quyền  kiểm  tra,  xác  minh  thì  thời  hạn  này  có  thể  kéo  dài  hơn  nhưng  không  quá  10 ngày  làm  việc.

Trường hợp  đủ  điều  kiện  thụ  lý  thì  ra  quyết  định  thụ  lý  tố  cáo  theo  quy  định  tại Điều  29  của Luật Tố  cáo;  trường hợp không  đủ  điều kiện thụ  lý  thì  không thụ  lý  tố  cáo và thông báo ngay cho người tố  cáo  biết lý  do  không thụ  lý tố  cáo.

Trường  hợp  tố  cáo  không  thuộc  thấm  quyên  giải  quyết  của  mình  thì  trong thòi  hạn  05  ngày  làm  việc  kể  từ  ngày  nhận  dược  đơn  tố  cáo,  cơ  quan,  đơn  vị  nhận được  đơn  phải  chuyển  đến cơ quan,  tổ  chức,  cá  nhân  có  thấm  quyền  giải  quyết  và thông báo  cho  người  tố  cáo.  Trường hợp  người  tố  cáo  đến  tố  cáo  trực tiếp thì  cơ quan, tổ  chức,  cá  nhân  tiếp  nhận  tố  cáo  hướng  dẫn  người  tố  cáo  đến  tố  cáo  với  cơ  quan,  tổ chức,  cá nhân  có thấm quyền giải  quyết.

Trường  hợp  tố  cáo  không thuộc  thẩm  quyền  giải  quyết  của mình  và được  gửi đồng  thời  cho  nhiều  cơ  quan,  tổ  chức,  cá  nhân,  trong  đó  có  cơ  quan,  tổ  chức,  cá  nhân có  thấm  quyền  giải  quyết  hoặc  trường  hợp  đã  hướng  dẫn  nhưng  người  tố  cáo  vẫn  gửi tố  cáo  đến  cơ  quan,  tổ  chức,  cá nhân  không  có  thẩm  quyền  giải  quyết  thì  cơ  quan,  tố chức,  cá nhân  nhận được tố  cáo  không xử lý.

Giải quyết tố cáo

Người  giải  quyết  tố  cáo  ra  quyết  định  thụ  lý  tố  cáo  khi  có  đủ  các  điều  kiện.  Trường  hợp  tố  cáo  xuất  phát  từ  vụ  việc  khiếu  nại  đã  được  giải  quyết  đúng thẩm  quyền,  trình  tự,  thủ  tục  theo  quy  định  của  pháp  luật  nhưng  người  khiêu  nại không  đồng  ý  mà  chuyển  sang  tố  cáo  người  đã  giải  quyết  khiếu  nại  thì  chỉ  thụ  lý  tố cáo  khi  người  tố  cáo  cung  cấp  được  thông  tin,  tài  liệu,  chứng  cứ  đế  xác  định  người giải  quyêt khiếu nại  có  hành  vi  vi  phạm  pháp  luật.

Thời  hạn  giải  quyết tố  cáo  là  không quá 30  ngày  kể  từ ngày  thụ  lý  tố cáo. Đối  với  vụ  việc  phức  tạp  thì  có  thể  gia  hạn  giải  quyết  tố  cáo  một  lẩn  nhưng không quá 30  ngày. Đối  với  vụ  việc  đặc  biệt  phức  tạp  thì  có  thể  gia hạn  giải  quyết  tố  cáo  hai  lần, mỗi  lần không quá 30  ngày. Người  giải  quyết  tố  cáo  quyết  định  bằng  văn  bản  việc  gia  hạn  giải  quyết  tố cáo  và thông  báo  đến  người  tố  cáo,  người  bị  tố  cáo,  cơ  quan,  tố  chức,  cá  nhân  có  liên quan.

Người  giải  quyết  tố  cáo  giao  cho  đơn  vị  thanh  tra  cùng  cấp  thực  hiện  xác minh  nội  dung  tố  cáo.  Trong  mọi  trường  hợp,  việc  xác  minh  nội  dung tố  cáo  đều  phải được  thực  hiện  bằng  Đoàn  xác  minh  hoặc  Tổ  xác  minh.

Chánh  án  quyết định thành  lập  Tổ  xác  minh  trên  cơ  sở  tham  mưu,  đề  xuất  của  đơn  vị  thanh  tra  thực  hiện nhiệm  vụ  giải  quyết  tố  cáo. Tố  xác  minh  bao  gồm  từ  02  người  trở  lên,  trong  đó  giao  cho  một người  làm Trưởng  đoàn  xác  minh  hoặc  Tố  trưởng  Tố  xác  minh.

Các biện pháp đế thu thập thông tin, tài liệu, làm rõ nội dung tố cáo gồm:  Làm  việc trực tiếp  với  người tố cáo; Làm  việc trực tiếp  với  ngưòi  bị  tố  cáo;   Yêu  cầu  cơ  quan,  tố  chức,  đơn  vị,  cá  nhân  liên  quan  cung  cấp  thông  tin,  tài liệu,  bằng chứng  liên  quan  đến nội  dung  tố  cáo.

Thu thập,  xử lý thông tin, tài  liệu,  bằng chứng liên quan  đến nội dung tố  cáo, sau đó lập Báo cáo kết quả xác minh nội dung tố cáo, trong đó có phân  tích,  đánh  giá thông tin,  tài  liệu,  chứng  cứ để  chứng  minh  tính  đúng,  sai của nội  dung tố  cáo; Nhận  xét,  đánh  giá  vê  nội  dung  tô  cáo  được  giao  xác  minh  là  tồ  cáo  đúng, đúng  một phần  hoặc  sai;  việc người  tố  cáo  cố ý  tố  cáo sai sự thật (nếu  có); Nhận  xét,  đánh  giá  về  hành  vi  vi  phạm  pháp  luật  của  người  bị  tố  cáo,  cơ quan,  tổ  chức,  đom  vị,  cá  nhân  khác  (nếu  có);  nguyên  nhân,  trách  nhiệm  của  người  bị tố  cáo,  cơ  quan,  tổ  chức,  đơn  vị,  cá  nhân  có  liên  quan trong  những  nội  dung  tố  cáo đúng  hoặc đúng một phần;  Thiệt  hại  về  vật  chất,  tinh  thân  do  hành  vi  vi  phạm  pháp  luật  gây  ra;  đối tượng bị  thiệt hại…

Trước  khi  ban  hành  kết  luận  nội  dung  tố  cáo,  trong  trường  hợp  cần  thiết, người  giải  quyết  tố  cáo  tổ  chức  cuộc  họp  đế  thông  báo  trực  tiếp  hoặc  gửi  dự thảo  kết luận nội  dung tố  cáo  đế  người  bị  tố  cáo  biết và tiếp tục giải  trình  (nếu  có). Người  chủ  trì  cuộc  họp thông báo  dự thảo  kết  luận  nội  dung tố  cáo  là người  giải quyết  tố  cáo  hoặc  Thủ  trưởng cơ  quan,  tổ  chức,  đơn  vị  được  giao  xác  minh  tố  cáo hoặc  Tổ  trưởng  Tố  xác  minh.  Việc  thông  báo  trực  tiếp  phải  lập  thành  biên  bản.  Biên bản  phải  có  chữ  ký  của  người  chủ  trì,  người  bị  tố  cáo.  Trong  trường  hợp  người  bị  tố cáo không ký biên bản thì người  chủ trì  phải ghi  rõ  sự việc  đó trong  biên  bản.

Nếu  trong  dự  thảo  kết  luận  nội  dung  tố  cáo  có  thông  tin  thuộc  bí  mật  nhà nước,  thông tin  có  hại  cho  người  tố  cáo  thì  không thông  báo  thông tin  đó.

Kết luận nội dung tố  cáo, căn  cứ  vào  nội  dung tố  cáo,  giải  trình  của người  bị  tố  cáo,  kết  quả xác  minh nội  dung  tố  cáo,  tài  liệu,  chứng  cứ  có  liên  quan,  người  giải  quyết  tố  cáo  ban  hành  kết luận  nội  dung tố  cáo.  Kết  luận  nội  dung tố  cáo  phải  có  các  nội  dung chính  sau đây: Kết  quả xác  minh nội  dung tố  cáo; Căn  cứ pháp  luật đề xác  định  có hay không có hành vi vi phạm pháp luật; Kất  luận  về  nội  dung  tố  cáo  là  đúng,  đúng  một  phần  hoặc  tố  cáo  sai  sự thật; Xác  định  trách  nhiệm  của  từng  cơ  quan,  tố  chức,  cá  nhân  liên  quan  đến  nội  dung  tố cáo;  Các  biện  pháp  xử  lý; Kiến  nghị  cơ  quan  có  thẩm  quyền xem  xét  sửa đổi,  bố  sung chính  sách,  pháp luật,  áp  dụng  các  biện  pháp  cần  thiết  để  bảo  vệ  lợi  ích  của Nhà nước,  quyền  và lợi  ích hợp  pháp  của cơ quan, tổ  chức,  cá nhân.

Chậm  nhất  là  05  ngày  làm  việc  kể  từ ngày  ban  hành  kết  luận nội  dung tô  cáo, người  giải  quyết  tố  cáo  gửi  kết  luận  nội  dung  tố  cáo  đến  người  bị  tố  cáo,  cơ  quan,  tố chức  quản  lý  người  bị  tố  cáo  và  cơ  quan,  tổ  chức,  cá nhân  có  liên  quan;  thông  báo  về kết luận nội  dung tố cáo đến người tố  cáo.

Việc xử lý kết luận nội  dung tố cáo của ngưòi giải quyêt tô cáo, chậm  nhất  là  07  ngày  làm  việc  kế  từ  ngày  ban  hành  kết  luận  nội  dung tố  cáo, người  giải  quyết tố  cáo  căn  cứ  vào  kết  luận  nội  dung  tố  cáo  tiến  hành  việc  xử  lý  như sau:

-Trường  hợp  kết  luận  người  bị  tố  cáo  không  vi  phạm  pháp  luật  thì  khôi  phục quyền và  lợi  ích  họp pháp  của ngưòi  bị  tố  cáo  bị  xâm  phạm  do việc tố  cáo  không đúng sự  thật  gây  ra,  đồng  thời xử lý  theo  thâm  quyền  hoặc  kiến  nghị  cơ  quan,  tố  chức,  cá nhân  có  thâm  quyên xử  lý  người  cố ý  tố  cáo  sai  sự thật.

-Trường  hợp  kết luận người bị tố  cáo  vi phạm pháp  luật thì  áp dụng biện pháp xử  lý  theo  thẩm  quyền hoặc  kiến  nghị  cơ quan,  tổ  chức,  cá nhân  có  thẩm  quyền  xử  lý theo quy  định  của pháp  luật.

-Trường  hợp  hành  vi  vi  phạm  của người  bị  tô  cáo  có  dấu  hiệu  của tội  phạm  thì chuyển  ngay  hồ  sơ vụ  việc  đến  cơ quan  điều  tra có  thẩm  quyền  để  xử  lý  theo  quy  định của pháp  luật. Trong  thòi  hạn  05  ngày  làm  việc  kế  từ  ngày  có  kết  quả  xử  lý,  cơ  quan,  tổ chức,  cá nhân  có  thấm  quyền  xử  lý  kiến  nghị  trong  kết  luận  nội  dung  tố  cáo  có  trách  nhiệm  thông  báo  bằng  văn  bản  cho  người giải  quyêt tố  cáo  vê kêt quả xử lý.

Trường  họp có  căn  cứ cho  rằng việc giải  quyết tố  cáo  là không đúng quy  định của  pháp  luật  thì  người  tố  cáo  có  quyền  tố  cáo  tiếp  với  người  đứng  đầu  cơ  quan,  tố chức  cấp trên trực tiếp  của người  đã giải  quyết tố  cáo.

Trong  thời  hạn  20  ngày  kế từ ngày  nhận  được  tố  cáo  tiếp,  người  đứng đầu  cơ quan,  tổ  chức  cấp  trên  trực  tiếp  của  người  đã giải  quyêt tố  cáo  phải  xem  xét  hồ  sơ giải quyết vụ  việc  tố  cáo trước  đó;  trường  hợp  cần thiết,  làm  việc trực  tiếp  với  người  tố  cáo về  nội  dung  tố  cáo  tiếp,  thu  thập  thông  tin,  tài  liệu,  chứng  cứ  có  liên  quan  để  quyết định xử  lý đối  với tố  cáo tiếp.

Trường  hợp  quá thời  hạn  quy  định  mà tố  cáo  chưa được  giải  quyết,  người  tố  cáo  có  quyền  tố  cáo  tiếp  với  người  đứng  đầu  cơ  quan,  tổ chức  cấp trên trực tiếp của người  giải  quyết tố  cáo.

 

THÁI VŨ