Dự thảo Nghị quyết Hướng dẫn áp dụng về các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự
Để áp dụng đúng và thống nhất áp dụng về các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự của Bộ luật Hình sự; TANDTC dự thảo Nghị quyết hướng dẫn áp dụng quy định tại Điều 51 và 52 của Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 12/2017/QH14
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị quyết này hướng dẫn áp dụng Điều 51 và Điều 52 của Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 được sửa đổi, bổ sung một số quy định tại Luật số 12/2017/QH14 (sau đây gọi là Bộ luật Hình sự) về các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự.
Điều 2. Về tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại Điều 51 của Bộ luật Hình sự
1. Về tình tiết “Người phạm tội đã ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm” quy định tại điểm a khoản 1 Điều 51của Bộ luật Hình sự là trường hợp sau khi thực hiện tội phạm, người phạm tội tự mình hoặc có sự tác động khách quan nên đã ngăn cản không cho tác hại của tội phạm xảy ra hoặc hạn chế tối đa tác hại của tội phạm[1]
1.2. Về tình tiết “người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả” quy định tại điểm b khoản 1 Điều 51 của Bộ luật Hình sự xác định như sau:
a) Bị cáo là người chưa thành niên có tài sản riêng hoặc cha, mẹ của họ đã tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả do hành vi phạm tội của bị cáo gây ra;
b) Bị cáo (không phân biệt là người đã thành niên hay người chưa thành niên) hoặc cha, mẹ của bị cáo chưa thành niên đã tự nguyện dùng tiền, tài sản để sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả do hành vi phạm tội của bị cáo gây ra, nhưng bị hại, nguyên đơn dân sự hoặc người đại diện hợp pháp của họ từ chối nhận, nếu số tiền, tài sản đó đã được giao cho cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan thi hành án hoặc cơ quan có thẩm quyền khác quản lý để thực hiện
việc sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả do hành vi phạm tội của bị cáo gây ra;
c) Bị cáo (không phân biệt là người đã thành niên hay người chưa thành niên) hoặc cha, mẹ của bị cáo chưa thành niên xuất trình được chứng cứ chứng minh là họ đã tự nguyện dùng tiền, tài sản để sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả do hành vi phạm tội của bị cáo gây ra, nhưng bị hại, nguyên đơn dân sự hoặc người đại diện hợp pháp của họ từ chối nhận và họ đã đem số tiền, tài sản đó cất giữ để sẵn sàng thực hiện việc bồi thường khi có yêu cầu;
đ) Bị cáo không có tài sản để bồi thường nhưng đã tích cực tác động, đề nghị cha, mẹ hoặc người khác (vợ, chồng, con, anh, chị, em, bạn bè...) sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả và những người này đã thực hiện việc sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả do hành vi phạm tội của bị cáo gây ra;
e) Bị cáo không có trách nhiệm sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả do hành vi phạm tội của mình gây ra (Ví dụ việc bồi thường thiệt hại thuộc trách nhiệm của chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ) nhưng đã tự nguyện dùng tiền, tài sản của mình để sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả hoặc đã tích cực tác động, đề nghị cha, mẹ, hoặc người khác sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả (nếu bị cáo không có tài sản để bồi thường) và những người này đã thực hiện việc sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả do hành vi phạm tội của bị cáo gây ra.
3. Về tình tiết “Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng”
quy định tại điểm c khoản 1 Điều 51của Bộ luật Hình sự là trường hợp người phạm tội thực hiện hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại. Ví dụ: Nguyễn Văn A bị Phạm Văn T dùng vũ lực uy hiếp và để bảo vệ mình, A đã phản kháng và giằng
co với T. Khi T té xuống đất thì A không chấm dứt hành vi tự vệ mà tiếp tục dùng tảng đá gần đó tấn công vào người T dẫn đến tổn thương cơ thể 54% .
4. Về tình tiết “Phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết”
quy định tại điểm d khoản 1 Điều 51 của Bộ luật Hình sự là trường hợp người phạm tội vì muốn tránh một nguy cơ đang thực tế xảy ra hoặc đe dọa lợi ích của Cơ quan, của tổ chức, quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác mà không còn cách nào khác là gây thiệt hại bằng hoặc lớn hơn thiệt hại cần ngăn chặn.
5. Về tình tiết “Phạm tội trong trường hợp vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội” quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 51 của Bộ luật Hình sự là trường hợp vì mục đích bắt giữ người phạm tội mà cố ý thực hiện những hành vi vượt quá mức cần thiết và gây thiệt hại cho người phạm tội hoặc một chủ thể bất kỳ. Ví dụ: Nguyễn Văn A đuổi bắt Nguyễn Văn C do có hành vi cướp giật túi xách của người đi đường. Khi đuổi theo , A đã đạp liên tiếp vào xe máy của C đang đi, khiến C bị ngã và gãy chân, tổn thương cơ thể 61% .
6. Về tình tiết “Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của nạn nhân gây ra” quy định tại điểm a khoản 1 Điều 51 của Bộ luật Hình sự xác định như sau[2] :
Tình trạng tinh thần bị kích động là tình trạng người phạm tội không hoàn toàn tự chủ, tự kiềm chế được hành vi phạm tội của mình. Sự kích động mạnh đó phải là tức thời do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân gây nên sự phản ứng dẫn tới hành vi phạm tội. Để có thể xác định tinh thần của người phạm tội có bị kích động mạnh hay không và để phân biệt giữa “kích động” với “kích động mạnh”, cần xem xét một cách khác quan, toàn diện các mặt: thời gian, hoàn cảnh, địa điểm, diễn biến, nguyên nhân sâu xa và trực tiếp của sự việc; mối quan hệ giữa nạn nhân với người phạm tội, trình độ văn hóa, tính tình, cá tính của mỗi bên, mức độ nghiêm trọng của hành vi trái pháp luật của nạn nhân, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân với tình trạng tinh thần bị kích động mạnh của người phạm tội.
Trường hợp hành vi trái pháp luật của nạn nhân có tính chất đè nén, áp bức, lặp đi lặp lại, sự kích động đó đã âm ỷ, kéo dài, đến thời điểm nào đó hành vi trái pháp luật của nạn nhân lại tiếp diễn làm cho người bị kích động không tự kiềm chế được; nếu tách riêng sự kích động mới này thì không coi là kích động mạnh, nhưng nếu xét cả quá trình phát triển của sự việc, thì lại được coi là mạnh hoặc rất mạnh.
Hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với người phạm tội hoặc đối với người thân thích của người đó tuy làm cho người phạm tội bị kích động mạnh, nhưng chưa đến mức là tội phạm…
Điều 3. Một số tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự quy định tại Điều 52 của Bộ luật Hình sự
1. Về tình tiết “Phạm tội có tổ chức” quy định tại điểm a khoản 1 Điều 52 của Bộ luật Hình sự được hiểu là hình thức đồng phạm có sự kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm. Đây là trường hợp nhiều người cố ý cùng
bàn bạc, câu kết chặt chẽ với nhau, vạch ra kế hoạch để thực hiện một tội phạm, dưới sự điều khiển của người đứng đầu.
2. Chỉ áp dụng tình tiết “phạm tội có tính chất chuyên nghiệp” quy định tại điểm b khoản 1 Điều 52 của Bộ luật Hình sự khi có đầy đủ các điều kiện sau đây:
a) Cố ý phạm tội từ 05 lần trở lên về cùng một tội phạm không phân biệt đã bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc chưa được xóa án tích;
b)Người phạm tội đều lấy các lần phạm tội làm nghề sinh sống và lấy kết
quả của việc phạm tội làm nguồn sống chính….
Điều 4. Nguyên tắc áp dụng tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự
Khi xác định mức hình phạt mà người phạm tội vừa có tình tiết tăng nặng, vừa có tình tiết giảm nhẹ, thì số tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự phải nhiều hơn số tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự từ 02 tình tiết trở lên,
trong đó có ít nhất 01 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 Điều 51 của Bộ luật Hình sự
2. Khi kết án bị cáo về một tội phạm cụ thể theo tình tiết tăng nặng định
khung hình phạt (ở khoản nặng hơn) mặc dù họ cũng phạm tội trong trường hợp có tình tiết tăng nặng định khung ở khoản nhẹ hơn và tình tiết nhẹ hơn cũng được Bộ luật Hình sự quy định là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự, thì vẫn bị áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự tương ứng quy định tại khoản 1 Điều 52 của Bộ luật Hình sự….
Dự thảo Nghị quyết hướng dẫn cụ thể các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ quy định tại Điều 51 và 52 Bộ luật Hình sự; Về nguyên tắc áp dụng. Nghị quyết có 5 Điều, có hiệu lực kể từ ngày… Trường hợp người phạm tội đã bị xét xử trước ngày Nghị quyết này có hiệu lực theo đúng các văn bản hướng dẫn trước đây và bản án đã có hiệu lực pháp luật thì không căn cứ vào Nghị quyết này để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm.
[1] Mục 6.2.1.1 Sổ tay Thẩm phán năm 2023
[2] 2 Điểm b, mục 1, chương 2 Nghị quyết số 04 -HĐTPTANDTC/NQ ngày 29/11/1986 hướng dẫn áp dụng một số quy định trong phần các tội phạm của Bộ luật Hình sự
Tài liệu đính kèm
Bài đọc nhiều nhất tuần
-
Tranh chấp Hợp đồng đặt cọc hay tranh chấp Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất
-
Bàn về quy định buộc xin lỗi, cải chính công khai khi bị xâm phạm danh dự, nhân phẩm và uy tín trên mạng xã hội
-
Không nhất thiết phải đề cập đến “tờ vé số có phải là tài sản hay không”
Bàn về dự thảo Án lệ số 08/2024/AL -
Bất thường ở huyện nghèo Krông Búk –Đắk Lắk: Thanh niên mới 20 tuổi đã đứng tên nhà đất trị giá nhiều tỷ đồng
-
Thực trạng áp dụng án lệ trong giải quyết các tranh chấp dân sự tại Việt Nam
Bình luận