Bắt đối tượng tiêu thụ hàng làm giả, nhái sản phẩm tăng, giảm cân Tiến Hạnh
Vấn nạn hàng giả hàng nhái hàng kém chất lượng mỗi năm gây thiệt hại lớn cho các doanh nghiệp, thất thu ngân sách nhà nước và ảnh hưởng tới sức khỏe của người tiêu dùng. Vì vậy, cần phải có sự vào cuộc quyết liệt nhiều hơn nữa từ các cơ quan chức năng.
Đơn cử, năm 2018, đội quản lý thị trường số 5 phối hợp với Công an quận Hai Bà trưng Hà Nội đã kiểm tra và lập biên bản đối với lô hàng không rõ nguồn gốc trong đó có một lượng lớn viên hoàn tăng cân và thuốc giảm cân mang thương hiệu Đông Y gia truyền Tiến Hạnh. Tại thời điểm kiểm tra, chủ lô hàng không xuất trình được nguồn gốc xuất xứ lô hàng và khai nhận lô hàng này nhập khẩu từ Thái Lan về thị trường Việt Nam tiêu thụ dựa trên một sản phẩm đã đăng ký có dấu chứng nhận của Cục Sở hữu trí tuệ.
Sản phẩm nhái giả tràn lan trên thị trường của thương hiệu Tiến Hạnh
Sau quá trình điều tra đối chiếu của lực lượng chức năng, được biết, chủ lô hàng trên đã làm giả sản phẩm tăng, giảm cân mang thương hiệu Đông Y gia truyền Tiến Hạnh. Doanh nghiệp này cho biết thực trạng này đã bị làm giả nhiều năm nay khiến uy tín của họ bị ảnh hưởng đáng kể.
Đối tượng làm nhái hàng tại cơ quan chức năng
Theo đó, đại diện thương hiệu Đông y Gia truyền Tiến Hạnh cho biết: “ Trong thời gian vừa qua các cơ quan chức năng đã tiến hành bắt giữ một nhóm đối tượng sản xuất thuốc tăng, giảm cân mang thương hiệu Đông y gia truyền Tiến Hạnh. Tôi cũng xác nhận với cơ quan công an rằng, các sản phẩm trong lô hàng bị bắt không phải là hàng chính hãng của Công ty Đông y gia truyền Tiến Hạnh, các đối tượng đã lợi dụng uy tín của thương hiệu Công ty chúng tôi, lợi dụng niềm tin của khách hàng, đánh lừa khách hàng để bán các sản phẩm trôi nổi ra thị trường. Ngoài ra các đối tượng đã cung cấp các sản phẩm không rõ nguồn gốc, không rõ về chất lượng để tiêu thụ ra thị trường tiềm ẩn nhiều nguy cơ đe dọa đến sức khỏe của người tiêu dùng và ảnh hưởng uy tín doanh nghiệp chúng tôi”.
Nhiều doanh nghiệp cũng cho biết, vấn nạn hàng giả hàng nhái là nguy cơ làm kinh tế đi xuống, làm giảm sút niềm tin của người tiêu dùng đối với mặt hàng trong nước. Đây là vấn đề của quốc gia, của nền kinh tế chứ không phải của một doanh nghiệp nào. Mặc dù cũng đồng thuận với những bức xúc của doanh nghiệp liên quan tới hàng giả hàng nhái nhưng theo các chuyên gia không dễ gì để xử lý vấn đề này.
Trước đó, rất nhiều các Công ty, thương hiệu khi gặp phải tình trạng tương tự cũng đã có những biện pháp mạnh để giải quyết tình trạng này.
Bên cạnh các biện phảp giải quyết, các thương hiệu cần phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động các đối tác của thương hiệu trên thị trường tham gia đấu tranh chống gian lận thương mại, phân phối hàng giả, hàng kém chất lượng bằng các hình thức đa dạng, thiết thực; thực hiện ký cam kết không kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng và kiểm tra đối với những cơ sở kinh doanh đã ký cam kết và xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm.
Theo Điều 192 Bộ luật Hình sự, tội buôn bán hàng giả sẽ bị xử lý như sau: 2.1 Khung hình phạt tội buôn bán hàng giả đối với cá nhân Người nào buôn bán hàng giả mà đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội buôn bán hàng giả được quy định tại Điều 192 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) với khung hình phạt như sau: * Khung 1: Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm đối với người nào buôn bán hàng giả thuộc một trong các trường hợp sau, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các Điều 193, 194, 195 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017): - Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá từ 30.000.000 đồng đến dưới 150.000.000 đồng hoặc dưới 30.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều 192 hoặc tại một trong các Điều 188, 189, 190, 191, 193, 194, 195, 196, 200 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; - Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%; - Thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng; - Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng. * Khung 2: Phạt tù từ 05 năm đến 10 năm đối với người nào buôn bán hàng giả thuộc một trong các trường hợp sau: - Có tổ chức; - Có tính chất chuyên nghiệp; - Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; - Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức; - Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá từ 150.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; - Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; - Làm chết người; - Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; - Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%; - Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng; - Buôn bán qua biên giới; - Tái phạm nguy hiểm. * Khung 3: Phạt tù từ 07 năm đến 15 năm đối với người nào buôn bán hàng giả thuộc một trong các trường hợp sau: - Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá 500.000.000 đồng trở lên; - Thu lợi bất chính 500.000.000 đồng trở lên; - Làm chết 02 người trở lên; - Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 122% trở lên; - Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên. * Hình phạt bổ sung: Người phạm tội buôn bán hàng giả còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. 2.2 Khung hình phạt tội buôn bán hàng giả đối với pháp nhân thương mại Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều 192 Bộ luật Hình sự 2015(sửa đổi, bổ sung 2017), thì bị phạt như sau: - Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Khung 1 mục 2.1 nêu trên, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng; - Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, đ, e, g, h, i, k, l, m khoản 2 Điều 192 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017), thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 6.000.000.000 đồng; - Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Khung 3 mục 2.1 nêu trên, thì bị phạt tiền từ 6.000.000.000 đồng đến 9.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm; - Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017), thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn; - Pháp nhân thương mại phạm tội buôn bán hàng giả còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm. Như vậy, theo Điều 192 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) thì người phạm tội buôn bán hàng giả có thể chịu mức hình phạt cao nhất lên đến 15 năm tù. Đối với pháp nhân thương mại phạm tội này thì có thể bị phạt tiền lên đến 9.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động vĩnh viễn. |
Bài liên quan
-
Về các tội sản xuất, buôn bán hàng giả theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015
-
Phân biệt tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tội lừa dối khách hàng và tội buôn bán hàng giả theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015
-
VietinBank lần thứ 3 liên tiếp vào TOP 200 Thương hiệu Ngân hàng giá trị nhất thế giới
-
Đình chỉ điều tra vụ án sản xuất hàng giả tại Thái Bình: Vi phạm tố tụng ngay từ giai đoạn điều tra?
Bài đọc nhiều nhất tuần
-
Khởi kiện không đúng bị đơn trong vụ án dân sự - Thực tiễn và kiến nghị hoàn thiện
-
Tạm thời không tuyển dụng công chức, giảm tối thiểu 5 bộ, 2 cơ quan thường trực Chính phủ
-
Bác kháng cáo, tuyên án tử hình “Quân Idol”
-
Tội vi phạm quy định về hoạt động bán đấu giá tài sản - Một số bất cập và kiến nghị hoàn thiện
-
Chủ tịch nước Lương Cường thăm và làm việc với Tòa án nhân dân tối cao
Bình luận