Ban Nội chính Trung ương tổ chức Hội thảo “Định hướng hoàn thiện các bộ quy tắc đạo đức và ứng xử trong hoạt động tư pháp”
Ngày 16/12, Ban Nội chính Trung ương chủ trì, phối hợp với Chương trình phát triển của Liên hợp quốc tại Việt Nam (UNDP) tổ chức Hội thảo “Định hướng hoàn thiện các bộ quy tắc đạo đức và ứng xử trong hoạt động tư pháp đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp tại Việt Nam”.
Ông Nguyễn Thanh Hải, Phó trưởng Ban Nội chính Trung ương và bà Sitara Syed, Phó Trưởng đại diện thường trú Chương trình phát triển của Liên hợp quốc tại Việt Nam đồng chủ trì Hội thảo.
Tham dự Hội thảo có đại diện Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, Văn phòng Trung ương Đảng, Viện nghiên cức Lập pháp thuộc Quốc hội, Bộ Tư pháp, TANDTC, VKSNDTC, Thanh tra Chính phủ, Liên đoàn Luật sư Việt Nam… cùng các chuyên gia, nhà khoa học hoạt động trong lĩnh vực tư pháp và đại diện các vụ, đơn vị của Ban Nội chính Trung ương.
PGS.TS Trần Văn Độ
Tại Hội thảo, nhóm nghiên cứu gồm PGS.TS Trần Văn Độ, nguyên Phó Chánh án TANDTC và Ls Nguyễn Hưng Quang đã trình bày một số tiêu chuẩn quốc tế về quy tắc đao đức và ứng xử nghệ nghiệp trong hoạt động tưu pháp của một số quốc gia; những định hướng, khuyến nghị về hoàn thiện và thực thi hiệu quả các bộ quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp trong hoạt động tư pháp nhằm đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp ở Việt Nam; trọng tâm tập trung vào các bộ quy tắc đạo đức và ứng xử của 03 nhóm chủ thể: Thẩm phán, Kiểm sát viên và Luật sư. Nhóm nghiên cứu cũng chỉ ra những khó khăn, thách thức phát sinh từ việc thực thi các quy tắc đạo đứng và ứng xử nghề nghiệp trong hoạt động tư pháp, để xác định nguyên nhân và đề xuất giải pháp khắc phục.
Bà Sitara Syed, Phó Trưởng đại diện thường trú UNDP tại Việt Nam
Hiện nay, ở Việt Nam đã có các bộ quy tắc đạo đứng và ứng xử của một số chức danh tư pháp và bổ trợ tư pháp riêng rẽ, mang tính đặc thù riêng của từng chức danh, từng lĩnh vực mà chưa được kết nối một cách có hệ thống, hài hòa với nhau, dù các quy tắc này cùng điều chỉnh hoạt động tư pháp.
Luật sư Nguyễn Hưng Quang - Trưởng Văn phòng NHQuang&Cộng sự
Nghiên cứu này được thực hiện với mục tiêu hỗ trợ Ban Nội chính Trung ương trong công tác tham mưu tiếp tục thực hiện nhiệm vụ cải cách tư pháp theo Nghị quốc số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa XI) về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 và Kết luận số 84-KL/TW của Bộ Chính trị về tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết số 49-NQ/TW, là xây dựng đội ngũ cán bộ tư pháp, bổ trợ tư pháp, nhất là cán bộ có chức danh tư pháp và những người hoạt động bổ trợ tư pháp, theo hướng đề cao quyền hạn, trách nhiệm pháp lý, nâng cao và cụ thể hóa tiêu chuẩn chính trị, phẩn chất đạo đức, chuyên môn nghiệp vụ và kinh nghiệm, kiến thức xã hội đối với từng loại cán bộ.
Ông Trần Quốc Việt - TBT Tạp chí Tòa án nhân dân
Các đại biểu tham dự Hội thảo đã tập trung làm rõ những quy định đạo đức và ứng xử nghề nghiệp của các chức danh tư pháp tương tác, kết nối giữa với quy định của ngành, tiêu chuẩn đạo đức của đảng viên, Luật Cán bộ, công chức; các bộ quy tắc đã tiệp cận với các tiêu chuẩn quốc tế; cơ chế giám sát nội bộ, giám sát cộng đồng với việc thực hiện quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp; công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục các quy tắc đạo đức và ứng xử của các chức danh tư pháp và người có hoạt động tư pháp…
Phát biểu tại Hội thảo, bà Sitara Syed, Phó Trưởng đại diện thường trú UNDP tại Việt Nam cho rằng, tuân thủ bộ quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp của các cơ quan tư pháp sẽ giúp các chủ thể thực hiện tốt chức năng và nhiệm vụ của mình. Việt Nam đã và đang thực hiện Nghị quốc số 49-NQ/TW về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020. Qua đó đã đưa ra được những định hướng, xây dựng tiêu chuẩn và cụ thể hóa các quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp cho các chức danh tư pháp. Đây là điểm rất quan trọng để hoàn thiện pháp quyền, liêm chính trong các hoạt động tư pháp. UNDP luôn sẵn sàng hỗ trợ các cơ quan chức năng của Việt Nam để tăng cường tính liêm chính trong việc tiếp cận công lý, xây dựng nền tư pháp trung thực, công tâm, khách quan.
Các đại biểu phát biểu chụp ảnh lưu niệm
Phát biểu kết luận Hội thảo, ông Nguyễn Thanh Hải, Phó trưởng Ban Nội chính Trung ương đánh giá nghiên cứu của nhóm tác giả, cùng với trao đổi của các chuyên gia, nhà khoa học về quy tắc đạo đức và ứng xử trong hoạt động tư pháp tại Hội nghị này là rất cần thiết, kịp thời và hữu ích trong quá trình nghiên cứu, tham mưu, đề xuất với Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương và các cơ quan tư pháp Trung ương trong việc hoàn thiện các cơ chế, chính sách, giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tư pháp, bỏ trợ tư pháp và hoạt động tư pháp trong giai đoạn tới; đồng thời, những nội dung này cũng là tư liệu quan trọng để có thể tham khảo khi nghiên cứu xây dựng Chiến lược cải cách tư pháp giai đoạn sau năm 2020, bảo đảm thực hiện quy tắc đạo đức, ứng xử theo định hướng chuyên nghiệp, công bằng, nghiêm minh, liêm chính, phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân.
Qua Hội thảo này, Ban Tổ chức trân trọng tiếp thu đầy đủ các ý kiến tham luận để làm cơ sở cho quá trình xây dựng và hoàn thiện chính sách pháp luật về các bộ quy tắc đạo đức và ứng xử trong hoạt động tư pháp đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp tại Việt Nam trong thời gian tới.
Bài đọc nhiều nhất tuần
-
Nhận thức về đối tượng áp dụng “đã bồi thường được một phần nghĩa vụ dân sự” để được xét giảm thời hạn chấp hành án phạt tù
-
Tòa tuyên án với 17 bị cáo trong vụ án "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
-
Thừa Thiên Huế: Bắt nhóm đối tượng “lừa vàng” chuyên nghiệp
-
Sắp diễn ra Tuần lễ Du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu 2024
-
Thực trạng áp dụng án lệ trong giải quyết các tranh chấp dân sự tại Việt Nam
Bình luận