Bắc Giang: Một trường hợp cưỡng chế thu hồi đất cần xem xét lại
Gia đình ông Đỗ Xuân Thành trú tại tổ dân phố Phúc Lâm, thị trấn Nếnh- Việt Yên, Bắc Giang, nhiều ngày tháng nay phải sống trong cảnh lo sợ, hoang mang mất nhà, mất mảnh đất gia đình ông đã sinh sống từ mấy chục năm qua.
Theo đơn của ông Đỗ Xuân Thành, tổ dân phố Phúc Lâm - thị trấn Nếnh – Việt Yên - Bắc Giang (Trước đây là thôn Phúc Lâm xã Hoàng Ninh) có khu thùng đấu bám đường quốc lộ 1A cũ. Những năm 1990 – 1993, khu thùng đấu là nơi để người dân lấy nước canh tác. Sau đó, do dân số tăng lên và chính sách ruộng đất chuyển đổi, Ban lãnh đạo chính quyền cùng các ban ngành thôn Phúc Lâm đã tiến hành họp bàn toàn dân và đi đến quyết định cuối cùng là bán đất cho người dân Phúc Lâm và giãn dân. Năm 1993, gia đình ông Thành trúng thầu 1 lô. Nhưng do gia đình đông người (8 nhân khẩu trong đó có mẹ già, chị gái tàn tật, con thơ nheo nhóc), gia đình ông Thành có nhu cầu mua thêm 1 lô đất liền kề lô đất đã trúng thầu trước đó. Năm 1995, nguyện vọng của ông Thành được thôn đồng ý, chấp thuận nên gia đình ông Thành đã dựng nhà cấp 4 cho con trai ở để chăm nom bà Đỗ Thị Lệ- một người tàn tật, thuộc diện neo đơn và đang được chính quyền địa phương trợ cấp.
Bà Đỗ Thị Lệ - Một người tàn tật, thuộc diện neo đơn trước cửa ngôi nhà có nguy cơ bị cưỡng chế
Năm 2002, Nhà nước chuyển đổi mục đích sử dụng đất nên yêu cầu 31 hộ mua thùng đấu nộp đủ tiền để làm GCNQSDĐ. “Gia đình tôi có 8 khẩu và mẹ già, chị gái tàn tận nên chỉ đủ tiền nộp 1 lô, còn 1 lô vay mượn 10 triệu đồng nộp vào nhưng tập thể yêu cầu phải nộp đủ một lần, do đó chưa làm được GCNQSDĐ”, ông Thành cho biết.
Sau khi trải qua quãng thời gian khó khăn về kinh tế, từ năm 2016 đến nay gia đình ông Thành đã nhiều lần gửi đơn đề nghị để được làm GCNQSDĐ nhưng chưa được. Lý do chưa được cấp GCNQSDĐ là do hộ gia đình giáp ranh không ký và có đơn kiện lên xã.
Ông Thành cho biết: Việc gia đình ông sinh sống trên mảnh đất của thôn Phúc Lâm đã qua nhiều đời trưởng thôn như: ông È trưởng thôn thời điểm giao đất; ông Hiệp bí thư Chi bộ thôn, ông Chất, trưởng ban Mặt trận thôn, ông Truất trưởng thôn… và đều đã ký xác nhận. Hơn nữa, trong biên bản hội nghị toàn dân thôn Phúc Lâm được tổ chức ngày 30/10/2018 với sự tham gia của 285/505 hộ dân trong thôn diễn ra tại Nhà văn hoá thôn với nhiều nội dung, trong đó có nội dung đồng ý đề nghị các cấp có thẩm quyền xem xét hợp thức hoá thửa đất cho bà Đỗ Thị Lệ và con trai ông Đỗ Xuân Thành ô đất tại thôn được sử dụng. Đặc biệt gia đình ông Thành đã và đang nộp thuế đầy đủ hàng năm cho lô đất đang bị tranh chấp và các nhân khẩu của gia đình ông Thành đều có hộ khẩu tại đây.
Trao đổi với phóng viên, ông Đỗ Văn Đống, Phó bí thư Chi bộ, Trưởng ban MTTQVN khu dân cư năm nay 66 tuổi và có 45 tuổi Đảng chia sẻ: “Tôi còn nhớ gia đình ông Thành cho con trai và bà Lệ ra ở khu đất tại thùng đấu từ những năm 2000. Thôn chúng tôi đã 3 lần họp đều 100% nhất trí quan điểm là cơ quan chức năng cần xem xét hợp thức hoá cho bà Lệ và con trai ông Thành thửa đất này để có chỗ ở. Nếu cơ quan chức năng vẫn cưỡng chế, dân chúng tôi đã có hơn 500 hộ sẽ kiên quyết không cho cưỡng chế đất của nhà ông Thành”, ông Đống nói. Theo ông Đống, hơn 500 hộ dân đã thông qua cuộc họp dân 3 lần liên tiếp, cá nhân ông cũng có nhiều lần ý kiến tại cuộc họp của UBND thị trấn Nếnh vê việc cần hợp thức hoá đất cho gia đình ông Thành nhưng UBND thị trấn cho biết, vướng nhất là có hộ dân ở hàng xóm kiện lên huyện và tỉnh.
Ông Đỗ Văn Đống, Phó bí thư chi bộ, Trưởng ban MTTQVN khu dân cư
Do bà Đỗ Thị Lệ tuổi già, sức yếu, không nơi nương tựa, hoàn toàn phụ thuộc vào sự chăm sóc của người cháu trai- con trai ông Thành. Bà Lệ và cháu trai không có chỗ ở nào thay thế lô đất đang trong tình trạng bị cưỡng chế, gia đình ông Đỗ Xuân Thành tha thiết đề nghị được các cấp có thẩm quyển phê duyệt cho gia đình ông Thành được nộp tiền theo quy định Nhà nước về việc cấp GCNSDĐ.
Không lẽ, gần 3 thập kỷ đã yên ổn sinh sống trên thửa đất đã được sự chấp thuận của thôn mà nay các nhân khẩu của gia đình ông Thành bị cưỡng chế. Các cấp chính quyển không lẽ để một người già tàn tật 75 tuổi thành người vốn đã không con nay lại không nhà những ngày tháng gần như là cuối cùng của cuộc đời. Để tình hàng xóm được bền chặt, tránh những hiểu lầm, thiết nghĩ các cấp lãnh đạo có thẩm quyền sớm xem xét trường hợp cấp GCNSDĐ của gia đình ông Đỗ Xuân Thành một cách thấu tình, đạt lý.
Bài liên quan
-
Bắt cựu Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh Bắc Giang và Giám đốc Bệnh viện Y học cổ truyền Thái Nguyên
-
Xem xét việc thành lập thị xã Việt Yên (Bắc Giang) và thị trấn Hậu Hiền (Thanh Hóa)
-
Công ty TNHH Thương mại và Xây dựng An Sinh - Những đột phá trong xây dựng nông thôn mới ở huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang
-
Bắc Giang: Quy hoạch Công viên nghĩa trang sinh thái theo mô hình quản lý, bảo tồn môi trường tự nhiên và di sản văn hóa
Bài đọc nhiều nhất tuần
-
Chánh án TANDTC Lê Minh Trí gặp mặt các đồng chí lãnh đạo TANDTC qua các thời kỳ
-
Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng ban hành bản án của Tòa án
-
Phạm vi trách nhiệm hình sự của hậu quả thiệt hại do hành vi vi phạm an toàn giao thông gây ra
-
Không nhất thiết phải đề cập đến “tờ vé số có phải là tài sản hay không”
Bàn về dự thảo Án lệ số 08/2024/AL -
Thực trạng áp dụng án lệ trong giải quyết các tranh chấp dân sự tại Việt Nam
Bình luận