Đạo luật cắt đứt đường lưỡi bò và cuộc chiến thương mại Mỹ- Trung

Từ cuộc chiến thương mại Mỹ- Trung đến việc thông qua đạo luật nhằm cắt đường lưỡi bò, ngăn chặn mọi hoạt động xâm lược của Trung Quốc trên biển Đông, đã cho thấy thái độ dứt khoát, sự quyết tâm của nước Mỹ mà đứng đầu là Tổng thống Donald Trump trong cuộc chiến với Trung Quốc

Đạo luật nhằm cắt đường lưỡi bò trên biển của Trung Quốc

Thượng Viện Hoa Kỳ đã thông qua Đạo luật “NATIONAL DEFENSE AUTHORIZATION ACT 2019 (NDAA)”  tức  Đạo luật ủy quyền quốc phòng với 87 phiếu thuận và chỉ có 10 phiếu chống.

Dự luật quốc phòng Hoa Kỳ có trị giá 716 tỷ đô la sẽ được sử dụng làm kinh phí và tài nguyên để nhằm ngăn chặn các hoạt động:

Các hoạt động xâm chiếm đất đai biển đảo của Trung Quốc trong vùng biển Đông Nam Á.

Các hoạt động gián điệp của Trung Quốc chống lại Hoa Kỳ và thế giới.

Các kế hoạch của Trung Quốc làm suy yếu Hoa Kỳ.

NDAA sẽ củng cố lệnh cấm Trung Quốc tham gia cuộc tập trận hàng hải của Lầu Năm Góc và các hoạt động hàng hải đa phương của Vành đai Thái Bình Dương được tổ chức hàng năm.

Lệnh cấm sẽ chỉ được dỡ bỏ khi Trung Quốc dừng lại tất cả các hành động xâm chiếm biển đảo và loại bỏ các hệ thống vũ khí ra khỏi các tiền đồn ở Biển Đông. Quy định này về cơ bản tương đương với lệnh cấm vĩnh viễn.

Về chiến tranh thương mại Mỹ- Trung

Trong một diễn biến khác, Theo Daniel Gros, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Chính sách châu Âu (CEPS), những bước đi gần đây của Mỹ tiết lộ ngày càng rõ chiến lược thương mại của Tổng thống Trump. Mỹ vừa ký hiệp định thương mại mới với Mexico và Canada (USMCA), trong đó có “điều khoản thuốc độc” nhằm giữ chân các đối tác này và trừng phạt bất cứ nước nào tham gia hiệp định tự ý ký thỏa thuận thương mại với một quốc gia có nền kinh tế “phi thị trường”.

Mỹ cũng đang tìm cách đàm phán để ký thỏa thuận tương tự với Nhật và Liên minh châu Âu, nhằm tăng sức ép thương mại tối đa lên Trung Quốc, buộc nước này phải nhượng bộ. Dịp cuối tháng 9 vừa qua, Mỹ cũng đã ký hiệp định thương mại tự do sửa đổi với Hàn Quốc, được Trump ca ngợi là “cột mốc lịch sử về thương mại” song phương, dù giới phân tích cho rằng nó không khác quá nhiều so với hiệp định trước đây.

Gros cho rằng những thỏa thuận thương mại Mỹ vừa ký cho thấy các nước chỉ cần đưa ra một số nhượng bộ nhỏ là đủ làm hài lòng Trump và có thể tiếp tục hưởng lợi từ các hiệp định thương mại song phương với Mỹ. Đối thủ duy nhất mà Trump muốn dồn sức đối phó là Trung Quốc, quốc gia bị ông coi là “kẻ thù số một” của Mỹ.

NGUYỄN TIẾN DŨNG (tổng hợp)