Công tác giải quyết, xét xử đã có nhiều chuyển biến rõ rệt
Hội nghị Triển khai công tác Tòa án năm 2019 đã nghe báo cáo tóm tắt về tình hình thực hiện các nhiệm vụ cải cách tư pháp từ đầu nhiệm kỳ đến nay do đồng chí Lê Hồng Quang, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Phó Bí thư Ban cán sự đảng, Phó Chánh án TANDTC trình bày.
Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, số lượng các loại vụ án được các Tòa án thụ lý, giải quyết tăng mạnh so với các năm trước, tính chất ngày càng phức tạp. Tuy nhiên, với tinh thần “trách nhiệm, kỷ cương, chất lượng, vì công lý”, Ban Cán sự đảng, lãnh đạo Toà án nhân dân tối cao đã thường xuyên ban hành các nghị quyết, chỉ thị nhằm lãnh đạo, chỉ đạo việc triển khai công tác. Với trọng tâm công tác là nâng cao chất lượng xét xử, Toà án đã áp dụng nhiều giải pháp như: hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy; đảm bảo áp dụng thống nhất pháp luật; đổi mới công tác đào tạo, tập huấn nghiệp vụ; tăng cường hoà giải, đối thoại; thắt chặt kỷ cương, kỷ luật công vụ; ứng dụng công nghệ thông tin….
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước và Quốc hội; sự quan tâm, chỉ đạo của Đồng chí Tổng bí thư, Chủ tịch nước và sự phối hợp chặt chẽ của các bộ, ban, ngành ở Trung ương và địa phương, toàn hệ thống Tòa án đã nỗ lực không ngừng để hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao. Kết quả hoạt động nổi bật được thể hiện qua 9 khía cạnh.
1.Thực hiện có hiệu quả chương trình cải cách tư pháp theo tinh thần Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị; Triển khai thực hiện nhiều giải pháp đột phá, thiết thực để nâng cao chất lượng công tác xét xử
Trên cơ sở kết quả Hội nghị Chánh án Toà án các cấp, lãnh đạo Tòa án nhân dân tối cao đã đề ra 14 giải pháp đột phá nhằm nâng cao chất lượng công tác xét xử. Bên cạnh đó, Toà án nhân dân tối cao cũng đưa ra bộ tiêu chí cụ thể để đánh giá phiên tòa theo tinh thần cải cách tư pháp, theo đó: (1) Hội đồng xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật; (2) tôn trọng quyền con người; (3) thực hiện tốt nguyên tắc tranh tụng; (4) thực hiện hết thẩm quyền của mình theo quy định của pháp luật.
Chánh án Toà án nhân dân tối cao đã ban hành và triển khai thực hiện quy định mới về mô hình phòng xử án, nhằm đảm bảo tinh thần tranh tụng, bình đẳng giữa các bên, đảm bảo quyền con người, quyền tố tụng của các bên và tăng cường khả năng tiếp cận công lý của các chủ thể… Đây là bước tiến bộ của cải cách tư pháp và được dư luận trong, ngoài nước đánh giá cao.
Triển khai thực hiện theo Nghị quyết số 49 của Bộ Chính trị, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành Chỉ thị về tăng cường công tác hòa giải, đối thoại trong giải quyết các vụ việc dân sự và hành chính. Tiếp đó, được sự đồng ý của Ban chỉ đạo cải cách tư pháp Trung ương, Tòa án nhân dân tối cao đã triển khai thí điểm mô hình Trung tâm hòa giải, đối thoại tại Tòa án ở Hải Phòng. Kết quả 6 tháng thí điểm cho thấy đã có 76,6% số vụ việc được hòa giải, đối thoại thành. Hiện nay,Tòa án nhân dân tối cao đang nhân rộng thí điểm mô hình này tại 16 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và xây dựng dự án Luật hòa giải, đối thoại ngoài tố tụng tại Tòa án để trình Quốc hội.
Cũng theo tinh thần Nghị quyết số 49, các Toà án đã triển khai đăng tải các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của trên Cổng thông tin điện tử. Đến nay, đã có 210.000 bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật được công bố; thu hút được sự quan tâm rộng rãi của công chúng với gần 9 triệu lượt truy cập và nhận được nhận xét tích cực. Hầu hết các Thẩm phán và tất cả các Tòa án trong toàn quốc đều đã có bản án được công bố theo quy định.
Ngoài ra, Lãnh đạo Tòa án nhân dân tối cao đã triển khai thực hiện nhiều giải pháp để nâng cao chất lượng giải quyết đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm; các quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm phải rõ ràng, phải chỉ ra những sai sót nghiêm trọng của cấp dưới và những vấn đề phải làm rõ khi giải quyết lại; tăng cường công tác phối hợp với Viện kiểm kiểm sát nhân dân; sửa đổi quy trình giải quyết để đảm bảo nhanh chóng, chặt chẽ, đúng quy định của pháp luật.
Với việc thực hiện đồng bộ các giải pháp nói trên, công tác giải quyết, xét xử trong nửa đầu nhiệm kỳ và năm 2018 đã có nhiều chuyển biến rõ rệt. Các Tòa án đã giải quyết 1.379.709 vụ trong tổng số 1.438.845 vụ án đã thụ lý (đạt tỷ lệ 95,9%); tỷ lệ các bản án, quyết định bị hủy, sửa do lỗi của Tòa án giảm dần qua các năm (năm 2016 là 1,3%; năm 2017 là 1,2% và năm 2018 là 1,14%), đáp ứng được yêu cầu của Quốc hội; chất lượng xét xử được bảo đảm. Nhiều vụ án, nhiều bị can bị khởi tố tại phiên toà; các kiến nghị của Hội đồng xét xử đảm bảo chính xác, phù hợp với tình tiết vụ án và được các cơ quan liên quan chấp nhận.
Trong xét xử các vụ án hình sự thời gian qua đảm bảo đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Việc tranh tụng tại các phiên tòa được thực thi nghiêm túc, nhất là tại phiên tòa xét xử các tội phạm tham nhũng và phiên tòa xét xử các vụ án lớn được xã hội quan tâm như: vụ án Châu Thị Thu Nga, Trịnh Xuân Thanh, Đinh La Thăng và vụ án tổ chức đánh bạc tại Phú Thọ… Hình phạt áp dụng đối với các bị cáo đảm bảo đúng pháp luật, vừa nghiêm minh, vừa đảm bảo tính khoan hồng, đáp ứng được yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm trong tình hình hiện nay. Chánh án Toà án nhân dân tối cao thực hiện nghiêm túc, kịp thời, đúng quy định của pháp luật trong việc ban hành các quyết định đối với các vụ án có bị cáo bị tuyên hình phạt tử hình để trình Chủ tịch nước ân giảm.
2.Tích cực tham gia hoàn thiện thể chế; đổi mới và tăng cường công tác hướng dẫn áp dụng pháp luật và phát triển án lệ, qua đó tháo gỡ nhiều khó khăn trong thực tiễn xét xử và đóng góp tích cực vào phát triển khoa học pháp lý
Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, Tòa án nhân dân tối cao đã chủ trì, phối hợp với các cơ quan hữu quan xây dựng Bộ luật Tố tụng dân sự sửa đổi, Luật Tố tụng hành chính (sửa đổi), tham gia ý kiến đối với nhiều dự án luật khác như: Bộ luật Tố tụng hình sự (sửa đổi), Bộ luật Dân sự (sửa đổi), Bộ luật Hình sự (sửa đổi)… đảm bảo đúng tiến độ và chất lượng. Công tác hoàn thiện hệ thống pháp luật được quán triệt đầy đủ, đã thể chế hoá các quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước; đảm bảo tính khả thi.
Công tác tổng kết thực tiễn xét xử, hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật, phát triển án lệ được chú trọng và có nhiều đổi mới. Số lượng văn bản hướng dẫn áp dụng pháp luật và án lệ được ban hành trong nửa đầu nhiệm kỳ tăng hơn nhiều so với trước (18 Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán, 19 Thông tư liên tịch, 07 Thông tư của Chánh án, 26 án lệ và 05 tập giải đáp nghiệp vụ). Nhiều vướng mắc trong áp dụng pháp luật đã được tháo gỡ, góp phần nâng cao chất lượng xét xử của các Toà án. Triển khai thực hiện Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014; sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đổi mới công tác tổ chức cán bộ; chú trọng xây dựng nguồn nhân lực có chất lượng
Thực hiện Luật Tổ chức TAND năm 2014 và hoàn thiện công tác tổ chức-cán bộ, Toà án nhân dân tối cao đã tổ chức Hội nghị toàn quốc để thảo luận về công tác tổ chức-cán bộ và đã thông qua 14 giải pháp về công tác này, như: tổ chức lại các Toà chuyên trách, đổi mới thi tuyển chọn nâng ngạch Thẩm phán và các chức danh tư pháp khác; thí điểm thi tuyển chọn lãnh đạo, quản lý; kiện toàn đội ngũ công chức làm công tác tổ chức cán bộ; tăng cường kỷ cương kỷ luật công vụ…. Trên cơ sở kết quả Hội nghị này, nhiều quy định về công tác cán bộ có liên quan cũng đã được Toà án nhân dân tối cao ban hành hoặc sửa đổi phù hợp với các Nghị quyết của Đảng và Quốc hội.
Về tổ chức bộ máy, Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành Thông tư hướng dẫn về tổ chức, hoạt động của Tòa Gia đình và người chưa thành niên tại các Toà án trên toàn quốc. Bên cạnh đó, việc tổ chức lại các Tòa chuyên trách cũng được thực hiện tinh gọn, sát thực tế theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 6 khóa XII; đã giảm 39 đầu mối so với trước đây và bố trí lại số lượng Thẩm phán trên phạm vi toàn quốc. Hiện nay, các Tòa án đang triển khai sơ kết 03 năm thực hiện Luật Tổ chức Tòa án nhân dân để có những đề xuất sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.
Nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả, tinh gọn bộ máy, các Toà án đã hoàn thành Đề án vị trí việc làm và trình cấp có thẩm quyền. Tòa án nhân dân tối cao đã giao chỉ tiêu và hướng dẫn thực hiện tinh giản biên chế cho Tòa án nhân dân các cấp theo tinh thần Nghị quyết số 39-NQ/TW của Bộ Chính trị. Các Tòa án cũng đã hoàn thành việc xây dựng Kế hoạch tinh giản biên chế giai đoạn 2017-2021 và từng năm. Số lượng biên chế của hệ thống Tòa án đến nay đã giảm 1.088/1.523 người (gồm giảm tự nhiên và tinh giản theo quy định).
Nhằm tăng cường đội ngũ cán bộ, từ đầu nhiệm kỳ đến nay, Toà án nhân dân tối cao đã tổ chức 06 kỳ thi quốc gia và tuyển chọn được 2.112 người để trình Chủ tịch nước xem xét, bổ nhiệm Thẩm phán sơ cấp, Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán cao cấp. Tòa án nhân dân tối cao cũng đã tổ chức thi nâng ngạch, thi tuyển chọn cán bộ lãnh đạo cấp vụ theo đúng chủ trương thí điểm của Bộ Chính trị. Công tác thi tuyển được thực hiện nghiêm túc, công khai, đã chọn được những cán bộ có trình độ, năng lực tốt.
Công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho Thẩm phán, cán bộ, công chức đã có nhiều đổi mới mang tính thiết thực, bám sát yêu cầu thực tiễn với nhiều hình thức đa dạng. Từ năm 2016 đến nay, Toà án nhân dân tối cao đã tổ chức đào tạo nghiệp vụ xét xử cho 1.348 học viên; đào tạo nghiệp vụ Thẩm tra viên và Thư ký cho 2.655 học viên; bồi dưỡng nghiệp vụ cho 2.791 Thẩm phán, Thư ký Toà án…. Bên cạnh đó, năm 2018 Toà án nhân dân tối cao còn tổ chức 08 khoá tập huấn định kỳ qua hệ thống truyền hình trực tuyến đến 778 điểm cầu trong hệ thống Tòa án với sự tham gia thường xuyên của trên 10.000 cán bộ có chức danh tư pháp. Tham gia giảng dạy là các chuyên gia đầu ngành của Toà án, các chuyên gia có uy tín trong và ngoài nước.
3.Tuân thủ nghiêm túc sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác Tòa án; tăng cường công tác xây dựng Đảng, đề cao kỷ cương, kỷ luật công vụ, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức Tòa án trong sạch, vững mạnh
Thực hiện Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị, Tòa án 02 cấp các tỉnh đã làm tốt công tác lựa chọn, giới thiệu nhân sự để tham gia Ban chấp hành Đảng bộ cấp tỉnh và cấp huyện. Cho tới nay, đã có 50 trong tổng số 63 Tòa án nhân dân cấp tỉnh và 561/710 Tòa án nhân dân cấp huyện có lãnh đạo tham gia cấp ủy cùng cấp. Trong công tác đề bạt, bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo, các Tòa án đều phối hợp chặt chẽ với cấp ủy địa phương, đảm bảo thực hiện đúng quy định của Đảng và Nhà nước về công tác cán bộ.
Ban cán sự đảng Tòa án các cấp thường xuyên báo cáo cấp uỷ khi giải quyết những vụ án lớn, nhạy cảm về chính trị theo đúng tinh thần Chỉ thị số 15-CT/TW của Bộ Chính trị. Hiện nay, Toà án nhân dân tối cao đang xây dựng văn bản quán triệt và tổ chức thực hiện Chỉ thị số 26-CT/TW ngày 06/11/2018 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với các cơ quan bảo vệ pháp luật trong công tác điều tra, xử lý các vụ án, vụ việc.
Tòa án nhân dân tối cao cũng đã ban hành và triển khai thực hiện “Quy định xử lý trách nhiệm người giữ chức danh tư pháp trong Tòa án nhân dân”. Hội đồng tuyển chọn và giám sát Thẩm phán quốc gia đã ban hành “Bộ quy tắc đạo đức và ứng xử của Thẩm phán”. Việc ban hành các văn bản này nhằm cụ thể hóa chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII của Đảng và thực hiện mục tiêu xây dựng đội ngũ cán bộ có đức, có tâm, có tầm.
Hoạt động thanh tra, kiểm tra trong hệ thống Toà án được tăng cường và tiến hành thường xuyên. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành quy định và thường kỳ triển khai công tác kiểm tra trong toàn hệ thống Tòa án. Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, Tòa án nhân dân tối cao đã tổ chức các đoàn kiểm tra công tác chuyên môn, cụ thể: 09 đoàn kiểm tra đối với các Tòa án nhân dân cấp cao; 81 đoàn kiểm đối với các Tòa án nhân dân cấp tỉnh và 186 đoàn kiểm tra đối với các Tòa án nhân dân cấp huyện. Các Tòa án nhân dân cấp tỉnh cũng duy trì thường xuyên việc kiểm tra hoạt động nghiệp vụ và thực hiện trách nhiệm công vụ của cán bộ, Thẩm phán tại các Tòa án thuộc quyền quản lý. Qua công tác kiểm tra, đã chấn chỉnh kịp thời các sai sót trong hoạt động nghiệp vụ, nâng cao ý thức trách nhiệm của cán bộ, Thẩm phán trong thực thi nhiệm vụ, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.
4.Tuân thủ nghiêm túc sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác Tòa án; tăng cường công tác xây dựng Đảng, đề cao kỷ cương, kỷ luật công vụ, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức Tòa án trong sạch, vững mạnh
Thực hiện Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị, Tòa án 02 cấp các tỉnh đã làm tốt công tác lựa chọn, giới thiệu nhân sự để tham gia Ban chấp hành Đảng bộ cấp tỉnh và cấp huyện. Cho tới nay, đã có 50 trong tổng số 63 Tòa án nhân dân cấp tỉnh và 561/710 Tòa án nhân dân cấp huyện có lãnh đạo tham gia cấp ủy cùng cấp. Trong công tác đề bạt, bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo, các Tòa án đều phối hợp chặt chẽ với cấp ủy địa phương, đảm bảo thực hiện đúng quy định của Đảng và Nhà nước về công tác cán bộ.
Ban cán sự đảng Tòa án các cấp thường xuyên báo cáo cấp uỷ khi giải quyết những vụ án lớn, nhạy cảm về chính trị theo đúng tinh thần Chỉ thị số 15-CT/TW của Bộ Chính trị. Hiện nay, Toà án nhân dân tối cao đang xây dựng văn bản quán triệt và tổ chức thực hiện Chỉ thị số 26-CT/TW ngày 06/11/2018 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với các cơ quan bảo vệ pháp luật trong công tác điều tra, xử lý các vụ án, vụ việc.
Tòa án nhân dân tối cao cũng đã ban hành và triển khai thực hiện “Quy định xử lý trách nhiệm người giữ chức danh tư pháp trong Tòa án nhân dân”. Hội đồng tuyển chọn và giám sát Thẩm phán quốc gia đã ban hành “Bộ quy tắc đạo đức và ứng xử của Thẩm phán”. Việc ban hành các văn bản này nhằm cụ thể hóa chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII của Đảng và thực hiện mục tiêu xây dựng đội ngũ cán bộ có đức, có tâm, có tầm.
Hoạt động thanh tra, kiểm tra trong hệ thống Toà án được tăng cường và tiến hành thường xuyên. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành quy định và thường kỳ triển khai công tác kiểm tra trong toàn hệ thống Tòa án. Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, Tòa án nhân dân tối cao đã tổ chức các đoàn kiểm tra công tác chuyên môn, cụ thể: 09 đoàn kiểm tra đối với các Tòa án nhân dân cấp cao; 81 đoàn kiểm đối với các Tòa án nhân dân cấp tỉnh và 186 đoàn kiểm tra đối với các Tòa án nhân dân cấp huyện. Các Tòa án nhân dân cấp tỉnh cũng duy trì thường xuyên việc kiểm tra hoạt động nghiệp vụ và thực hiện trách nhiệm công vụ của cán bộ, Thẩm phán tại các Tòa án thuộc quyền quản lý. Qua công tác kiểm tra, đã chấn chỉnh kịp thời các sai sót trong hoạt động nghiệp vụ, nâng cao ý thức trách nhiệm của cán bộ, Thẩm phán trong thực thi nhiệm vụ, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.
5.Các Tòa án quân sự đã làm tốt công tác chuyên môn cũng như các nhiệm vụ mà Quân ủy Trung ương và lãnh đạo Bộ Quốc phòng phân công
Trong những năm qua, các Tòa án quân sự đã chủ động nắm bắt tình hình, đề ra và thực hiện quyết liệt nhiều giải pháp để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, như: Tăng cường công tác kiểm tra, trao đổi nghiệp vụ; Thường xuyên tổ chức hội thảo chuyên môn; Kiện toàn tổ chức cán bộ; Tăng cường kỷ cương, kỷ luật công vụ. Với việc thực hiện các giải pháp này, tiến độ và chất lượng xét xử các vụ án đã được nâng cao rõ rệt, vừa đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ chuyên môn, vừa hoàn thành tốt nhiệm vụ được Quân uỷ Trung ương và lãnh đạo Bộ Quốc phòng giao.
6.Cơ sở vật chất, điều kiện phương tiện làm việc của các Tòa án tiếp tục được tăng cường
Trong thời gian qua, cùng với việc triển khai thực hiện các Đề án về tăng cường cơ sở vật chất do Toà án nhân dân tối cao chủ trì, các Tòa án còn nhận được sự quan tâm, tạo điều kiện của cấp ủy, chính quyền địa phương. Do vậy, điều kiện, phương tiện làm việc của các Toà án đã được cải thiện đáng kể. Trang phục áo choàng khi xét xử và Lễ phục cho các Thẩm phán cũng được cấp phát phù hợp với Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội. Việc thay đổi trang phục xét xử đã đề cao danh dự, trách nhiệm của các Thẩm phán, tăng cường vị thế và sự uy nghiêm tại phiên tòa.
Bên cạnh đó, với những nỗ lực của Ban Cán sự đảng Tòa án nhân dân tối cao, Thủ tướng Chính phủ cũng đã đồng ý bố trí kinh phí để triển khai các hoạt động như: đầu tư xây dựng mới trụ sở cho 35 Tòa án nhân dân cấp huyện hiện chưa có trụ sở; trang bị nội thất phòng xét xử theo mô hình mới; ứng dụng công nghệ thông tin và các hoạt động khác.
7.Hợp tác quốc tế được mở rộng, qua đó nâng cao vị thế, uy tín của Tòa án Việt Nam; thu hút các nguồn lực tài trợ, trao đổi và học tập kinh nghiệm, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, các hoạt động hợp tác quốc tế của Tòa án được mở rộng và tăng cường. Lãnh đạo Tòa án nhân dân tối cao đã tham dự và phát biểu tại nhiều hội nghị, diễn đàn quốc tế quan trọng, qua đó quảng bá về hình ảnh của Việt Nam và nâng cao vị thế của Tòa án nước ta trên trường quốc tế. Tòa án nhân dân tối cao đã thực hiện tốt vai trò là Chủ tịch của Hội đồng Chánh án ASEAN và được đánh giá cao về những đóng góp trong việc đề nghị công nhận Hội đồng Chánh án ASEAN là thực thể liên kết hoạt động theo Hiến chương ASEAN. Chánh án Toà án nhân dân tối cao đã tích cực tham gia và trao đổi về các chủ đề chung cùng với người đứng đầu cơ quan tư pháp của các nước tại các diễn đàn khu vực đông dương, ASEAN, Châu Á-Thái Bình Dương, diễn đàn Tư pháp quốc tế, Hội nghị Toà án các nước nói tiếng Pháp…
Bên cạnh đó, Toà án nhân dân tối cao cũng đã thực hiện có hiệu quả các thỏa thuận hợp tác, hỗ trợ kỹ thuật với các đối tác nước ngoài. Các hoạt động này đã góp phần tăng cường cơ sở vật chất; nâng cao chất lượng và năng lực của cán bộ Toà án.
8.Cải cách thủ tục hành chính tư pháp được đẩy mạnh; Ứng dụng công nghệ thông tin được tăng cường, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả công tác và tạo điều kiện thuận lợi cho người dân khi giải quyết công việc tại Tòa án
Việc cải cách thủ tục hành chính tư pháp tại Tòa án trong thời gian qua chủ yếu tập trung vào một số nội dung như: chuẩn hoá quy trình xử lý công việc gắn với việc ứng dụng công nghệ thông tin; thành lập bộ phận hành chính tư pháp tại các Tòa án; tách bạch giữa quản lý hành chính và hoạt động xét xử; xây dựng quy trình phân công án ngẫu nhiên cho các Thẩm phán…
Công tác ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động của Tòa án trong thời gian qua được đẩy mạnh với việc: xây dựng trung tâm dữ liệu; phát triển các ứng dụng về hệ thống truyền hình trực tuyến với 778 điểm cầu để phục vụ hội nghị, giao ban, quản lý, điều hành và đặc biệt là công tác đào tạo, tập huấn; xây dựng 67 trang thông tin điện tử của Tòa án; công bố bản án; ứng dụng gửi, nhận đơn khởi kiện, tài liệu, chứng cứ qua mạng và bằng phương tiện điện tử…. Việc triển khai mạnh mẽ ứng dụng công nghệ thông tin này đã góp phần nâng cao hiệu quả công tác và tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tiếp cận Toà án.
9.Công tác thông tin tuyên truyền và thi đua khen thưởng có những đóng góp tích cực vào việc hoàn thành nhiệm vụ chính trị chung của toàn hệ thống
Công tác thông tin tuyên truyền trong thời gian qua đã có nhiều đổi mới tích cực. Các đơn vị thông tin, truyền thông của Toà án đã mở rộng hợp tác với các cơ quan thông tin, truyền thông ngoài hệ thống. Nhiều chuyên trang, chuyên mục mới đã được xây dựng với nội dung phong phú, chất lượng nhằm thu hút độc giả. Đặc biệt, Toà án nhân dân tối cao đã xây dựng Chương trình Truyền hình Tòa án nhân dân và phát sóng thường kỳ 02 số/tháng trên sóng Truyền hình Quốc hội. Đây là bước phát triển mới trong công tác thông tin, tuyên truyền của Tòa án nhân dân.
Các phong trào thi đua tại các Tòa án đã bám sát các hoạt động chuyên môn và các nhiệm vụ trọng tâm công tác. Việc khen thưởng được tiến hành thực chất, kịp thời biểu dương các tập thể, cá nhân có thành tích, động viên cán bộ, công chức nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Bài đọc nhiều nhất tuần
-
Điểm mới của Luật Đất đai năm 2024 về hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất
-
Hệ thống Tòa án nhân dân “đoàn kết, trách nhiệm, kỷ cương, liêm chính, đổi mới, vượt khó, hiệu quả”, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2025
-
Thừa Thiên Huế: Bắt nhóm đối tượng “lừa vàng” chuyên nghiệp
-
Hội thảo khoa học "200 ngày tập kết ra Bắc tại Cà Mau - tầm nhìn chiến lược và giá trị lịch sử"
-
Khai mạc Festival “Về miền ví, giặm – Kết nối tinh hoa di sản”
Bình luận