Giải quyết khiếu nại trong Tòa án nhân dân

TANDTC đã công bố Dự thảo Thông tư của Chánh án TANDTC và Dự thảo Quy định giải quyết khiếu nại, tố cáo trong Tòa án nhân dân , đế lấy ý kiến đóng góp. Tạp chí TAND điện tử xin giới thiệu sơ lược phần giải quyết khiếu nại trong Dự thảo.

Văn  bản  này quy  định  về  khiếu  nại  và giải  quyết khiếu  nại  đối  với  quyết  định hành  chính,  hành  vi  hành  chính  trong  TAND;  khiếu  nại  và giải  quyết  khiếu nại  quyết  định  kỷ  luật  cán  bộ,  công chức,  viên  chức;  trách  nhiệm  của TAND trong quản  lý  nhà nước  về  công tác giải  quyết  khiếu  nại.

Quy  định này  áp  dụng đối  với  TAND  các cấp;  người  có  thấm  quyền giải  quyết  khiếu  nại,  tố  cáo  trong  TAND;  cơ  quan,  tố  chức,  cá  nhân  có  liên quan  đến khiếu nại,  tố  cáo.

Quy  định  này không  áp  dụng  đối với Tòa án quân sự các  cấp.

Hình thức và thời hiệu khiếu nại

Việc  khiếu  nại  được  thực  hiện  bằng  đơn  khiếu  nại  hoặc  trình  bày  trực  tiếp  tại các TAND,  cơ quan, tổ  chức  có  thấm  quyền.

Thời hiệu khiếu nại  là  90  ngày,  kể  từ  ngày  nhận  được  quvết  định,  hoặc  biết được quyết định,  hành vi  hành chính. Trường  hợp  người  khiếu  nại  không  thực  hiện  được  quyền  khiếu  nại  theo  đúng thời  hiệu  vì  ốm  đau,  thiên tai,  địch  họa,  đi  công tác,  học tập  ở nơi  xa hoặc vì những trở ngại  khách  quan  khác  thì  thời  gian  có trở ngại  đó  không tính  vào  thời  hiệu khiếu nại.

Các khiếu nại không thụ lý giải quyết bao gồm: Quyết  định  hành  chính,  hành  vi  hành  chính  trong  nội  bộ  TAND  đế chỉ  đạo,  tố  chức  thực  hiện  nhiệm  vụ,  công  vụ;  Quyết  định  hành  chính,  hành  vi  hành chính  trong  chỉ  đạo  điều  hành  của  Tòa  án  cấp  trên  với  Tòa  án  cấp  dưới;  Quyết  định hành  chính  có  chứa  đựng  các  quy  phạm  pháp  luật  do  các  TAND,  đơn  vị thuộc  TAND,  cá  nhân  có  thẩm  quyền  ban  hành  theo  trình  tự,  thủ  tục  của pháp  luật  về  ban  hành  văn  bản  quy  phạm  pháp  luật;  Quyết  định  hành  chính,  hành  vi hành  chính  thuộc  phạm  vi  bí  mật  nhà  nước  trong  các  lĩnh  vực  quốc  phòng,  an  ninh, ngoại  giao  theo  danh  mục  do  Chính  phủ  quy  định;  Quyết  định  hành  chính,  hành  vi  hành  chính  bị  khiếu  nại  không  liên  quan trực tiếp đến quyền,  lợi  ích  họp  pháp  của người  khiếu  nại; Người  khiếu  nại  không  có  năng  lực  hành  vi  dân  sự  đầy  đủ  mà  không  có người  đại  diện hợp  pháp;  Người  đại  diện  không hợp pháp thực hiện  khiếu nại;  Đơn  khiếu  nại  không có chữ  ký  hoặc điếm  chỉ  của người  khiếu nại; Thời  hiệu,  thời  hạn  khiếu  nại  đã hết mà không có  lý  do  chính đáng;  Khiếu nại  đã có  quyết định giải  quyết khiếu nại  lần 2  hoặc cuối  cùng;   Có  văn  bản  thông  báo  đình  chỉ  việc  giải  quyết  khiếu  nại  mà  sau  30  ngày người  khiếu  nại  không tiếp  tục  khiếu  nại; Việc  khiếu  nại đã được  Tòa  án  thụ lý hoặc đã  được  giải  quyết  bằng  bản  án, quyết  định  của Toà án.

Thấm quyền giải quyết khiếu nại và rút khiếu nại

Chánh  án  TAND  cấp  huyện  giải  quyết  khiếu  nại  đối  với  các  khiếu nại  quyết  định,  hành  vi  của  cán  bộ,  công  chức  thuộc  quyền  quản  lý  của  TAND  cấp  huyện.

Chánh  án TAND  cấp tỉnh giải  quyết  đối  với  các  khiếu  nại  sau: Khiếu  nại  quyết  định,  hành  vi  của  Chánh  án,  Phó  Chánh  án  TAND cấp  huyện  và công chức thuộc  quyền  quản  lý của TAND  cấp tỉnh;   Khiếu  nại  đối  với  quyết  định  giải  quyết  khiếu  nại  của  Chánh  án  TAND  cấp  huyện.  Trong  trường  hợp  này,  Quyết  định  giải  quyết  khiếu  nại  của  Chánh  án TAND  câp  tỉnh  có  hiệu  lực  thi  hành.

Chánh  án  TANDCC  giải  quyêt  đối  với  các  khiếu  nại  quyết định,  hành vi của công chức thuộc  quyền quản  lý  của TANDCC.

Chánh  án  TANDTC  giải  quyết các  khiếu  nại  sau:  Khiếu  nại  đối  với  quyết  định,  hành  vi  của  Chánh  án,  Phó  Chánh  án  TANDCC;  Chánh  án,  Phó  Chánh  án  TAND  cấp  tỉnh;  và  các  công chức,  viên  chức thuộc  quyền  quản  lý của TANDTC; Khiếu  nại  đối  với  quyết  định  giải  quyết  khiếu  nại  của  Chánh  án  TANDCC,  Chánh  án  TAND  cấp  tỉnh.  Trong  trường  hợp  này,  Quyết  định giải  quyết khiếu  nại  của Chánh  án TANDTC có  hiệu  lực thi  hành.

Việc  rút  khiếu  nại,  quyền  và  nghĩa  vụ  của  người  khiếu  nại,  người  bị  khiếu  nại, việc  áp dụng  các  biện  pháp  khẩn  cấp  và  các  quy  định  khác  liên  quan  đến  khiếu  nại  và giải  quyết  khiếu  nại  áp  dụng  tương  ứng  theo  quy  định  của  Luật  Khiếu  nại  và  văn  bản hướng dẫn thi  hành  của Chính  phủ  và TANDTC.

Về trình tự giải quyết khiếu nại

Đơn  khiếu  nại  được  tiếp  nhận  từ các  nguồn  sau:  Đơn  do  cơ quan,  tổ  chức,  công  dân  gửi  tới  TAND  qua bộ  phận tiếp nhận  đơn;  hộp  thư  góp  ý;  địa  điểm  tiếp  công  dân  của  các  TAND  hoặc  trực tiếp trình  bày  với người  có  thấm  quyền được  lập thành văn bản;  Đơn  do  các  cơ  quan  Đảng,  Nhà  nước,  đại  biếu  Quốc  hội,  đại  biếu  HĐND,  Uỷ  ban  MTTQVN  và  các  thành  viên  của  Mặt  trận,  các  cơ quan báo  chí  và các  cơ quan  khác  chuyển  đến; Đơn gửi  qua dịch vụ  bưu  chính.

Đơn  gửi  đến  TAND từ tất cả các nguồn (kể cả đơn gửi  đến  lãnh đạo Tòa  án)  đều  phải  được  tiếp  nhận  thống  nhất  qua  một  đầu  mối  là  đơn  vị  được  giao nhiệm  vụ  giải  quyết khiếu  nại,  tố cáo  của  các  Tòa án  để xử  lý  và quản  lý.

Sau khi phân loại và xử lý đơn khiếu nại, những đơn thuộc thẩm quyền sẽ được thụ lý. Trong  thời  hạn  10  ngày,  kế  từ  ngày  nhận  được  khiếu  nại  thuộc  thẩm  quyền, người  có  thấm  quyền  giải  quyết  khiếu  nại  phải  thụ  lý  giải  quyết;  thông  báo  bằng  văn bản  cho  người  khiếu  nại,  cơ  quan,  tổ  chức,  cá  nhân  có  thấm  quyền  chuyển  khiếu  nại đến  và đơn  vị thanh tra thuộc Tòa án  cấp  mình biết.

Thời  hạn giải  quyết  khiếu  nại  lần  đầu  không quá 30  ngày,  kế từ ngày thụ  lý. Đối  với  vụ  việc  phức  tạp  thì  thời  hạn giải  quyết  có thế  gia hạn  một  lần nhưng không quá 45  ngày,  kể từ ngày thụ  lý.

Sau  khi  thụ  lý  khiếu  nại,  người  có  thẩm  quyền  giải  quyết khiếu nại  phải kiểm tra  lại  quyết  định  hành  chính,  hành  vi  hành  chính  bị  khiếu  nại.  Nội  dung  kiểm  tra  lại bao  gồm:  Căn  cứ  pháp  lý  ban  hành  quyết  định  hành  chính,  thực  hiện  hành  vi  hành chính;  thẩm  quyền  ban  hành  quyết  định  hành  chính,  thực  hiện  hành  vi  hành  chính;  nội dung  của  quyết  định  hành  chính,  việc  thực  hiện  hành  vi  hành  chính;  trình  tự,  thủ  tục ban  hành,  thế  thức  và  kỹ  thuật  trình  bày  quyết  định  hành  chính;  các  nội  dung  khác (nếu  có). Sau  khi  kiểm  tra  lại,  nếu  thấy  khiếu  nại  quyết  định  hành  chính,  hành  vi  hành chính  là  đúng  thì  người  có  thẩm  quyền  giải  quyết  khiếu  nại  lần  đầu  ra  quyết  định  giải quyêt khiếu  nại  ngay.

Người  giải  quyết khiếu  nại  tự mình xác minh hoặc giao  đơn vị thanh tra cùng cấp tiến  hành xác  minh  nội  dung khiếu  nại.

Trong  trường  hợp  cân  thiết,  người  giải  quyết  khiếu  nại  hoặc  người  có  trách nhiệm xác minh thực hiện  việc  công bố  quyết  định xác  minh  nội  dung khiếu  nại tại  cơ quan,  tổ  chức,  đơn  vị  của  người  bị  khiếu  nại  hoặc  tại  trụ  sở  cơ  quan,  tố  chức,  đơn  vị nơi  phát sinh khiếu nại.

Người  giải  quyết  khiếu  nại  hoặc  người  có  trách  nhiệm  xác  minh  nội  dung khiếu  nại  làm  việc  trực  tiếp  và  yêu  cầu  người  khiếu  nại  hoặc  người  đại  diện,  người được  ủy  quyền  của  người  khiếu  nại  cung  cấp  thông  tin,  tài  liệu,  bằng  chứng  có  liên quan đến nhân thân, nội  dung khiếu  nại.

Người  giải  quyết khiếu  nại  hoặc  người  có trách nhiệm  xác  minh  làm việc trực tiếp  và  yêu  cầu  người  bị  khiếu  nại  cung  cấp  thông  tin,  tài  liệu,  bằng  chứng  liên  quan đến  nội  dung  bị  khiếu  nại,  giải  trình  về  quyết  định  hành  chính,  hành  vi  hành  chính  bị khiếu  nại; Yêu  cầu cơ quan, tố chức,  đơn vị, cá  nhân  có  liên quan  cung cấp thông tin, tài liệu, bằng chứng.

Khi  tiếp  nhận  thông  tin,  tài  liệu,  bằng  chứng  do  người  khiếu  nại  hoặc  người đại  diện,  người  được  ủy  quyền  của  người  khiếu  nại,  người  bị  khiếu  nại,  cơ  quan,  tố chức,  đơn  vị,  cá  nhân  cung  cấp  trực  tiếp  thì  người  giải  quyết  khiếu  nại  hoặc  người  có trách  nhiệm  xác  minh  phải  lập  Giấy  biên nhận.

Trong  quá  trình  giải  quyết  khiếu  nại,  người  giải  quyết  khiếu  nại  tố  chức  đối thoại  nếu  yêu  cầu  của  người  khiếu  nại  và  kết  quả  xác  minh  nội  dung  khiếu  nại  còn khác  nhau.

Quyết định giải quyết khiếu nại

Người  giải  quyết  khiếu  nại  phải  ra  quyết  định  giải  quyết  khiếu  nại.

Quyết định giải  quyết khiếu  nại  phải  có  các  nội  dung sau đây: Ngày,  tháng,  năm ra quyết định; Tên,  địa chỉ  người  khiếu  nại,  người  bị  khiếu  nại;  Nội  dung  khiếu  nại; Kết quả  xác  minh  nội  dung  khiếu  nại; Kết  luận nội  dung khiếu  nại; Việc  bồi  thường thiệt hại  cho người  bị khiếu nại  (nếu có); Quyền  khiếu  nại  lần  hai,  quyền  khởi  kiện vụ  án  hành  chính tại  Tòa án…

Quyết định giải  quyết  khiếu  nại  có  hiệu  lực  pháp  luật sau  30  ngày,  kể  từ ngày ban hành mà người  khiếu nại  không khiếu nại  tiếp theo.

Trong  thời  hạn  30  ngày,  kể  từ  ngày  nhận  được  quyết  định  giải  quyết  khiếu nại  mà  người  khiếu  nại  không  đồng  ý  thì  có  quyền  khiếu  nại  đến  người  đứng  đầu  cơ quan quản  lý nhà nước  cấp trên trực  tiếp  của người  giải  quyết khiếu  nại. Trong  trường  hợp  này  thì  người  khiếu  nại  phải  gửi  đơn  kèm  theo  quyết  định giải  quyết  khiếu  nại  lần  đâu,  các  tài  liệu  có  liên  quan  cho  người  có  thấm  quyền  giải quyết khiếu  nại  tiếp theo.

Quy  định  về  thụ  lý  đơn,  thời  hạn  giải  quyết,  trình  tự thủ  tục  giải  quyết  khiếu nại tiếp theo được thực  hiện  như đối  với  khiếu  nại  lần  đầu.

Việc  khởi  kiện  vụ  án  hành  chính  tại  Tòa  án  được  thực  hiện  theo  quy  định  của Luật  Khiếu nại  và Luật Tố  tụng hành  chính.

Giải quyết khiếu nại quyết định kỷ luật của cán bộ, công chức viên chức

Khiếu  nại  quyết  định  kỷ  luật  là  việc  cán  bộ,  công  chức,  viên  chức  đề  nghị  cơ quan,  tố  chức,  cá  nhân  có  thẩm  quyền  xem  xét  lại  quyết  định  kỷ  luật  cán  bộ,  công chức,  viên  chức  khi  có  căn  cứ cho  rằng quyết  định  đó  là trái  pháp  luật,  xâm  phạm trực tiếp đến quyền  và  lợi  ích  hợp  pháp  của  mình.

Thời  hiệu  khiếu  nại  lần  đầu  là  15  ngày,  kể từ ngày  cán  bộ,  công chức,  viên chức nhận được  quyết định  kỷ  luật. Thời  hiệu  khiếu  nại  lần  hai  là  10  ngày,  kế từ ngày  cán  bộ,  công  chức,  viên chức nhận  được  quyết  định  giải  quyết  khiếu  nại  lần  đầu;  đối  với  quyết  định  kỷ  luật  buộc thôi  việc  thì  thời  hiệu  khiếu  nại  lần  hai  là  30  ngày,  kể  từ  ngày  cán  bộ,  công  chức,  viên chức  nhận  được  quyết định  giải  quyết khiếu  nại  lần  đầu.

Việc  khiếu  nại  phải  được  thực  hiện  bằng  đơn.  Trong  thời  hạn  10  ngày,  kể  từ  ngày  nhận  được  đơn  khiếu  nại,  người  có  thấm quyền  giải  quyết khiếu  nại  phải  thụ  lý  đế  giải  quyết  và  thông  báo  cho  người  khiếu  nại biết. Thời  hạn  giải  quyết  khiếu  nại  không  quá  30  ngày,  kể  từ  ngày  thụ  lý;  đối  với  vụ việc  phức tạp thì  thời  hạn giải  quyết khiếu  nại  có  thế  kéo  dài  hơn  nhưng không quá 45 ngày,  kể từ ngày thụ  lý.

Về Thẩm quyền giải quyết khiếu  nại quyết định kỷ luật,  Chánh  án  TANDTC,  Chánh  án  TANDCC, Chánh  án  TAND  tỉnh,  thành  phố  trực  thuộc  Trung  ương  có  thẩm  quyền  giải  quvết khiếu nại  lần đầu  đối  với  quyết  định  kỷ  luật do  mình  ban  hành.

Chánh  án TANDTC  có  thẩm  quyền  giải  quyết  trong trường hợp quyết  định  giải  quyết  khiếu  nại  của  Chánh  án  TANDTC,  Chánh  án  TAND tỉnh,  thành  phố  trực  thuộc Trung ương còn  khiếu nại  tiếp.

Trường  hợp  quyết  định  giải  quyết  khiếu  nại  lần  đầu  của  Chánh  án  TANDTC  còn  khiếu  nại  tiếp,  thì  Chánh án  TANDTC  quyết định việc giải  quvết khiếu  nại  tiếp theo.

Chánh  án  TANDTC  có  thấm  quyền  giải  quyết  khiếu  nại  lần  đầu đã hết thời  hạn  nhưng chưa được giải  quyết.

Trong  quá  trình  giải  quyết  khiếu  nại,  người  có  thẩm  quyền  giải  quyết  khiếu  nại có trách nhiệm  sau  đây:  Trực  tiếp  hoặc  phân  công  người  có  trách  nhiệm  kiếm  tra  lại  quyết  định  kỷ luật  cán  bộ,  công  chức  bị  khiếu  nại,  xem  xét  nội  dung  khiếu  nại.  Nếu  xét  thấy  nội dung  khiếu  nại  đã  rõ  thì  yêu  cầu  Hội  đồng  kỷ  luật  cán  bộ,  công  chức  xem  xét  để  đề nghị  người  có  thẩm  quyền  giải  quyết.

Trường  hợp  nội  dung  khiếu  nại  chưa  được  xác  định  rõ  thì  tự  mình  hoặc  giao người  có  trách  nhiệm  xác minh,  kết  luận  nội  dung  khiếu  nại.  Người  có  trách  nhiệm xác  minh  có  các  quyền,  nghĩa  vụ  theo  quy  định  tại  khoản  3  Điều  29  của  Luật  Khiếu nại. Việc  xác  minh  nội  dung  khiếu  nại  phải  lập  thành  văn  bản,  báo  cáo  người  có thẩm  quyền  giải  quyết  khiếu  nại.  Sau  khi  có  kết  quả  xác  minh  nội  dung  khiếu  nại  thì yêu  cầu  Hội  đồng kỷ  luật  cán  bộ,  công  chức  xem  xét  để  đề  nghị  người  có  thấm  quyền giải  quyết khiếu nại.

Người  giải  quyết  khiếu  nại  lần  đầu  phải  ra  quyết  định  giải  quyết  khiếu  nại bằng văn  bản.

Nếu quyết định giải  quyết  khiếu  nại  lần  đầu  bị khiếu nại tiếp thì người  có thấm  quyền giải  quyết khiếu nại  lần hai  có trách nhiệm:  Yêu  cầu  người  ban  hành  quyết  định  kỷ  luật  cán  bộ,  công  chức  bị  khiếu  nại báo  cáo việc  xem  xét kỷ  luật và giải  quyết  khiếu  nại  của người  bị  kỷ luật;  Tự  mình  hoặc  giao  cho  người  có  trách  nhiệm  xác  minh  tiến  hành  xác  minh, kết  luận  nội  dung khiếu  nại.  Việc  xác  minh  nội  dung  khiếu  nại  phải  lập  thành  văn bản và báo  cáo người  có thấm  quyền  giải  quyết  khiếu  nại;  tổ  chức  đối  thoại  vói  người  khiếu  nại.

Quyết  định  giải  quyết  khiếu  nại  lần  hai  phải  kết  luận  về từng  vấn  đề  cụ  thể  trong  nội  dung  khiếu  nại  của  người  bị  kỷ  luật và  việc  giải  quyết  của người  giải  quyết khiếu  nại  lần đầu; Việc  bồi  thường cho  người  bị  thiệt  hại  (nếu  có);  Quyền  khởi  kiện  vụ  án  hành  chính  tại  Tòa  án  đối  với  quy  định  kỷ  luật  buộc thôi  việc.

Quyết  định  giải  quyết  khiếu  nại  lần  hai  phải  được  gửi  cho  người  khiếu  nại, người  giải  quyết  khiếu  nại  lần  đầu,  người  có  quyền,  nghĩa  vụ  liên  quan  trong  thời  hạn 7 ngày,  kể từ ngày ban hành.

Hiệu  lực  của  quyết  định  giải  quyết  khiếu  nại,  khởi  kiện  vụ  án hành chính

Quyết  định  giải  quyết  khiếu  nại  quyết  định  kỷ  luật  cán  bộ,  công  chức,  viên chức  có  hiệu  lực pháp  luật  như sau:  Quyết  định  giải  quyết khiếu nại  lần  đầu  có  hiệu  lực  pháp  luật sau  30  ngày,  kể từ ngày  ban hành  mà người  khiếu  nại  không khiếu  nại  lần  hai; Quyết  định  giải  quyết  khiếu  nại  lần  hai  có  hiệu  lực  pháp  luật  sau  30  ngày,  kể từ ngày  ban  hành. Quyết  định  giải  quyết  khiếu  nại  có  hiệu  lực  pháp  luật  có  hiệu  lực  thi  hành ngay.

Trường  hợp  công  chức  giữ  chức  vụ  từ  Vụ  trưởng  và  tương  đương  trở  xuống bị  kỷ  luật  buộc  thôi  việc  mà  không  đồng  ý  với  quyết  định  giải  quyết  khiếu  nại  đối  với quyết  định  kỷ  luật  buộc  thôi  việc  hoặc  hết  thời  hạn  giải  quyết  khiếu  nại  lần  đầu,  lần hai  theo  quy  định  tại  Điều  50  của  Luật  Khiếu  nại  mà khiếu  nại  không  được  giải  quyết thì  có  quyền  khởi  kiện  vụ  án  hành  chính  tại  Tòa  án  theo  quy  định  của  Luật Tố  tụng hành  chính.

Khi  quyết  định  giải  quyết  khiếu  nại  đối  với  quyết  định  kỷ  luật  cán  bộ,  công chức  có  hiệu  lực  pháp  luật  thì  người  đứng  đầu  cơ  quan,  tố  chức,  đơn  vị  nơi  cán  bộ, công  chức  làm  việc  có  trách  nhiệm  công  bố  công  khai  quyết  định  giải  quyết  đến toàn thế  cán  bộ,  công chức  của  cơ  quan,  tố  chức,  đơn  vị;  áp  dụng  các  biện  pháp  theo  thẩm quyền  hoặc  phối  hợp  với  các  cơ  quan,  tố  chức  có  liên  quan  thi  hành  quyết  định  giải quyết khiếu  nại  đó;  bồi  thường thiệt  hại  theo  quy  định  của  pháp  luật (nếu  có).

THÁI VŨ