Bãi nhiệm đại biểu Quốc hội Phạm Phú Quốc do không xứng đáng với tín nhiệm của cử tri
Ngày 12/11/2020, Tổng Thư ký Quốc hội - Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc đã công bố Nghị quyết của Quốc hội về bãi nhiệm đại biểu Quốc hội Phạm Phú Quốc.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã ký Nghị quyết số Nghị quyết số 123/2020/QH14 về việc bãi nhiệm đại biểu Quốc hội Phạm Phú Quốc.
Theo đó, Quốc hội đã quyết nghị bãi nhiệm đại biểu Quốc hội khóa XIV đối với ông Phạm Phú Quốc thuộc Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hồ Chí Minh, Đơn vị bầu cử số 4 (gồm Quận 5, Quận 10 và Quận 11, thành phố Hồ Chí Minh) vì đã không trung thực trong việc báo cáo với tổ chức, vi phạm tiêu chuẩn đại biểu Quốc hội; không còn xứng đáng với sự tín nhiệm của cử tri và nhân dân.
Nghị quyết nêu rõ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hồ Chí Minh, Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hồ Chí Minh và ông Phạm Phú Quốc theo trách nhiệm thi hành Nghị quyết này.
Nghị quyết được Quốc hội khoá VIV, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 03/11/2020 và có hiệu lực thi hành kể từ khi được Quốc hội biểu quyết thông qua.
Ông Phạm Phú Quốc sinh năm 1968, tại Quảng Trị; trình độ chính trị: Cao cấp lý luận chính trị; trình độ chuyên môn: Tiến sĩ Kinh tế; chức vụ: Tổng Giám đốc Công ty TNHH Một thành viên Phát triển Công nghiệp Tân Thuận, Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội.
Trước đó ông Quốc từng giữ các chức vụ Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Phát triển Tp Hồ Chí Minh, Tổng giám đốc Công ty Đầu tư tài chính nhà nước Tp Hồ Chí Minh, Chủ tịch hội đồng thành viên Tổng công ty Bến Thành TNHH MTV.
Tháng 8/2020, Hãng tin Al Jazeera tung loạt bài viết cho biết chương trình hộ chiếu của Cộng hòa Síp (Cyprus) cho phép những ai đầu tư ít nhất khoảng 2,5 triệu USD sẽ sở hữu hộ chiếu nước này; đồng nghĩa cá nhân đó trở thành công dân EU, được đi lại, làm việc tự do ở 27 nước thành viên EU và có thể nhập cảnh vào 174 quốc gia mà không cần visa.
Đại biểu Quốc hội Phạm Phú Quốc được Al Jazeera nêu tên trong danh sách những người nước ngoài đã có quốc tịch Cộng hòa Síp.
Ông Phạm Phú Quốc có quốc tịch Cyprus năm 2018, nhưng không báo cáo đầy đủ với tổ chức quản lý.
Ngày 25/8, ông Quốc có đơn xin thôi nhiệm vụ đại biểu Quốc hội và đơn thôi việc. Đến ngày 27/8, ông Quốc có đơn giải trình báo cáo các cơ quan chức năng.
Sau đó, ông Quốc có quyết định đình chỉ chức vụ Tổng giám đốc IPC.
Luật sửa đổi, bổ sung Luật Quốc tịch năm 2014 cho phép một số công dân được mang hai quốc tịch. Cụ thể là các trường hợp người được Chủ tịch nước cho phép; trường hợp xin trở lại quốc tịch Việt Nam; người Việt Nam định cư ở nước ngoài và đã nhập quốc tịch nước ngoài nhưng vẫn muốn giữ quốc tịch Việt Nam; trẻ em là con nuôi.
Ông Phạm Phú Quốc không thuộc các trường hợp này và trước đây đại biểu Nguyễn Thị Nguyệt Hường (Hà Nội) đã từng không được công nhận tư cách đại biểu Quốc hội khoá 14 (dù đã trúng cử) do sở hữu quốc tịch Malta đồng thời với quốc tịch Việt Nam.
Ông Phạm Phú Quốc – Ảnh: Qh.vn
Bài đọc nhiều nhất tuần
-
Hành vi chiếm đoạt của Lê Hoàng D phạm “tội cướp tài sản” theo điểm b khoản 3 Điều 168 BLHS năm 2015
-
Tòa tuyên án với 17 bị cáo trong vụ án "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
-
Sắp diễn ra Tuần lễ Du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu 2024
-
Thừa Thiên Huế: Bắt nhóm đối tượng “lừa vàng” chuyên nghiệp
-
Nhận thức về đối tượng áp dụng “đã bồi thường được một phần nghĩa vụ dân sự” để được xét giảm thời hạn chấp hành án phạt tù
Bình luận