Tráo linh kiện của người gửi xe, tội gì?
Các đối tượng trông giữ xe tại một bệnh viên đã câu kết với các đối tượng bên ngoài đánh tráo linh kiện của những người gửi xe, sau đó thay vào xe những linh kiện cũ, kém chất lượng. Các đối tượng phạm tội gì?
Vào khoảng tháng 5/2019 tại Bệnh viện đa khoa khu vực A, có Nguyễn Văn Nam, Nguyễn Văn Sơn, Ngô Hoàng Văn và Trần Tấn Phát là nhân viên hợp đồng với Bệnh viện để trông giữ xe, đã câu kết với các đối tượng bên ngoài (chưa xác định) đánh tráo linh kiện của những người gửi xe tại đây. Thủ đoạn của các đối tượng Nam, Sơn, Văn và Phát là sau khi nhận giữ xe của khách hàng, thấy xe nào còn mới sẽ đưa vào khu vực bên trong cùng của bãi giữ xe, tại đây có một căn phòng có lỗ thông với bên ngoài để tiện cho việc tháo rời và vận chuyển linh kiện mà bọn chúng lấy được ra ngoài. Cụ thể, các đối tượng này sẽ thay thế các thiết bị như bánh xe, bình xăng con, cục IC … rồi thay thế đồ tương tự nhưng chất lượng kém hơn.
Các đối tượng đã bàn bạc, nếu chẳng may lúc thực hiện hành vi tráo đồ mà khách đến lấy xe thì sẽ dẫn khách đi lòng vòng giả vờ tìm xe, tạo điện kiện cho những đối tượng khác trực tiếp thực hiện hành vi có thời gian lắp ráp lại và giao trả xe cho khách.
Sau đó, Lực lượng Công an đã phát hiện hành vi của các đối tượng. Qua điều tra, xác định các đối tượng đã thực hiện hành vi trên rất nhiều lần, chiếm đoạt tài sản của khách gửi xe với tổng giá trị khoảng 70.000.000 đồng. Khi định tội đối với Nam, Sơn, Văn và Phát có các quan điểm như sau:
Quan điểm thứ nhất: Các đối tượng phạm tội trộm cắp tài sản theo quy định tài Điều 173 Bộ luật hình sự. Bởi các đối tượng trước khi thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản đã bàn bạc, phân công vai trò, cách thức thực hiện tội phạm rất chặt chẽ. Cần phải khẳng định, trong vụ án này người thực hành là các đối tượng trực tiếp tháo linh kiện của xe, thay thế linh kiện kém chất lượng lại, còn những đối tượng dẫn xe vào, dẫn khách đi lòng vòng chỉ là giúp sức trong quá trình thực hiện hành vi phạm tội. Bên cạnh đó, về mặt lý luận trong vụ án có đồng phạm thì phải định tội danh theo hành vi phạm tội của người thực hành.
Quan điểm thứ hai: Các đối tượng Nguyễn Văn Nam, Nguyễn Văn Sơn, Ngô Hoàng Văn và Trần Tấn Phát phạm tội Lạm dụng tính nhiệm chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 175 BLHS. Hành vi khách quan của các bị cáo là thông qua hợp đồng gửi giữ tài sản, các bị cáo là người trực tiếp quản lý tài sản, đã dùng thủ đoạn gian dối bằng cách sau khi nhận xe đã thay thế linh kiện tốt và lấy linh kiện kém chất lượng gắn vào. Những người theo quan điểm này cũng cho rằng, các đối tượng Nam, Sơn, Văn và Phát không phạm tội trộm cắp tài sản bởi vì người quản lý tài sản không thể nào trộm cắp tài sản do chính mình đang quản lý.
Quan điểm thứ ba: Các đối tượng phạm tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 174 BLHS. Khi các đối tượng Nguyễn Văn Nam, Nguyễn Văn Sơn, Ngô Hoàng Văn và Trần Tấn Phát nhận giữ xe của khách thì dẫn ra phía sau để các đối tượng khác tiến hành thay đổi linh kiện. Hành vi khách quan này thể hiện các bị bị cáo đã thông đồng với nhau để tránh tráo linh kiện xe, chứ không chiếm đoạt luôn linh kiện của xe, ý thức của các bị cáo là lừa dối khách hàng, bởi khi khách hàng lấy xe ra khỏi nơi gữi xe thì các phụ tùng, linh kiện của xe vẫn đầy đủ, không mất phần nào, xe vẫn hoạt động bình thường. Các bị cáo chỉ lừa đối khách hàng để chiếm đoạt phần giá trị chênh lệch giữa linh kiện cũ và mới.
Tác giả đồng tình với quan điểm thứ nhất, rất mong nhận được ý kiến trao đổi của quý độc giả.
Một điểm trông giữ xe – Ảnh minh họa
Bài đọc nhiều nhất tuần
-
Khánh thành tượng đài “Bác Hồ với chiến sĩ biên phòng” tại cửa khẩu quốc tế Cầu Treo
-
Sắp diễn ra Tuần lễ Du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu 2024
-
Hội thảo khoa học "200 ngày tập kết ra Bắc tại Cà Mau - tầm nhìn chiến lược và giá trị lịch sử"
-
Thừa Thiên Huế: Bắt nhóm đối tượng “lừa vàng” chuyên nghiệp
-
Khai mạc Festival “Về miền ví, giặm – Kết nối tinh hoa di sản”
3 Bình luận
Huyen Trang
01:43 24/12.2024Trả lời
Nguyễn Đức Xuân
01:43 24/12.2024Trả lời
Sao Sáng
01:43 24/12.2024Trả lời