Tên chính thức của bệnh do virus Corona gây nên là “COVID-19”
WHO cho biết, cái tên "COVID-19" được đặt cho chủng mới của virus Corona gây bệnh viêm đường hô hấp cấp để tránh đề cập đến một vùng đất địa lý cụ thể, một loài động vật cụ thể hay một nhóm người nào đó.
Tại cuộc họp báo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vào ngày 11/2 ở Geneva, Thụy Sĩ, Tổng Giám đốc Tedros Adhanom Ghebreyesus công bố tên chính thức của loại virus nCoV xuất phát từ Trung Quốc là “COVID-19”.
Ông Tedros nói “Cần có một cái tên quan trọng để ngăn chặn việc sử dụng các tên khác có thể không chính xác hoặc kỳ thị,” “Chúng tôi giờ đã có một cái tên cho căn bệnh này, đó là COVID-19”.
Cuộc họp báo của WHO tại Geneva, Thụy Sĩ, ngày 11/2 – Ảnh: Reuters
Lý giải về cái tên “COVID-19”, ông Tedros Adhanom Ghebreyesu cho biết, “CO” là viết tắt của corona, “VI” là viết tắt của virua, “D”là viết tắt của disease (bệnh) và “19” là viết tắt của 2019 – năm phát hiện ra dịch.
WHO trước đó đã đặt cho virus tên tạm thời là “bệnh hô hấp cấp tính 2019-nCoV”, trong khi đó Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc trong tuần này cho biết họ tạm gọi nó là “viêm phổi virus Corona mới” (NCP).
Người đứng đầu WHO cho biết thêm, cái tên mới COVID-19 được chọn để tránh đề cập đến một vùng đất địa lý cụ thể, một loài động vật cụ thể hay một nhóm người nào đó theo khuyến nghị của quốc tế nhằm tránh việc kỳ thị, gắn tiếng xấu lên các đối tượng đó.
Tiến sỹ Soumya Swaminathan, nhà khoa học trưởng của WHO, cho biết từ viết tắt cho phép linh hoạt để đặt tên cho coronavirus mới có thể xuất hiện trong tương lai.
“Hiện nay, coronavirus là một nhóm virus khá phổ biến. Có rất nhiều chủng virus corona được biết đến. Có thể sẽ có một chủng virus corona khác. Sau đó, nó cũng có thể được đặt tên theo năm xuất hiện,” tiến sỹ Soumya Swaminathan nói.
Tiến sỹ Soumya Swaminathan cho biết thêm: “Nó thực sự quan trọng để có một cái tên mà mọi người sử dụng – cả hai cho mục đích khoa học để so sánh … và cũng để tránh một số sự kỳ thị khác nhau hoặc những cái tên khó hiểu.”
Theo các hướng dẫn được ban hành hồi năm 2015, WHO khuyến nghị tránh dùng các tên như Ebola hay Zika – nơi các căn bệnh được gắn với địa danh, hay virus H1N1 được gọi với cái tên phổ biến là “cúm lợn”, gắn với tên cả một loài động vật… Những tên gọi như này sẽ dễ gây tiếng xấu tới cả một khu vực hoặc gây hoang mang, kỳ thị tới một đối tượng nhất định nào đó.
Bài đọc nhiều nhất tuần
-
Từ ngày 01/7/2025, Nghị quyết số 02/2025/NQ-HĐTP chính thức có hiệu lực thi hành, bảo đảm áp dụng đúng và thống nhất một số quy định của Luật Phá sản, Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Tố tụng hành chính, Bộ luật Hình sự
-
Bình Phước: Tìm nhân chứng là hành khách trên xe khách mang biển kiểm soát 47B–022.22
-
Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: "Sức mạnh của đoàn kết"
-
Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành Nghị quyết hướng dẫn áp dụng một số quy định về tiếp nhận nhiệm vụ, thực hiện thẩm quyền của các Tòa án nhân dân
-
Từ ngày 01/6/2025 sẽ "hết mẹo" trong sát hạch giấy phép lái xe
Bình luận