Công an Hà Nội đang điều tra vụ án lừa đảo, rửa tiền lên đến nhiều nghìn tỷ
Sáng 1/11, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi). Thông tin của Giám đốc Công an Hà Nội, đại biểu Nguyễn Hải Trung cho thấy tính chất, mức độ nguy hiểm của hoạt động rửa tiền hiện nay.
Phương thức phạm tội rất tinh vi
Trung tướng Nguyễn Hải Trung (Tp.Hà Nội) cho biết, hiện Công an Tp.Hà Nội đang điều tra vụ án với tội danh lừa đảo, chiếm đoạt tài sản và rửa tiền với số tiền ước tính có thể lên đến nhiều nghìn tỷ. Đối tượng chủ mưu, tổ chức các hoạt động phạm tội này là người nước ngoài, thuê rất nhiều người nước khác, trong đó có người Việt Nam, trụ sở, địa điểm tổ chức thực hiện hành vi phạm tội là ở nước ngoài. Và công cụ, phương tiện, thiết bị phạm tội cũng ở nước ngoài.
Phương thức phạm tội rất tinh vi. Sau khi nhận tiền của người bị hại thì chia nhỏ gửi qua nhiều tài khoản, sau đó chụm vào 1 tài khoản ảo, rồi rút ra tiền mặt.
Từ dẫn chứng nêu trên, đại biểu Nguyễn Hải Trung, Giám đốc Công an Tp Hà Nội đề nghị cần phải đảm bảo tính chính danh khi đăng ký mở và sử dụng tài khoản. Qua thực tiễn công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung và hoạt động phòng, chống rửa tiền nói riêng của Công an Tp.Hà Nội trong thời gian qua nổi lên là hoạt động liên quan đến sử dụng thông tin, giấy tờ giả để mở tài khoản hoặc thuê người khác mở tài khoản, sau đó bán lại tài khoản cho đối tượng để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.
Mục đích của hành vi này là nhằm che giấu thông tin về tài sản của cá nhân, tổ chức thực sự quản lý sở hữu tài sản, gây khó khăn, tránh né công tác phát hiện của các cơ quan quản lý nhà nước. Do vậy, đại biểu nhận thấy, đây là vấn đề rất quan trọng, nếu nhận diện xác định rõ đối tượng tự quản lý, sử dụng tài khoản sẽ góp phần triệt tiêu được việc giả mạo thông tin tài khoản.
Đại biểu Nguyễn Hải Trung đề nghị: Một là, cần có cơ chế phối hợp đối chiếu thông tin chủ tài khoản ngân hàng, tài khoản trên nền tảng trung gian thanh toán, có khi đăng ký mở tài khoản với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để phòng tránh các trường hợp sử dụng tài khoản giả.
Hai là, tổ chức cung cấp tài khoản dịch vụ ngân hàng điện tử giao dịch điện tử phải có đầy đủ đồng bộ cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện nhận diện và xác thực thông tin người dùng.
Ba là, đưa hành vi mua bán tài khoản, sử dụng thông tin hoặc giấy tờ giả để mở tài khoản vào diện các hành vi bị nghiêm cấm theo quy định tại Điều 8 dự thảo Luật này để tạo cơ sở, căn cứ pháp lý, chế tài xử lý đối với hoạt động trên, từ đó tạo sự răn đe với các cá nhân và tổ chức khác.
Bên cạnh đó, đại biểu Nguyễn Hải Trung cũng đề nghị cần bổ sung thêm một điều luật quy định riêng về trách nhiệm của Bộ Tài nguyên và Môi trường trong công tác phòng, chống rửa tiền. Đồng thời cần phải có cơ chế sớm hơn, nhanh hơn để trì hoãn giao dịch phong tỏa tài khoản đối với các giao dịch đáng ngờ có dấu hiệu phạm tội.
Bổ sung hình thức tài sản
Thảo luận tại phiên họp, đại biểu Trương Trọng Nghĩa (Tp. HCM) cho biết, tại Điều 1 quy định về phạm vi điều chỉnh, trong đó nêu rõ chống hành vi rửa tiền của các tổ chức, cá nhân có mục đích tài trợ khủng bố theo luật này và các quy định của pháp luật hình sự. Tuy nhiên, phòng, chống rửa tiền cũng nhằm đến một số đối tượng khác như ma tuý, buôn người và các tổ chức xã hội đen, nếu chỉ liệt kê là khủng bố thì phạm vi còn hẹp do đó cần bổ sung thêm đối tượng vào dự thảo luật...
Đại biểu Trương Trọng Nghĩa
Về khái niệm rửa tiền, đại biểu Trương Trọng Nghĩa nêu rõ, nếu coi tội phạm rửa tiền là tội phạm hình sự thì phải quy định trong Bộ luật Hình sự, phải có nguyên tắc của pháp luật hình sự; không quy định trong Bộ luật Hình sự thì không phải là tội phạm hình sự. Do đó đại biểu cho rằng cần thiết kế lại vấn đề này để tránh gây hiểu lầm.
Đối với định nghĩa về tài sản, đại biểu Trương Trọng Nghĩa cho rằng trong thời đại công nghệ hiện nay, quy định như trong dự thảo luật vẫn thiếu, chưa đầy đủ. Theo đại biểu, hiện nay chưa có khái niệm ảo, tiền ảo hoặc tài sản ảo, số hoá,.. do đó cần phải quy định thêm tài sản ảo, tài sản số hoá và tài sản mã hoá sẽ bao gồm được nhiều hình thức tiền và hình thức tài sản hiện nay đang bắt đầu sử dụng. Khái niệm và thực tiễn hiện nay rộng, nếu chỉ quy định như trong dự thảo luật sẽ không bao quát hết và sẽ khó áp dụng.
Về nguyên tắc phòng, chống rửa tiền, theo quy định của pháp luật để trên cơ sở bảo đảm chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ, đại biểu đề nghị sửa đổi thành chủ quyền và lợi ích quốc gia. Bởi, nếu rửa tiền bên ngoài Việt Nam nhưng lại xâm phạm lợi ích quốc gia của Việt Nam; khi nào xâm phạm đến lợi ích quốc gia thì có quyền áp dụng luật.
Đại biểu Huỳnh Thị Phúc (Bà Rịa Vũng Tàu) nhấn mạnh, sự phát triển của kinh tế số cũng là cơ hội để các đối tượng tội phạm có hành vi gian lận tinh vi, phức tạp hơn, bao gồm các hành vi rửa tiền sử dụng công nghệ cao thông qua các kênh thương mại điện tử, dịch vụ tài chính trên nền tảng số… Đại biểu đề nghị ban soạn thảo cân nhắc bổ sung quy định pháp luật về phòng, chống rửa tiền đối với tiền ảo, tài sản ảo để kịp thời ngăn chặn các hành vi rửa tiền. Tại dự thảo có những điều khoản giao Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quy định chi tiết, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn chi tiết.
Đại biểu Huỳnh Thị Phúc
Cho rằng việc này sẽ làm dự thảo Luật không đảm bảo được tính chất chi tiết, cụ thể hóa, rõ ràng, đại biểu đề nghị ban soạn thảo cân nhắc theo hướng quy định cụ thể, chi tiết hơn tại các Nghị định, Thông tư để Luật có hiệu lực pháp luật và được áp dụng có hiệu quả.
Rửa tiền là vấn đề toàn cầu, không chỉ làm ảnh hưởng an ninh quốc gia, mà còn đe dọa tính ổn định, minh bạch và hiệu quả của hệ thống tài chính. Hợp tác quốc tế trong phòng chống rửa tiền là vấn đề quan trọng cần quan tâm. Đại biểu đề nghị cần hệ thống hóa các quy định về nội dung này đang nằm rải rác tại các Chương, Điều, khoản của Luật thành một chương riêng về Hợp tác quốc tế trong phòng, chống rửa tiền.
Làm rõ các khái niệm “rửa tiền”, “đáng ngờ”
Góp ý vào dự thảo luận, đại biểu Lê Xuân Thân (Khánh Hòa) cho rằng thực tế đấu tranh phòng, chống rửa tiền trong 10 năm qua có nhiều diễn biến, Ban soạn thảo nên cập nhật và mô tả khái niệm rửa tiền trong luật này rõ ràng hơn
Đại biểu Lê Xuân Thân đề nghị ban soạn thảo nghiên cứu Điều 324 của Bộ luật Hình sự hiện hành để có sự tương thích về khái niệm rửa tiền giữa Bộ luật Hình sự và Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi). Theo đại biểu, trong Bộ luật Hình sự, khái niệm rửa tiền đã chỉ rõ khi khởi tố bị can, bị cáo và người phạm tội đã xác định và người chấp hành án (có nghĩa là có dấu hiệu rõ ràng).
Đại biểu Lê Xuân Thân
Còn khái niệm “đáng ngờ”, đại biểu cho rằng nên mở rộng ra những đối tượng trước khi có quyết định khởi tố bị can của cơ quan pháp luật để bảo đảm không để lọt tội phạm, góp phần đấu tranh phòng, chống tệ nạn rửa tiền tốt hơn.
Góp ý về kỹ thuật lập pháp, đại biểu Lê Xuân Thân thống nhất với ý kiến đại biểu phát biểu trước, đề nghị ban soạn thảo chuyển đoạn 1 khoản 1, Điều 17: “Cá nhân người nước ngoài có ảnh hưởng chính trị, là người giữ chức vụ cấp cao trong các cơ quan, tổ chức của nước ngoài và tổ chức quốc tế”, theo đại biểu, đoạn này là khái niệm nên chuyển sang phần giải thích từ ngữ.
Ngoài ra, đại biểu cũng đề nghị Ban soạn thảo bỏ Điều 46 về xử lý vi phạm ở trong dự thảo vì nội dung chung chung, không cần thiết phải quy định thành 1 điều trong luật.)
Đại biểu Nguyễn Thị Thu Thủy đề nghị Ban soạn thảo xem xét bổ sung một số hình thức đối tượng cụ thể trong bối cảnh công nghệ thông tin ngày càng phát triển như hiện nay đang tạo ra nhiều cơ hội và kênh khác nhau để tội phạm rửa tiền lợi dụng rửa tiền không hợp pháp thành tiền hợp pháp. Đặc biệt khi tiền ảo, tài sản số đã được một số quốc gia công nhận thì tại Việt Nam gần đây đã xuất hiện cái hình thức mua bán Bitcoint. Vì thế, nếu không quy định cụ thể thì sẽ tạo kẽ hở cho tội phạm rửa tiền, chuyển tiền lợi dụng.
Đại biểu Nguyễn Thị Thu Thủy
Từ năm 2017, Bộ Tư pháp cũng đã đề cập vấn đề về tiền ảo, tài sản ảo có nguy cơ bị lạm dụng để thực hiện các hoạt động phi pháp, trong đó có rửa tiền và tài trợ khủng bố. Việt Nam cũng đã đẩy mạnh việc giám sát việc thực thi các quy định về phòng, chống tiền rửa tiền đối với khu vực tư nhân, đặc biệt là các lĩnh vực mới nổi mà tội phạm có khả năng sử dụng để thực hiện các hành vi rửa tiền.
Tuy nhiên, hiện nay, pháp luật Việt Nam vẫn chưa có khung pháp lý điều chỉnh và quản lý. Do đó, để dự thảo Luật Phòng, chống rửa tiền bao quát các hoạt động mới phát sinh thì cũng đề nghị Ban soạn thảo xem xét, nghiên cứu bổ sung dẫn chiếu các quy định của các nước đã công nhận về các loại hình này. Luật quy định rõ hình thức quy định thống nhất, thế không thống nhất ở mức độ nào.
Bên cạnh đó thì cũng cần mở rộng phạm vi, đối tượng báo cáo là tổ chức cung cấp dịch vụ tài sản ảo, các sản phẩm, dịch vụ ứng dụng công nghệ mới và các dịch vụ chuyển tiền để tạo cơ sở pháp lý cho các cơ quan có thẩm quyền quản lý, thanh tra, giám sát hoạt động có rủi ro về rửa tiền và tài trợ khủng bố.
Giám đốc Công an Hà Nội Nguyễn Hải Trung phát biểu - Ảnh: Qh.vn
Bài liên quan
-
Họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước về các Luật và về Pháp lệnh vừa được Quốc hội thông qua
-
Giải bóng đá học sinh THPT Hà Nội - An ninh Thủ đô năm 2024 Cup Number 1 Active đã tìm ra nhà vô địch?
-
Sunshine Homes đóng góp 5 tỷ đồng, chung tay đồng hành cùng Quỹ “Vì người nghèo” thành phố Hà Nội
-
Chánh án TANDTC Lê Minh Trí tiếp xúc cử tri sau kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV
Bài đọc nhiều nhất tuần
-
Khánh thành tượng đài “Bác Hồ với chiến sĩ biên phòng” tại cửa khẩu quốc tế Cầu Treo
-
Sắp diễn ra Tuần lễ Du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu 2024
-
Khai mạc Festival “Về miền ví, giặm – Kết nối tinh hoa di sản”
-
Thừa Thiên Huế: Bắt nhóm đối tượng “lừa vàng” chuyên nghiệp
-
Hội thảo khoa học "200 ngày tập kết ra Bắc tại Cà Mau - tầm nhìn chiến lược và giá trị lịch sử"
Bình luận