Tập huấn về Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng
Ngày 19/10, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh án TANDTC Nguyễn Hoà Bình chủ trì Hội nghị tập huấn trực tuyến về Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng.
Hội nghị thuộc Kế hoạch của TANDTC về tổ chức tập huấn nghiệp vụ trực tuyến cho Thẩm phán, Thẩm tra viên, Thư ký TAND và TAQS các cấp. Tham dự tại điểm cầu trung tâm có các lãnh đạo, thành viên Hội đồng Thẩm phán TANDTC, Thẩm tra viên, Thư ký TANDTC, lãnh đạo một số đơn vị thuộc TANDTC.
Ngoài ra còn các điểm cầu: TAQSTW, Học viện Toà án, TAND cấp cao, Toà án địa phương, Toà án quân sự.
Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh án TANDTC Nguyễn Hoà Bình phát biểu tại buổi tập huấn trực tuyến.
Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh án TANDTC Nguyễn Hoà Bình cho biết, Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng là pháp lệnh do TANDTC chủ trì soạn thảo và được UBTVQH thông qua với tỉ lệ rất cao. Quá trình xây dựng có sự tham gia của rất nhiều cơ quan liên quan, nhất là Uỷ ban Tư pháp của Quốc hội, đây cũng là cơ quan thẩm định Pháp lệnh. Pháp lệnh có ý nghĩa nhằm bảo vệ sự tôn nghiêm của phiên toà, bảo vệ các hoạt động, các giai đoạn của tố tụng, trong đó có bảo vệ Thẩm phán, quyền uy tư pháp, bảo vệ quyền con người. Việc bảo vệ quyền uy tư pháp nằm trong định hướng tư pháp trên thế giới. Tuy nhiên, hiện tại Pháp lệnh vẫn còn nhiều giới hạn, chưa bao trùm hết được các hành vi vi phạm trong hoạt động tố tụng.
Chánh án Nguyễn Hoà Bình đánh giá đây là Pháp lệnh có ý nghĩa rất lớn đối với Toà án, tất cả các Thẩm phán cần nắm rõ để bảo vệ chính mình trong hoạt động tố tụng, Pháp lệnh cần được thực thi nghiêm túc để đảm bảo quyền uy tư pháp.
Chánh án yêu cầu toàn thể các điểm cầu tham dự tập trung nghe báo cáo để hiểu rõ các quy định của Pháp lệnh nhằm thực hiện đạt kết quả cao nhất.
TS Nguyễn Thị Thuỷ, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp của Quốc hội, Báo cáo viên tại hội nghị.
TS Nguyễn Thị Thuỷ, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp của Quốc hội, Báo cáo viên tại hội nghị cho biết, khi chưa có Pháp lệnh này, các quy định về hành vi cản trở tố tụng được quy định nhỏ lẻ trong các bộ luật, luật như BLTTHS, LTTHC, BLTTDS. Tuy nhiên các luật này chưa quy định cụ thể về hình thức và mức xử phạt, thẩm quyền xử phạt. Thực tiễn tổng kết 7 năm thực hiện mới thực hiện xử phạt hành chính với 30 trường hợp, đây là con số rất nhỏ so với thực tế. Do đó việc ban hành pháp lệnh giúp chế tài đi vào cuộc sống, trong các công tác xét xử nói chung.
Trong quá trình xây dựng Pháp lệnh, UBTP thấy cơ bản các quy định về thẩm quyền, mức xử phạt đã khá cụ thể, tuy nhiên vẫn còn một số khó khăn, nhất là các cơ quan tố tụng chưa quen với lĩnh vực xử phạt hành chính. Với ý nghĩa vô cùng quan trọng đó, TS Nguyễn Thị Thuỷ đề nghị TANDTC cân nhắc ban hành chỉ thị về triển khai thi hành Pháp lệnh.
Pháp lệnh này không quy định các hành vi mới, mà chỉ quy định cụ thể hơn việc xử phạt, các hình thức xử phạt, thẩm quyền, trình tự, thủ tục xử phạt đối với những hành vi không được phép thực hiện, hành vi bị coi là cản trở hoạt động tố tụng đã được quy định trong các đạo luật tố tụng. Phù hợp với quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính, Pháp lệnh quy định các hình thức xử phạt chính đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng gồm phạt cảnh cáo và phạt tiền; hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.
Toàn cảnh buổi tập huấn trực tuyến
Pháp lệnh loại trừ hai loại đối tượng không xử phạt theo Pháp lệnh mà sử dụng các luật liên quan, đó là: Thứ nhất: Cán bộ công chức, viên chức, người thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, người làm công tác cơ yếu khi đang thi hành nhiệm vụ công vụ. Thứ hai: Xuất phát từ chức năng nhiệm vụ cũng sẽ loại trừ Hội thẩm khi đang thi hành chức năng nhiệm vụ mà có hành vi cản trở tố tụng.
Các chức danh có thẩm quyền xử phạt của TAND gồm: Thẩm phán chủ tọa phiên tòa; Chánh án TAND cấp huyện; Chánh tòa chuyên trách TAND cấp tỉnh; Chánh án TAQS khu vực; Chánh án TAND cấp tỉnh; Chánh tòa chuyên trách TAND cấp cao; Chánh án TAQS quân khu và tương đương.
Bài liên quan
-
TAND tỉnh Hà Tĩnh tổ chức Hội nghị tổng kết, triển khai công tác năm 2025
-
Một số đề xuất, kiến nghị sửa đổi, bổ sung Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015
-
Họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước về các Luật và về Pháp lệnh vừa được Quốc hội thông qua
-
Thông qua Pháp lệnh Chi phí tố tụng, tăng phụ cấp cho hội thẩm lên 900.000 đồng/ngày
Bài đọc nhiều nhất tuần
-
Nhận thức về đối tượng áp dụng “đã bồi thường được một phần nghĩa vụ dân sự” để được xét giảm thời hạn chấp hành án phạt tù
-
Tòa tuyên án với 17 bị cáo trong vụ án "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
-
Thừa Thiên Huế: Bắt nhóm đối tượng “lừa vàng” chuyên nghiệp
-
Sắp diễn ra Tuần lễ Du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu 2024
-
TAND TP Hà Nội xét xử sơ thẩm 17 bị cáo trong vụ án “chuyến bay giải cứu” giai đoạn 2
Bình luận