Trung Quốc- sự đơn độc trên Biển Đông và trong chiến tranh thương mại với Mỹ

Khi được hỏi về vụ chiếc máy bay do thám của Hải quân Mỹ đang bay trên Biển Đông bị lực lượng Trung Quốc trên các đảo nhân tạo xây dựng trái phép ở Trường Sa xua đuổi, trợ lý bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ xác định: "Chúng tôi sẽ không cho phép họ (Trung Quốc) viết lại luật giao thông hay thay đổi luật quốc tế… Chúng tôi vẫn sẽ qua lại và hoạt động ở bất cứ nơi nào luật pháp quốc tế cho phép… Phương châm của chúng tôi sẽ là : Nếu chúng tôi hoạt động hợp pháp, chúng tôi sẽ tiếp tục hoạt động hợp pháp". Trước đó, tại Hội nghị cấp cao Trung Quốc và các nước Trung Đông Âu (16+1), Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường còn đề nghị hợp tác với EU để chống lại Mỹ, nhưng đã bị từ chối.

Mỹ sẽ không cho phép Bắc Kinh “viết lại luật lệ” trên Biển Đông

Theo tờ viettimes.vn ngày 18/8: Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đặc trách châu Á Thái Bình Dương Randall Schriver ngày 16/8 khẳng định: Mỹ sẽ không cho phép Bắc Kinh “viết lại luật lệ” và sẽ yểm trợ đồng minh Philippines chống Trung Quốc xâm lấn. Theo trang mạng Philippines Rappler, ông Schriver đã tuyên bố như trong cuộc họp báo  tại Manila. 

Khi được hỏi về vụ chiếc máy bay do thám của Hải quân Mỹ đang bay trên Biển Đông bị lực lượng Trung Quốc trên các đảo nhân tạo xây dựng trái phép ở Trường Sa xua đuổi, trợ lý bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ xác định: “Chúng tôi sẽ không cho phép họ (Trung Quốc) viết lại luật giao thông hay thay đổi luật quốc tế… Chúng tôi vẫn sẽ qua lại và hoạt động ở bất cứ nơi nào luật pháp quốc tế cho phép… Phương châm của chúng tôi sẽ là : Nếu chúng tôi hoạt động hợp pháp, chúng tôi sẽ tiếp tục hoạt động hợp pháp”.

Cụm tác chiến tàu sân bay thường xuyên có mặt tại các điểm nóng trên thế giới

Theo trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, đây không phải là lần đầu tiên Trung Quốc đe dọa phi cơ Mỹ và đồng minh trên Biển Đông, nhưng Bắc Kinh cần phải hiểu rằng thách thức kiểu đó sẽ vô ích, và Mỹ sẽ tiếp tục tuần tra thường xuyên trong khu vực.

Trả lời câu hỏi liệu Mỹ có sẽ trợ giúp Philippines theo hiệp định an ninh hỗ tương 1951, nếu Trung Quốc tấn công, trợ lý bộ trưởng quốc phòng Mỹ khẳng định: “Mỹ là đồng minh tốt, sẽ yểm trợ Philippines đáp trả phù hợp”, nhưng từ chối không cho biết thêm chi tiết.

Theo ông Schriver, Mỹ đang xem xét khả năng phát triển năng lực của đồng minh trong khu vực, và trợ giúp của Mỹ sẽ tùy thuộc từng nước.

Trang mạng USNI của Học viện Hải quân Mỹ hôm 15/8 cho biết là trong một cuộc họp báo khác tại Malaysia, ông Schriver đã tiết lộ rằng Mỹ đang thảo luận với các nước Đông Nam Á về các chương trình cần hỗ trợ trong khuôn khổ Sáng Kiến An Ninh Hàng Hải MSI đang được triển khai, cũng như trong khuôn khổ quỹ Viện Trợ Tài Chính Quân Sự (FMF) trị giá 290,5 triệu USD dành cho khu vực Ấn Độ- Thái Bình Dương mà ngoại trưởng Mike Pompeo đã thông báo hôm 04/88 tại Diễn Đàn An Ninh Khu Vực ASEAN (ARF) ở Singapore.

Trong khi đó, báo cáo thường niên của Bộ Quốc phòng Mỹ cho Quốc Hội được công bố hôm 16/8 cảnh báo, Trung Quốc đã nâng cao năng lực không quân và tập luyện không kích các mục tiêu rất có thể là của Mỹ ở Thái Bình Dương, trong đó có đảo Guam. 

Theo báo cáo, trong ba năm qua, quân đội Trung Quốc “đã nhanh chóng mở rộng các vùng hoạt động của oanh tạc cơ (…) và huấn luyện để tấn công vào các mục tiêu rất có thể là của Mỹ hoặc các đồng minh Mỹ”. Năm ngoái, lần đầu tiên các máy bay ném bom H-6K của Trung Quốc đã bay sát đảo Okinawa của Nhật, nơi đồn trú khoảng một nửa trong số 47.000 quân Mỹ tại Nhật Bản.

Theo báo cáo, Bắc Kinh “có thể tiếp tục mở rộng tầm hoạt động xa khỏi chuỗi đảo đầu tiên, chứng tỏ khả năng tấn công các lực lượng Mỹ và đồng minh tại Thái Bình Dương, kể cả đảo Guam”.

Đảo Guam là lãnh thổ Mỹ nằm cách duyên hải Trung Quốc hàng ngàn cây số, có khoảng 7.000 lính Mỹ trú đóng. Còn chuỗi đảo đầu tiên quanh Trung Quốc, mà Bắc Kinh coi là vùng hoạt động của mình, gồm Nhật Bản và các đảo bao quanh, Hàn Quốc, Đài Loan, Philippines.

Bản báo cáo ghi nhận Trung Quốc không yêu sách thêm lãnh thổ mới tại Biển Đông trong năm 2017, nhưng tiếp tục phát triển các cơ sở hạ tầng trái phép mang mục đích quân sự trên các đảo tranh chấp, nhất là trên quần đảo Hoàng Sa, cũng như nhiều đảo nhỏ và rạn san hô ở Trường Sa.

Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng soạn thảo “nhiều kịch bản” quân sự nhắm vào Đài Loan, từ phong tỏa đường hàng không, hàng hải cho đến một cuộc đổ bộ quy mô để chiếm đóng Đài Loan. Tuy nhiên, một sự can thiệp như vậy mang lại nguy cơ chính trị nghiêm trọng và không thể chấp nhận được vì làm tăng thêm tình cảm dân tộc ở Đài Loan và cộng đồng quốc tế sẽ phản đối.

Quân đội Trung Quốc đang được hiện đại hóa một cách quy mô, nhằm “tiến hành các cuộc chiến tranh và giành thắng lợi”- theo yêu cầu của chủ tịch Tập Cận Bình.

Lầu Năm Góc ước lượng ngân sách của quân đội Trung Quốc trong năm 2017 khoảng 190 tỷ USD. Con số này cao hơn số liệu của Bắc Kinh là 154,3 tỷ USD, nhưng thua xa ngân sách 700 tỷ USD được Quốc hội Mỹ cấp cho Bộ Quốc phòng nước này.

Lôi kéo EU bt thành

Theo tờ Đại kỷ nguyên ngày 14/8, chiến tranh thương mại Trung – Mỹ liên tục nóng lên, Mỹ gần đây tuyên bố tiếp tục tăng thuế quan 25% đối với hàng hóa Trung Quốc trị giá 16 tỷ USD. Có dự đoán cho rằng Bắc Kinh có thể đánh “con bài tẩy chay để ngăn chặn hàng hóa Mỹ. Nhưng có phân tích cho rằng cho dù Trung quốc đánh con bài này thì kết quả cũng chắc chắn thất bại.
Trước đó, “con bài quốc tế” mà Trung Quốc sử dụng, đó là lôi kéo Liên minh châu Âu (EU) đã thất bại. “Con bài tiền tệ” do Trung Quốc đang sử dụng (để mặc cho đồng Nhân dân tệ sụt giá) cũng được cho là không thể đánh nổi.
Chiến tranh thương mại Trung – Mỹ chính thức bắt đầu từ ngày 6/7/2018, đến nay quy mô tiếp tục mở rộng. Ngày 8/8, Mỹ tuyên bố đến ngày 23/8 sẽ tiến hành tăng thuế quan 25% đối với 279 mặt hàng của Trung Quốc trị giá 16 tỷ USD, gồm những hàng hóa có liên quan đến chiến lược “Chế tạo Trung Quốc 2025” như chất bán dẫn, điện tử. 
Cũng ngay trong ngày 8/8, Bộ Thương mại Trung Quốc tuyên bố đáp trả Mỹ bằng cách tăng thuế quan 25% đối với hàng hóa nhập khẩu Mỹ có trị giá tương đương, quyết định này cũng sẽ có hiệu lực vào ngày 23/8.
Ngay từ ngày 6/7, Mỹ đã tăng thuế quan 25% lên hàng hóa Trung Quốc trị giá 34 tỷ USD. Vài tháng qua, Mỹ liên tiếp “xuất chiêu”, còn Trung Quốc bị động ứng phó với chiến tranh thương mại. Đối mặt với sức ép to lớn từ Mỹ, Trung Quốc tiếp theo sẽ ứng phó như thế nào là điều gây chú ý cho dư luận.
Việc EU và Mỹ tiến hành “hòa giải”, quay lại cùng “tương thân tương ái” đã khiến cho “con bài quốc tế” lôi kéo EU chống lại Mỹ của Trung Quốc không có hiệu quả.
Nhìn vào thực tế, trong nửa đầu năm 2018, Trung Quốc đã luôn tìm cách lôi kéo châu Âu, số tiền đầu tư vào châu Âu gấp 9 lần đầu tư vào Bắc Mỹ. Tại Hội nghị cấp cao Trung Quốc và các nước Trung Đông Âu (16+1), Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường còn đề nghị hợp tác với EU để chống lại Mỹ, nhưng đã bị từ chối.

Sự hòa giải giữa châu Âu và Mỹ trong vấn đề thương mại là tương đối đột ngột. Tháng 7/2018, khi thăm châu Âu, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết EU là “kẻ thù” về thương mại. Khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố tăng thuế nhôm, thép vào tháng 3/2018, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker cũng đã phê phán ông Donald Trump.
Đến ngày 25/7, sau cuộc gặp, Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker ra tuyên bố chung cho biết sẽ thực hiện thương mại tự do “không thuế quan, không rào cản, không trợ cấp” giữa Mỹ – Âu, cùng thúc đẩy cải cách WTO.

Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker và Tổng thống Mỹ Donald Trump.                                  Ảnh: Sputnik

Cố vấn kinh tế hàng đầu của ông Donald Trump là Larry Kudlow còn cho biết ông Jean-Claude Juncker đã bày tỏ với Mỹ là sẽ ủng hộ chính quyền Donald Trump đối phó với các hành vi thương mại của Trung Quốc.
Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jyrki Katainen cũng cho biết do Trung Quốc từ lâu sử dụng các thủ đoạn không công bằng để đối xử thương mại với Mỹ. EU sẽ không đứng về phía Trung Quốc trong tranh chấp Trung – Mỹ.
Tờ Nhật báo Bình Quả Hồng Kông cho rằng chiến tranh thương mại toàn cầu do Mỹ phát động về bề ngoài là “xuất chiêu” với hầu hết các nước đối tác thương mại, nhưng trên thực tế đối tượng tấn công chỉ có Trung Quốc. Sự trừng phạt và những “đòn đau” thương mại của Mỹ sẽ không sớm kết thúc, cũng không được hủy bỏ bởi những sự nhượng bộ ít ỏi từ Bắc Kinh.
Ngày 17/7, EU và Nhật Bản đã đạt được thỏa thuận phi thuế quan. Ngày 9/8, Mỹ và Nhật Bản tổ chức đàm phán thương mại ở Washington. Trong vài tháng tới, Mỹ và Mexico cũng sẽ ký kết lại thỏa thuận thương mại tự do.
Ngày 25/7, khu thương mại tự do lớn nhất thế giới Mỹ – Âu đã có bước đi đầu tiên giống như “sử thi”. Hệ thống thương mại quốc tế do Mỹ – Âu – Nhật chủ đạo bắt đầu hướng lên phía trước, nhưng Trung Quốc, một nền kinh tế lớn đang đơn độc trong xu hướng này.
Cục diện tứ giác thương mại quốc tế đạt được cân bằng tinh tế giữa Trung – Mỹ – Âu – Nhật trước đây đã bắt đầu sụp đổ. “Chuông báo tử” của WTO đã rung lên, một trang mới của trật tự kinh tế quốc tế đã mở ra. Trật tự này nhằm vào nước nào thì không cần nói cũng đã rõ – bài viết trên tờ Đại kỷ nguyên kết luận.

 

NGUYỄN TIẾN DŨNG (tổng hợp)