TAND tỉnh Sóc Trăng: Tháo gỡ khó khăn trong giải quyết các vụ án dân sự có đương sự là Ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng
Chiều 22/6, TAND tỉnh Sóc Trăng tổ chức “Hội nghị tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong việc giải quyết các vụ án dân sự có đương sự là ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng” trên địa bàn tỉnh năm 2023
Theo báo cáo của TAND tỉnh Sóc Trăng, từ ngày 01/10/2022 đến ngày 31/5/2023, TAND hai cấp tỉnh Sóc Trăng đã thụ lý tổng số vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh thương mại là 5.616 vụ việc; trong đó có 669 vụ việc Ngân hàng thương mại và các Tổ chức tín dụng khác (gọi tắt là các Tổ chức tín dụng) tham gia tố tụng với tư cách đương sự trong vụ án, cụ thể có 533 vụ việc các Tổ chức tín dụng tham gia tố tụng với tư cách là nguyên đơn, 03 vụ việc với tư cách là bị đơn và 133 vụ việc với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; chiếm tỷ lệ 11,91% trên tổng số án dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh thương mại đã thụ lý. So với cùng kỳ thì số vụ án dân sự có các Tổ chức tín dụng tham gia thụ lý tăng 47 vụ việc.
Trong quá trình giải quyết các vụ án có liên quan đến các Tổ chức tín dụng. TAND hai cấp tỉnh Sóc Trăng luôn nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của TANDTC, của Tỉnh ủy, HĐND các cấp, cũng như nhận được sự phối hợp, hỗ trợ của UBND, cơ quan chuyên môn thuộc UBND các cấp trên địa bàn. Bên cạnh đó, quan hệ phối hợp giữa TAND hai cấp với các cơ quan tiến hành tố tụng và các cơ quan hữu quan cùng cấp được thực hiện khá chặt chẽ, kịp thời hỗ trợ cho Tòa án đẩy nhanh tiến độ giải quyết các vụ việc nói chung và các vụ án có các Tổ chức tín dụng trên địa bàn tham gia tố tụng nói riêng. Và áp dụng 14 giải pháp của TANDTC và 03 giải pháp do TAND tỉnh đề ra đã phát huy hiệu quả, góp phần đẩy nhanh tiến độ cũng như nâng cao chất lượng xét xử các loại án.
Các đại biểu dự Hội nghị
Ông Thái Rết, Chánh án TAND tỉnh Sóc Trăng, cho biết : “Năm 2023, trong bối cảnh nhiều khó khăn nhưng Tòa án hai cấp trong tỉnh đã nổ lực vượt qua khó khăn để đầy nhanh tiến độ giải quyết các vụ án nói chung và các vụ án mà Ngân hàng là nguyên đơn trong các vụ án tranh chấp cũng các tranh chấp về kinh doanh thương mại, đã giúp các tổ chức tín dụng, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh ổn định tài chính tiền tệ, giúp giảm nợ xấu theo Nghị quyết 42, Nghị quyết số 63 và văn bản hợ nhất của Quốc hội, tạo môi trường pháp lý công bằng, khách quan, lẽ phải cho các doanh nghiệp. 16458/7/7022.
Theo kết quả công bố của các tổ chức đã thể hiện các chỉ số của tỉnh Sóc Trăng như sau: Chỉ số sự hài lòng về cải cách hành chính (SIPAS) 83,14%, đứng thứ 49/63 tỉnh, thành, đứng thứ 10/13 tỉnh, thành Đồng bằng sông Cửu Long, Chỉ số cải cách hành chính (PAR INDEX) đứng thứ 18/63 tỉnh, thành, đứng thứ 1/13 tỉnh, thành Đồng bằng sông Cửu Long; Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) đứng thứ 54/63 tỉnh, thành, trong đó có tiêu chí về pháp lý”.
Bên cạnh đó còn có một số khó khăn, vướng mắc trong quá trình giải quyết các vụ án có đương sự là các Tổ chức tín dụng. Số lượng án thụ lý nói chung trong đó có án liên quan đến các tổ chức tín dụng đều tăng, khối lượng công việc nhiều, trong khi đó đội ngũ Thẩm phán, Thư ký thiếu nên áp lực rất lớn cho các Tòa án, dẫn đến tỷ lệ giải quyết án còn thấp (chỉ đạt 42,15%).
Ông Thái Rết, Tỉnh ủy viên, Chánh án TAND tỉnh Sóc Trăng phát biểu tại Hội nghị
Phát biểu về tình hình vướng mắc, khó khăn, Phó Chánh án TAND tỉnh Sóc Trăng, Nguyễn Hoàng Lâm cho biết: Rất nhiều vụ án có tính chất rất phức tạp, tài sản thế chấp nhiều, tài sản ở nhiều nơi, phát sinh nhiều người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, nhất là trong các vụ án tranh chấp liên quan đến đất đai mà Ngân hàng là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, từ đó đã làm ảnh hưởng nhiều đến tiến độ, kéo dài thời gian giải quyết một số vụ án, việc ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án còn nhiều và còn để án quá hạn luật định. Do các nguyên nhân: Phát sinh nhiều quan hệ pháp luật tranh chấp, liên quan đến người thứ ba ngay tình; Bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vắng mặt nơi cư trú; Về thẩm định tài sản thế chấp trước khi ký hợp đồng thế chấp tài sản và hợp đồng tín dụng; Hiện trạng tài sản thế chấp không giống như hợp đồng thế chấp tài sản; Các Tổ chức tín dụng không cung cấp hồ sơ thẩm định tài sản thế chấp và tài liệu, xuất hiện chứng cứ khác; Nhận thức khác nhau về người thứ ba ngay tình.
Các Tổ chức tín dụng đã thực hiện đúng quy định của pháp luật về nhận thế chấp tài sản, các hợp đồng thế chấp đều được đăng ký, công chứng. Tuy nhiên, tại Công văn số 02/TANDTC-PC ngày 02/8/2021 thì TANDTC đã xem việc thẩm định nguồn gốc tài sản thế chấp và xác minh các chủ thể đang trực tiếp quản lý, sử dụng tài sản thế chấp là nghĩa vụ bắt buộc của Ngân hàng; nếu Ngân hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ này thì đây là căn cứ để xác định Ngân hàng không phải là người thứ ba ngay tình và qua kết quả giải quyết một số vụ án đã áp dụng theo tinh thần Công văn này, tạo ra tiền lệ nguy hiểm, gây khó khăn cho các Tổ chức tín dụng và làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của các Tổ chức tín dụng và không đúng với quy định tại khoản 2 Điều 133 của Bộ luật Dân sự năm 2015.
Những nguyên nhân dẫn đến những khó khăn, vướng mắc: Số lượng các loại án mà Tòa án hai cấp thụ lý, giải quyết ngày càng tăng, trong đó số vụ án có các Tổ chức tín dụng tham gia tố tụng cũng tăng; tính chất của vụ án ngày càng phức tạp, trong khi đó số lượng đội ngũ Thẩm phán, Thư ký bị thiếu trầm trọng, không đủ người để thực hiện các thủ tục tố tụng có liên quan đến việc giải quyết vụ án; phần lớn các đương sự không hợp tác hoặc bỏ đia phương đi làm thuê gây khó khăn cho quá trình thu thập tài liệu, chứng cứ, nhất là việc xem xét, thẩm định tại chỗ đối với tài sản thế chấp.
Phó chánh án TAND tỉnh Sóc Trăng Hoàng Tùng Lâm phát biểu tại Hội nghị
Hiện có 32 ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng khác tham gia tố tụng tại các tòa án của tỉnh Sóc Trăng. Trong đó số việc thụ lý cao nhất là của ngân hàng Agribank.
Đại diện ngân hàng Agribank chi nhánh tỉnh Sóc Trăng- Ông Nguyễn Bá Lil cho biết tình hình về tham gia tố tụng tại Tòa án các cấp trong hệ thống Agribank Chi nhánh tỉnh Sóc Trăng.
Tính lũy kể từ năm 2022 đến 31/5/2023 toàn chi nhánh Agribank Chi nhánh tỉnh Sóc Trăng đang tham gia tổ tụng với tư cách nguyên đơn, bị đơn, người liên quan với tổng số 157 vụ với tổng số tiền 2.311 tỷ đồng. Số vụ tranh chấp có số trên lớn tập trung tại địa bàn thành phố Sóc Trăng gồm có Hội sở tỉnh. Riêng số hồ sơ nộp mới từ 01/10/2022 đến 31/5/2023 đến nay thì không nhiều, nhiều nhất tại Tòa ăn Mỹ Xuyên phát sinh tại chi nhánh Thanh Phủ nộp.
Đại diện ngân hàng Agribank Ông Nguyễn Bá Lil
Sau khi ghi nhận, trao đổi, giải đáp từng vấn đề thắc mắc giải quyết các vụ án có đương sự là ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng. Chánh án TAND tỉnh Sóc Trăng đã đưa ra các giải pháp:
Về phía Tòa án, Thẩm phán Tòa án nhân dân hai cấp tiếp tục thực hiện tốt các giải pháp do Tòa án nhân dân tối cao và Tòa án nhân dân tỉnh đề ra, nhằm đẩy nhanh tiến độ giải quyết án, nâng cao chất lượng công tác xét xử, đảm bảo nguyên tắc tranh tụng, chú trọng công tác hòa giải; phối hợp tốt với các cơ quan tiến hành tố tụng và các cơ quan hữu quan trong quá trình giải quyết các loại vụ án. Nâng cao nhận thức của đội ngũ Thẩm phán, Thư ký Tòa án về trách nhiệm học tập, thực hiện các Nghị quyết của Đảng, chủ trương, chính sách pháp luật của Nhà nước về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và vận dụng vào công việc chuyên môn giải quyết án, nhất là án có liên quan đến Ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng khác.
Thường xuyên tăng cường công tác kiểm tra định kỳ, đột xuất nhằm đôn đốc các Thẩm phán, Thư ký, kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắt, nhằm đẩy nhanh tiến độ giải quyết án, đồng thời kịp thời khen thưởng, biểu dương những tập thể, cá nhân thực hiện xuất sắc nhiệm vụ được giao, xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm, thiếu kiên quyết trong quá trình giải quyết án.
Về phía Ngân hàng Nhà nước và các Tổ chức tín dụng: Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Sóc Trăng thường xuyên chỉ đạo các các Tổ chức tín dụng trên địa bàn thực hiện chặt chẽ thủ tục thẩm định, định giá tài sản trước khi thế chấp.
Các Tổ chức tín dụng khi thẩm định tài sản thế chấp, kết quả thẩm định phải phản ánh đúng thực tế, đúng hiện trạng sử dụng để đảm bảo việc xử lý tài sản thế chấp và thu hồi nợ. Đối với tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất cần thiết phải phối hợp với chính quyền địa phương để xác minh tài sản thế chấp trước khi ký kết hợp đồng thế chấp, hạn chế trường hợp tranh chấp với người thứ ba. Đối với trường hợp ủy quyền thế chấp tài sản để vay tiền, trong hợp đồng ủy quyền không thể hiện rõ số tiền vay là bao nhiêu, các Tổ chức tín dụng cần tiến hành làm việc với người ủy quyền (bằng biên bản) để làm rõ số tiền vay là bao nhiêu, tránh trường hợp người được ủy quyền lạm dụng tín nhiệm để chiếm đoạt tài sản thông qua hợp đồng vay tiền.
Về phía UBND các cấp và các cơ quan hữu quan khác. UBND các cấp và cơ quan chuyên môn thuộc UBND các cấp phải trả lời kịp thời, cung cấp đầy đủ thông tin về quyền sử dụng đất thế chấp và tài liệu, chứng cứ trong các vụ án có liên quan đến các Tổ chức tín dụng
Bài liên quan
-
“Bẫy” lừa đảo tuyển dụng – Ngân hàng liên tục đưa ra cảnh báo
-
Phòng chống tham nhũng và tội phạm trong ngành Ngân hàng - Vấn đề đáng quan tâm hiện nay
-
Eximbank hướng tới mô hình mới tiêu biểu theo Luật Các tổ chức tín dụng 2024
-
Công ty cổ phần đầu tư phát triển và xây dựng Sao Vàng và Ngân hàng hợp tác xã Việt Nam - chi nhánh Bắc Ninh
Bài đọc nhiều nhất tuần
-
Khởi kiện không đúng bị đơn trong vụ án dân sự - Thực tiễn và kiến nghị hoàn thiện
-
Tạm thời không tuyển dụng công chức, giảm tối thiểu 5 bộ, 2 cơ quan thường trực Chính phủ
-
Bác kháng cáo, tuyên án tử hình “Quân Idol”
-
Tội vi phạm quy định về hoạt động bán đấu giá tài sản - Một số bất cập và kiến nghị hoàn thiện
-
Chủ tịch nước Lương Cường thăm và làm việc với Tòa án nhân dân tối cao
Bình luận