TỘI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ KINH DOANH ĐA CẤP

TÒA ÁN QUÂN SỰ KHU VỰC 1 QUÂN KHU 4

        BLHS năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2018, bổ sung nhiều tội phạm mới trong đó có tội vi phạm quy định về kinh doanh đa cấp. Kinh doanh đa cấp là hình thức kinh doanh xuất hiện khá lâu trên thế giới và khi vào Việt Nam đã phát triển nhanh chóng, tuy nhiên trong những năm gần đây hình thức kinh doanh đa cấp đã có nhiều biến tướng ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế, tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

1.Dấu hiệu pháp lý

Theo quy định tại Điều 217a BLHS năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 Tội vi phạm quy định về kinh doanh theo phương thức đa cấp: Người nào tổ chức hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp mà không có giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp hoặc không đúng với nội dung giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp thuộc một trong các trường hợp sau đây, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 174 và Điều 290 của Bộ luật này, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm:

         a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; b) Thu lợi bất chính từ 200.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng; c) Gây thiệt hại cho người khác từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.

          Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm: a) Thu lợi bất chính 1.000.000.000 đồng trở lên; b) Gây thiệt hại cho người khác 1.500.000.000 đồng trở lên; c) Quy mô mạng lưới người tham gia 100 người trở lên. 

         Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”.

        Khoản 1 quy định hành vi “Người nào tổ chức hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp mà không có giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp hoặc không đúng với nội dung giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp thuộc một trong các trường hợp sau đây, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 174 và Điều 290 của Bộ luật này…”

       Kinh doanh đa cấp (MLM – Multi – level Marketing) hay còn gọi là bán hàng đa cấp là một hình thức bán hàng trực tiếp trong đó việc lưu hành, bán và phân phối sản phẩm được thực hiện qua một mô hình gồm những cá nhân hoạt động riêng biệt, họặc có thể mua hàng trực tiếp tại công ty mà không phải thông qua các đại lý hay cửa hàng bán lẻ.

         Bản chất những cá nhân này không phải là nhân viên của công ty, họ chỉ là đối tác phân phối hàng hóa cho công ty. Nhiệm vụ của họ là giới thiệu, bán hàng sản phẩm tới người tiêu dùng và nhờ vào việc đó họ sẽ có lợi nhuận từ hoa hồng bán sản phẩm. Ngoài ra, họ có nhiệm vụ giúp đỡ những người khác cùng tham gia doanh nghiệp MLM, dạy họ cách xây dựng mạng lưới phân phối viên của mình, mạng lưới đó thường đưuọc gọi là downline (tuyến dưới). Ngoài thu nhập từ hoa hồng bán sản phẩm, họ còn nhận được hoa hồng từ mạng lưới tuyến dưới, tiền thưởng nếu đạt doanh số.

          Điều luật quy định hai hành vi:

          – Hành vi tổ chức hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp mà không có giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp: Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp là văn bản hoặc bản điện tử mà Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp cho doanh nghiệp để hoạt động bán hàng đa cấp. Để được cấp phép hoạt động bán hàng đa cấp ở nước ta cần đáp ứng các nội dung sau:

 Thứ nhất: Điều kiện đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp

  Tổ chức đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp phải đáp ứng các điều kiện sau: Là doanh nghiệp được thành lập tại Việt Nam theo quy định của pháp luật, có đăng ký kinh doanh ngành bán lẻ theo phương thức đa cấp. Có vốn pháp định theo quy định tại Điều 8 Nghị định này. Hàng hóa kinh doanh theo phương thức đa cấp phù hợp với nội dung ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư. Có đủ điều kiện kinh doanh hoặc được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật trong trường hợp kinh doanh hàng hóa kinh doanh có điều kiện. Ký quỹ tại một ngân hàng thương mại hoạt động tại Việt Nam theo quy định tại Điều 29 Nghị định này. Có Quy tắc hoạt động, Chương trình trả thưởng, Chương trình đào tạo cơ bản không trái quy định của pháp luật. Thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh, chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân, thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần, người đại diện theo pháp luật đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần phải là những cá nhân chưa từng giữ một trong các chức vụ nêu trên tại doanh nghiệp bán hàng đa cấp đã bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp theo quy định tại Điểm b, Điểm c Khoản 1 Điều 14 Nghị định này. 

Thứ hai, vốn pháp định

Vốn pháp định của doanh nghiệp đăng ký kinh doanh ngành bán lẻ theo phương thức đa cấp là 10 tỷ đồng.

Thứ ba: Điều kiện đối với người tham gia bán hàng đa cấp

Người tham gia bán hàng đa cấp là cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Những trường hợp sau không được tham gia bán hàng đa cấp: Người đang chấp hành hình phạt tù hoặc có tiền án về các tội sản xuất, buôn bán hàng giả, quảng cáo gian dối, kinh doanh trái phép, trốn thuế, lừa dối khách hàng, các tội về lừa đảo chiếm đoạt tài sản, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, chiếm giữ trái phép tài sản. Người nước ngoài không có Giấy phép lao động tại Việt Nam do cơ quan có thẩm quyền cấp.

Như vậy, cá nhân, tỏ chức muốn thực hiện hoạt động bán bán hàng đa cấp ở nước ta phải được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp.

– Hành vi kinh doanh đa cấp không đúng với nội dung giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp: Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp thì cá nhân, doanh nghiệp phải hoạt động theo đúng với các nội dung đã đăng ký với Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

2.Hình phạt áp dụng

Điều luật quy định 03 khung hình phạt bao gồm:

– Khoản 1 quy định “hình phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm: a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; b) Thu lợi bất chính từ 200.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng; c) Gây thiệt hại cho người khác từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.

– Khoản 2 mức phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm: a) Thu lợi bất chính 1.000.000.000 đồng trở lên; b) Gây thiệt hại cho người khác 1.500.000.000 đồng trở lên; c) Quy mô mạng lưới người tham gia 100 người trở lên.

– Khoản 3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”.

c) Quy mô mạng lưới người tham gia 100 người trở lên.

Việc quản lý tốt hoạt động bán hàng đa cấp sẽ mang lợi lợi nhuận rất lớn cho nền kinh tế, tuy nhiên hoạt động đa cấp ở nước ta diễn ra rất phức tạp, vì vậy BLHS năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 đưa Tội vi phạm quy định về kinh doanh theo phương thức đa cấp là hợp lý.

Ảnh trên bài: Một buổi diễn thuyết về kinh doanh đa cấp

TRẦN VĂN HÙNG