Hội đồng Thẩm phán TANDTC giải đáp vướng mắc về Hành chính, Tố tụng hành chính và Hòa giải, đối thoại tại Tòa án
Ngày 28/3/2022, Hội đồng Thẩm phán TANDTC đã tổ chức Hội nghị trực tuyến giải đáp một số vướng mắc trong quá trình giải quyết các vụ án. Dưới đây là phần giải đáp vướng mắc vướng mắc về Hành chính, Tố tụng hành chính và Hòa giải, đối thoại tại Tòa án
Về Hành chính, Tố tụng hành chính
1. Hộ gia đình ông A và hộ gia đình ông B có tranh chấp ranh giới thừa đất giữa hai gia đình. Quá trình giải quyết, Chủ tịch UBND quận c ra quyết định xử phạt hành chỉnh đối với hành vi lấn chiếm đất tranh chấp của ông A. Ông A khởi kiện yêu cầu huỷ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất UBND quận c đã cấp cho ông B và quyết định xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch UBND quận c đối với ông A. Tòa án đã thụ lý thành hai vụ án khác nhau. Trong trường hợp này thì Tòa án có nhập hai vụ án thành một vụ án để giải quyết không?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 35 Luật Tố tụng hành chính nàm 2015 thì:
“1. Tòa án nhập hai hoặc nhiều vụ án mà Tòa án đã thụ lý riêng hiệt thành một vụ án để giải quyết bằng một vụ án hành chính khi có đủ các điều kiện sau đây:
a,Các vụ án thụ lý riêng biệt chi có một người khởi kiện đối với nhiêu quyết định hành chính, hành vi hành chính đều do một cơ quan, tổ chức hoặc một người có thẩm quyền trong cơ quan, tổ chức ban hành, thực hiện và có mối liên hệ mật thiết với nhau hoặc các vụ án thụ lý riêng biệt có nhiều người khởi kiện đối với cùng một quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính;
b,Việc nhập hai hay nhiều vụ án hành chính thành một vụ án hành chỉnh phải bảo đảm việc xét xử được nhanh chóng, hiệu quả, triệt để và không vi phạm thời hạn chuẩn bị xét xử. ”
Trong trường hợp này người khởi kiện khởi kiện 01 Quyết định cùa Ủy ban nhân dân quận c và 01 Quyết định của người có thẩm quyền của Ủy ban nhân dân quận c. Hai quyết định này có mối liên hệ mật thiết với nhau và do cùng một cơ quan, chỉ khác về thẩm quyền ban hành (Một quyết định của cơ quan và một quyết định của người đứng đầu cơ quan đó ban hành). Hai quyết định này đều liên quan đến diện tích đất mà các bên đang tranh chấp (một quyết định cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho ông B bao gồm cả diện tích đất tranh chấp, một quyết định liên quan đến diện tích đất ông A lấn chiếm của ông B đã được Uỷ ban nhân dân quận c cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất). Do vậy, trong trường hợp này để việc xét xử được nhanh chóng, hiệu quả, triệt để thì Tòa án có thể nhập vụ án để giải quyết.
2. Ông Trần Văn H nộp hồ sơ xin chuyển đồi quyền sử dụng đất tại Ủy ban nhân dãn xã B theo đúng quy định, nhưng bà Nguyễn Thị N là cán bộ của Ủy ban nhân dân xã B được phân công tiếp nhận hồ sơ đăng ký di biến động đất đai đã nhận hồ sơ đất nhưng trả lại hồ sơ cho ông H và không nêu lý do của việc trả lại hồ sơ đó. Không đồng ý với việc trả lại hồ sơ này, ông H có quyền khởi kiện không? Nếu có thì đối tượng khởi kiện trong trường hợp này là gì?
Tại đoạn 2 khoản 2 Điều 60 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai quy định: “...Trường hợp hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư có nhu cầu nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cắp xã thì ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả. Trường hợp đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất; cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận thì trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Ủy ban nhân dân cấp xã phải chuyển hồ sơ đến Văn phòng đăng ký đất đai". Như vậy, theo quy định nêu trên thì trong trường hợp này ông H có quyền khởi kiện do ủy ban nhân dân xã B không làm đúng quy định về việc tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thực hiện thủ tục hành chính về đất đai.
Khoản 5 Điều 60 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai quy định:
“5. Việc trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính được thực hiện như sau:
a,Kết quả giải quyết thủ tục hành chính phải trả cho người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả giải quyết, trừ trường hợp quy định tại Điểm b Khoản này;
b,Trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ tài chính liên quan đến thủ tục hành chính thì việc trao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được thực hiện sau khi người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất nộp chứng từ hoàn thành nghĩa vụ tài chính theo quy dinh; trường hợp thuê đất trả tiền hàng năm thì trả kết quả sau khi người sử dụng đất đã ký hợp đồng thuê đất; trường hợp được miễn nghĩa vụ tài chính liên quan đến thủ tục hành chính thì trả kết quả sau khi nhận được văn bản của cơ quan có thẩm quyền xác định được miễn nghĩa vụ tài chính;
c,Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện giải quyết thì cơ quan nhận hồ sơ có trách nhiệm trả lại hồ sơ và thông báo rõ lý do không đủ điều kiện giải quyết. ”
Theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 3 Luật Tố tụng hành chính năm 2015 thì hành vi hành chính là hành vi của cơ quan hành chính nhà nước hoặc của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc cơ quan, tổ chức được giao thực hiện quản lý hành chính nhà nước thực hiện hoặc không thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy định của pháp luật. Hành vi hành chính bị kiện là hành vi nêu trên mà hành vi đó làm ảnh hưởng đến việc thực hiện quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Như vậy, việc tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thủ tục hành chính về đất đai thuộc chức năng, nhiệm vụ cúa Ủy ban nhân dân xã B. Việc bà N là cán bộ của Ủy ban nhân dân xã B được phân công tiếp nhận hồ sơ dã trả lại hồ sơ mà không nêu rõ lý do là đã xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của ông H. Đây là hành vi hành chính của Ủy ban nhân dân xă B mà không phải là hành vi hành chính cùa bà N. Đối tượng khởi kiện trong trường hợp này là hành vi hành chính của Ủy ban nhân dân xã B.
3. Người khởi kiện khởi kiện quyết định thu hồi đất liên quan dền dự án quốc phòng thì Tòa án có được thụ lý không?
Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 30 Luật Tố tụng hành chính năm 2015 thì khiếu kiện không thuộc thẩm quyền giải quyết cùa Tòa án bao gồm:
“a) Quyết định hành chính, hành vì hành chính thuộc phạm vi bí mật nhà nước trong các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, ngoại giao theo quy định của pháp luật. ”
Do vậy, Tòa án cần phải xem xét đánh giá tài liệu chứng cứ để xác định việc thu hồi đất của dự án đó có thuộc phạm vi bí mật nhà nước trong lĩnh vực quốc phòng hay không. Nếu không thuộc lĩnh vực trên thì vẫn thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.
4.Khoản 2 Điều 149 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định “Tòa án chỉ áp dụng quy định về thời hiệu theo yêu cầu áp dụng thời hiệu của một hên hoặc các hên với điều kiện yêu cầu này phải được đưa ra trước khi Tòa án cấp sơ thẩm ra bản án, quyết dinh giải quyết vụ, việc”. Vậy Tòa án có áp dụng quy định này của Bộ luật Dân sự năm 2015 khi giải quyết các vụ án hành chinh hay không?
Khoản 2 Điều 184 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định:
“2. Tòa án chỉ áp dụng quy định về thời hiệu theo yêu cầu áp dụng thời hiệu của một bên hoặc các bên với điều kiện yêu cầu này phải được đưa ra trước khi Tòa án cáp sơ thẩm ra bản án, quyết định giải quyết vụ việc.
Người được hưởng lợi từ việc áp dụng thời hiệu có quyền từ chối áp dụng thời hiệu, trừ trường hợp việc từ chối đó nhằm mục đích trốn tránh thực hiện nghĩa vụ ”.
Điểm e khoản 1 Diều 217 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định:
“1. Sau khi thụ lý vụ án thuộc thẩm quyền của mình, Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự trong các trường hợp sau đây: ...
e) Đương sự có yêu cáu áp dụng thời hiệu trước khi Tòa án cấp sơ thẩm ra bản án, quyết định giải quyết vụ án và thời hiệu khởi kiện đã hết ”,
Điểm g khoản 1 Điều 143 Luật Tổ tụng hành chính năm 2015 quy định:
‘1. Tòa án quyết định đình chỉ giải quyết vụ án trong các trường hợp sau đây:...
g) Thời hiệu khởi kiện đã hết ”.
Như vậy, theo quy định tại điểm g khoản 1 Điều 143 Luật Tố tụng hành chính năm 2015 khi thời hiệu khởi kiện đã hết thì Tòa án đình chỉ giải quyết vụ án hành chính mà không đưa ra điều kiện đương sự có yêu cầu áp dụng thời hiệu như quy định tại điểm e khoản 1 Điều 217 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.
Do đó, trong tố tụng hành chính Tòa án không áp dụng quy định tại khoản 2 Điều 149 của Bộ luật Dân sự năm 2015 để xác định có áp dụng thời hiệu hay không.
5. Người chồng sử dụng xe ô tô khách của gia đình vận chuyển bao thuốc lá điếu nhập lậu, bị xử lý vị phạm hành chính và tịch thu toàn bộ chiếc xe; người chồng trình bày vận chuyến số hàng trên là để kiếm thu nhập cho gia đình. Người vợ (có đăng ký kết hôn) có yêu cầu được nhận giá trị của chiếc xe, yêu cầu này có được chấp nhận hay không?
Điều 26 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2020 quy định: "Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là việc sung vào ngân sách nhà nước vật, tiền, hàng hoá, phương tiện có liên quan trực tiếp đến vi phạm hành chính, được áp dụng đối với vi phạm hành chính nghiêm trọng do lỗi cố ý của cá nhân, tổ chức
Điểm c khoản 11 Điều 8 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP ngày 26/8/2020 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng quy định:
Tịch thu phương tiện vận tải được sử dụng để vận chuyển hàng cấm đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này trong trường hợp hàng cấm có số lượng, khối lượng, trị giá hoặc số thu lợi bất chính được quy định tại khoản 6,7 và 8 Điều này hoặc trong trường hợp vi phạm nhiêu lần hoặc tái phạm "
Khoản 2 Điều 27 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định: “Vợ, chồng chịu trách nhiệm liên đới về các nghĩa vụ quy định tại Điều 37 của Luật này”.
Khoản 2 Điều 37 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định: “Nghĩa vụ do vợ hoặc chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình”.
Khoản 1 Điều 13 Nghị định số 126/2014/NĐ-CP ngày 31/12/2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định: "... Trong trường hợp vợ hoặc chồng xác lập, thực hiện giao dịch liên quan đến tài sản chung để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình thì được coi là có sự đồng ý của bên kia, trừ trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 35 của Luật Hôn nhân và gia đình ”.
Theo các quy định nêu trên, nếu người chồng dùng xe ô tô vận chuyển số lượng bao thuốc lá nhập lậu tới mức phải bị tịch thu phương tiện vận chuyển theo quy định của pháp luật và nguồn lợi thu được là để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình thì người vợ không được quyền đòi lại 1/2 giá trị của chiếc xe ôtô.
6. Luật Tố tụng hành chính không quy định về thời hạn có hiệu lực của quyết định áp dụng biện pháp khán cấp tạm thời. Vậy khi nào thì quyết định áp dụng biện pháp khấn cấp tạm thời hết hiệu lực thi hành?
Khoản 1 Điều 75 Luật Tổ tụng hành chính năm 2015 quy định: “Quyết định áp dụng, thay đoi, hủy bỏ biện pháp khân câp tạm thời có hiệu lực thì hành ngay”.
Khoản 1, 2 Điều 74 Luật Tố tụng hành chính năm 2015 quỵ định về các trường họp thay dổi, hủy bò biện pháp khẩn cấp tạm thời.
Như vậy, quyết định áp dụng biộn pháp khẩn cấp tạm thời chỉ hết hiệu lực khi có quyết dịnh thay dồi hoặc hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời của Tòa án.
Luật Tố tụng hành chính năm 2015 chưa có quy định cụ thổ về trường hợp đã có bàn án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật thì việc giải quyết yêu cầu hùy quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời được thực hiên như thế nào; cho nên, trong trường hợp này có thể tham khào quy định tại khoản 3 Điều 138 Bộ luật Tố tụng dân sự và Nghị quyết số 02/2020/NQ-11ĐTP ngày 24/9/2020 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định về các biện pháp khẩn cấp tạm thời của Bộ luật Tố tụng dân sự, cụ thể là sẽ do một Thầm phán được Chánh án của Tòa án đã ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phân công giải quyết.
7. Người được thi hành án gửi đơn yêu cầu thi hành án nhưng hết thời hạn yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án theo quy định tại khoản 1 Điều 312 Luật tố tụng hành chính năm 2015. Trường hợp này Tòa án có quyền trả lại đơn yêu cầu thi hành án hay không?
Khoản 1 Điều 312 Luật Tố tụng hành chính năm 2015 thì: "Trong thời hạn 01 năm kể từ ngày hết thời hạn quy định tại diêm b khoản 2 Điều 311 của Luật này mà người phải thi hành án không tự nguyện thi hành thì người được thi hành án có quyền gửi đơn kèm theo bản sao bản ản, quyết định cùa Tòa án, tài liệu khác có liên quan đề nghị Tòa án đã xét xử sơ thẩm ra quyết định buộc thi hành bán án, quyết định của Tòa án.
Trường hợp người yêu cầu thi hành án chứng minh được do trở ngại khách quan hoặc do sự kiện bất khả kháng mà không thể yêu cầu thi hành án đúng thời hạn thì thời gian có trở ngại khách quan hoặc sự kiện bất khả kháng không tính vào thời hạn yêu cầu thi hành án.
Trường hợp người dược thi hành án gửi đơn yêu cầu thi hành án sau thời hạn 01 năm thì Tòa án yêu cầu họ phải chứng minh do trở ngại khách quan (theo Khoản 13 Điều 3 Luật Tố tụng hành chính năm 2015) hoặc sự kiện bất khả kháng (theo Khoản 14 Điều 3 Luật Tố tụng hành chính năm 2015) dẫn đến việc nộp đơn yêu cầu thi hành án chậm hơn thời hạn luật định. Nếu họ chứng minh được việc đề nghị thi hành án quá hạn là do trở ngại khách quan hoặc sự kiện bất khả kháng thì thời gian có trở ngại khách quan hoặc sự kiện bất khả kháng không tính vào thời hạn yêu cầu thi hành án.
Trường hợp họ không chứng minh được do trở ngại khách quan hoặc sự kiện bất khả kháng thì Tòa án trả lại đơn yêu cầu.
Về Hòa giải, đối thoại tại Tòa án
1. Trong vụ việc hôn nhân và gia đình các hên có yêu cầu hòa giải về quan hệ hôn nhân (hai hên không có con chung và không có tài sản chung). Hòa giải viên đã hòa giải thành (hai hên thuận tình ly hôn). Biên bản ghi nhận kết quả hòa giải thành được lập theo qui định của pháp luật. Nhưng các bên không đề nghị Tòa án ra Quyết định công nhận thuận tình ly hôn. Vậy Biên bản ghi nhận kểt quả hòa giải thành có giá trị pháp lý không? Có được coi là hai hên đã ly hôn và chấm dứt quan hệ hôn nhân không?
Theo quy định tại khoản 14 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì:
“14. Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án. ”
Khoản 1 Điều 57 Luật Hôn nhản và gia đình năm 2014 quy định:
“1. Quan hệ hôn nhân chấm dứt kể từ ngày bản án, quyết định ly hôn của Tòa án có hiệu lực pháp luật ”.
Khoản 1 Điều 32 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án quy định:
"1. Sau khi lập biên bân ghi nhận kết quả hòa giải, biên bản ghi nhận kết quả đối thoại, Hòa giải viên chuyển biên bản cùng tài liệu kèm theo cho Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự, khiếu kiện hành chính để ra quyết định công nhận kết quả hòa giải thành, đối thoại thành trong trường họp các bên có yêu cầu ”.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 35 Luật Hòa giải, dối thoại tại Tòa án thì “Quyết định công nhận kêt quả hòa giải thành, đôi thoại thành cỏ hiệu lực pháp luật”.
Theo các quy định trên đây thì biên bản ghi nhận kết quả hòa giải thành (thuận tình ly hôn) có giá trị pháp lý là cơ sở để Tòa án có thẩm quyền xem xét, ra quyết định thuận tình ly hôn (công nhận kết quả hòa giải thành). Trường hợp này, Hòa giải viên cần giải thích và hướng dẫn các bên yêu cầu Tòa án ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn. Quan hệ hôn nhân chấm dứt kế từ ngày quyết định thuận tình ly hôn có hiệu lực pháp luật. Nếu các bên không yêu cầu Tòa án ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn thì về pháp lý, quan hệ hôn nhân chưa chấm dứt.
2.Điều 35 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án quy định: “Quyết định công nhận kết quả hòa giải thành, đồi thoại thành có hiệu lực pháp luật và không bị kháng cảo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm theo quy định của Bộ luật Tổ tụng dân sự, Luật Tố tụng hành chính”. Điều 36 của Luật này quy định: “Quyết công nhận kết quà hòa giãi thành, dôi thoại thành có thể bị xem xét lại theo đề nghị cua các bên, người đại diện hoặc người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến Quyết định của Tòa án, kiến nghị của Viện kiểm sát nếu có căn cứ cho rằng nội dung thỏa thuận, thống nhất của các bên vi phạm một trong các điều kiện quy định tại Điều 33 cua Luật này. Thời hạn để các bên đề nghị và Viện kiểm sát kiến nghị là 15 ngày kể từ ngày nhận được quyết định. Theo quy định này thì Quyết định công nhận kết quả hòa giải thành, đối thoại thành có hiệu lực pháp luật ngay sau khi ký không? Hay sau thời gian quy định tại Điều 36 của Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án mới có hiệu lực pháp luật?
Theo quy định tại Điều 35 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án thì quyết định công nhận kết quả hòa giải thành, đối thoại thành có hiệu lực pháp luật kể từ ngày ký. Đây cũng là đặc điểm đặc thù của hòa giải, đối thoại với kết quả giải quyết tranh chấp, khiếu kiện là do sự thỏa thuận, thống nhất giữa các bên tranh chấp, khiếu kiện. Quyết định công nhận kết quả hòa giải thành, đối thoại thành có thể bị xem xét lại nếu có căn cứ cho rằng nội dung thỏa thuận, thống nhất của các bên vi phạm một trong các điều kiện công nhận quy định tại Điều 33 của Luật này.
3. Theo quy định cùa Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án thì “Sau khi lập biên bản ghi nhận kết quả hòa giải, biên bản ghi nhận kết quả đối thoại, Hòa giải viên chuyển biên bản cùng tài liệu kèm theo cho Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự, khiếu kiện hành chính để ra quyết định công nhận kết quả hòa giải thành, đối thoại thành trong trường hợp các bên có yêu cầu*. Như vậy, người yêu cầu công nhận kết quả hòa giải thành, đối thoại thành có phải thực hiện nghĩa vụ nộp tạm ứng án phí, lệ phí Tòa án hay không?
Luật 1 Hòa giải, đối thoại tại Tòa án và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành không quy định về nghĩa vụ nộp lệ phí đối với người yêu cầu công nhận kết quả hòa giải thành, đối thoại thành. Do đó, người yêu cầu công nhận kết quà hòa giải thành, đối thoại thành tại Tòa án không phải nộp lệ phí dối với thủ tục xét công nhận kết quả hòa giải thành, đối thoại thành theo Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án.
Bài đọc nhiều nhất tuần
-
Bác kháng cáo, tuyên án tử hình “Quân Idol”
-
Cần truy tố và xét xử Nguyễn Văn B về tội “mua bán trái phép súng săn”
-
Hội thi “Tiếng hát người giữ rừng” tại Quảng Nam
-
Bất cập của quy định “đương nhiên được xóa án tích” theo Bộ luật Hình sự năm 2015
-
Thực trạng áp dụng án lệ trong giải quyết các tranh chấp dân sự tại Việt Nam
Bình luận