Cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế - Tham luận của TANDTC tại diễn đàn quốc tế về hợp tác tư pháp

Trong 2 ngày 26, 27/10/2021, TANDTC Việt Nam tham dự Diễn đàn quốc tế Con đường tơ lụa trên biển (Tuyền Châu, Trung Quốc) về hợp tác tư pháp dưới hình thức trực tuyến do TANDTC Trung Quốc chủ trì. TS Nguyễn Văn Du, Phó Chánh án TANDTC đã trình bày tham luận tại diễn đàn.

Tham dự diễn đàn có các lãnh đạo, Thẩm phán, đại diện cho 30 nước trên thế giới cùng tổ chức quốc tế Uncitral, cơ quan hàng hải quốc tế... 

Tại Diễn đàn, đại diện các nước tham gia đã bàn về các vấn đề như: Hợp tác tư pháp trong việc công nhận và thi hành các bản án dân sự và thương mại của nước ngoài và việc xác định luật ngoài lãnh thổ; Các vấn đề pháp lý về bảo vệ nguồn tài nguyên và sinh thái biển, môi trường; Công nhận quốc tế về việc bán đấu giá tàu biển; Bảo vệ quyền và lợi ích của thuyền viên do COVID-19; Đổi mới và hoàn thiện cơ chế giải quyết đa dạng các tranh chấp thương mại quốc tế.

Diễn đàn được tổ chức trực tuyến do TANDTC Trung Quốc chủ trì.

Về hợp tác tư pháp trong việc công nhận và thi hành các bản án dân sự và thương mại của nước ngoài và việc xác định luật ngoài lãnh thổ

Hội nghị La Hay về Tư pháp quốc tế đã thông báo kết luận của "Công ước La Hay về công nhận và thi hành các bản án của nước ngoài trong các vấn đề dân sự hoặc thương mại (Công ước về các bản án)" vào năm 2019. Phần thẩm quyền trong Công ước về các bản án liên quan đến quyền tài phán gián tiếp các vấn đề trong việc công nhận và thực thi các bản án, thảo luận về những thuận lợi và khó khăn của việc gia nhập Công ước; xây dựng cơ chế công nhận và thi hành song phương hoặc khu vực đối với các bản án dân sự và thương mại của nước ngoài; kinh nghiệm và thực tiễn của các quốc gia trong việc xác định và áp dụng luật ngoài lãnh thổ cũng như cách xác định chính xác và áp dụng chính xác luật ngoài lãnh thổ thông qua tương trợ tư pháp.

Về các vấn đề pháp lý về bảo vệ nguồn tài nguyên và sinh thái biển, môi trường.

Tăng cường các dịch vụ tư pháp và bảo vệ sinh thái biển; hoàn thiện hệ thống quy định quốc tế về trách nhiệm pháp lý dân sự, hình sự và hành chính liên quan đến bảo vệ môi trường biển; các vấn đề pháp lý về bồi thường thiệt hại đối với nguồn tài nguyên và môi trường sinh thái biển do các nguyên nhân khác nhau, bao gồm đối tượng chịu trách nhiệm, tiêu chuẩn xác định, phương thức chịu trách nhiệm, phạm vi bồi thường, v.v ; tăng cường hợp tác tư pháp quốc tế và xây dựng một cộng đồng hàng hải với một tương lai chung.

Về công nhận quốc tế về việc bán đấu giá tàu biển

Nhằm thúc đẩy sự phát triển của ngành hàng hải và nhận thấy nhu cầu của việc thể chấp tàu thuyền, thúc đẩy sự công nhận của quốc tế đối với việc bán đấu giả tàu biển theo cáchỉnh thức của các công ước quốc tế; đồng thời bảo vệ chủ tàu và các bên liên quan, giảm bớt sự khác biệt trong hệ thống dịch vụ của các quốc gia khác nhau dẫn đến khó khăn trong dịch vụ, nhằm thúc đẩy việc bản tàu hiệu quả và thỏa mãn yêu cầu của các chủ nợ khác nhau bao gồm cả các thuyền viên ở mức độ cao nhất; tăng cường sự tín nhiệm quốc tế về hệ thống bán đấu giá tàu biển và giảm sự không chắc chắn về tính hiệu lực quốc tế trong hoạt động bán đấu giả tàu biển.

Về bảo vệ quyền và lợi ích của thuyền viên do COVID-19 gây ra

Trong bối cảnh COVID-19, các loại hình và đặc điểm mới của tranh chấp thuyền viên và các phản hồi tử Tòa án tương ứng; các quy định pháp luật áp dụng đối với các tranh chấp về tiền lương và các khoản thù lao lao động khác giữa thuyền viên chủ tàu trong thời gian quá hạn phục vụ do giới hạncách ly của cảng; các quy định pháp luật áp dụng đối với gánh nặng chi phí, bao gồm chi phí ăn ở của thuyền viên và chi phí sinh hoạt do cách ly, cũng như chi phí xét nghiệm và chi phí điều trị trong quá trình cách ly và điều trị.

Về đổi mới và hoàn thiện cơ chế giải quyết đa dạng các tranh chấp thương mại quốc tế.

Trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế và thương mại đa phương hóa, xu thể thúc đẩy cơ chế giải quyết đa dạng các tranh chấp thương mại quốc tế; đổi mới thể chế và nguyên tắc của các tòa án thương mại quốc tế, bao gồm quyền tài phán, lựa chọn và bổ nhiệm thẩm phán, cơ cấu tổ chức, thủ tục tố tụng, v.v.; mối quan hệ giữa tranh tụng, hòa giải và trọng tài trong cơ chế giải quyết đa dạng các tranh chấp thương mại quốc tế; các vấn đề liên quan sau khi Công ước của Liên hợp quốc về thỏa thuận giải quyết quốc tế thông qua hòa giải (Công ước Singapore về hòa giải) có hiệu lực; bảo đảm khuôn khổ pháp lý trong việc xây dựng cơ chế giải quyết đa dạng các tranh chấp thương mại quốc tế.

TS Nguyễn Văn Du, Phó Chánh án TANDTC phát biểu tại Diễn đàn.

Tại diễn đàn, TS Nguyễn Văn Du, Phó Chánh án TANDTC đã phát biểu về 3 nội dung: (1) Tổng quan về xu hướng chung của thế giới về các cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế, (2) Cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế của Việt Nam và (3) Định hướng nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực này của Tòa án Việt Nam.

Thứ nhất, xu hướng chung của thế giới về các cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế Trong bối cảnh toàn cầu hoá, các hoạt động hợp tác thương mại, đầu tư giữa các quốc gia ngày càng phát triển. Bên cạnh những tác động tích cực thì các tranh chấp thương mại quốc tế cũng ngày càng gia tăng đòi hỏi các nước phải tăng cường hợp tác, đổi mới, hoàn thiện cơ chế giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực này. Xu thế chung của thế giới là đa dạng hóa các cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế, phổ biến là thương lượng, hòa giải, trọng tài và giải quyết bằng con đường Tòa ăn. Các nước nỗ lực tìm kiếm sự đồng thuận và hải hỏa hóa các cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế. Một loạt công tức liên quan đến giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế được nhiều nước ký kết và gia nhập như Công ước New York năm 1958 về công nhận và thi hành phần quyết trọng tài nước ngoài, Công ước La Hay năm 1970 về thu thập chứng cử ở nước ngoài trong lĩnh vực dân sự hoặc thương mại, Công ước Liên hợp quốc về thỏa thuận quốc tế giải quyết tranh chấp thông qua hòa giải (Công ước Singapore năm 2019, Công ước La Hay 2019 về công nhận và cho thi hành phân quyết nước ngoài trong lĩnh vực dân sự hoặc thương mại v.v.

Thứ hai, các cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế của Việt Nam

Việt Nam hiện có các cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế đa dạng, bao gồm: thương lượng, hòa giải, trọng tài và Tòa án. Trong đó, Việt Nam khuyến khích các bên tranh chấp lựa chọn cơ chế thương lượng, hòa giải, trọng tài trước khi đưa vụ án ra Tòa án để giải quyết.

Một là về thương lượng, hòa giải, pháp luật Việt Nam quy định thương lượng là một phương thức giải quyết tranh chấp thương mại . Theo đó, các bên tự lựa chọn các giải pháp và trình tự, thủ tục để giải quyết tranh chấp phát sinh giữa các bên mà không có sự tham gia hay can thiệp của bất kỳ cơ quan, tổ chức nào. Hiện có hai loại hình hòa giải thương mại chính tại Việt Nam là hòa giải tại Trung tâm hòa giải thương mại độc lập và hòa giải tại Tòa án. Các Trung tâm hòa giải thương mại được thành lập theo Luật Thương mại . Kết quả hòa giải thành được Tòa án xem xét công nhận theo thủ tục quy định tại Bộ luật Tố tụng dân sự Việt Nam .

Đối với hòa giải do Tòa án tổ chức, bên cạnh cơ chế hòa giải trong tố tụng theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự thì Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2021 đã tạo cơ chế pháp lý mới để các bên lựa chọn giải quyết tranh chấp, khiếu kiện tại Tòa án trước khi Tòa án thụ lý vụ án. 

Hai là phương thức trọng tài thương mại. Các trung tâm trọng tài được thành lập và hoạt động theo Luật Trọng tài thương mại Việt Nam . Tòa án hỗ trợ trọng tài trong thu thập chứng cứ, đăng ký phán quyết trọng tài, áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Việt Nam đã gia nhập Công ước New York 1958 về công nhận và thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài từ năm 1995 và ghi nhận thủ tục này tại Bộ luật Tố tụng dân sự Việt Nam.

Ba là tố tụng Tòa án. Tòa án đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế, là cơ quan tài phán cuối cùng khi các bên thương lượng, hòa giải không thành hoặc không lựa chọn phương thức hòa giải, trọng tài.

Việt Nam đã gia nhập các Công ước liên quan đến giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế như Công ước Viên 1980 về mua bán hàng hóa quốc tế, Công ước La Hay năm 1970 về thu thập chứng cứ ở nước ngoài trong lĩnh vực dân sự hoặc thương mại từ năm 2020 và một số hiệp định tương trợ tư pháp về thương mại. Bộ luật Tố tụng dân sự Việt Nam có quy định về giải quyết tranh chấp có yếu tố nước ngoài, công nhận và cho thi hành bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài.

Thứ ba, định hướng nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế của Tòa án Việt Nam

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng, Tòa án Việt Nam đã và đang không ngừng nâng cao chất lượng giải quyết các tranh chấp thương mại quốc tế theo phương châm đảm bảo sự công bằng, chính xác, nhanh chóng và ngày càng nhận được sự tin tưởng cao của các bên tranh chấp, công chúng, các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Bên cạnh việc tăng cường năng lực cho Thẩm phán thì Tòa án Việt Nam đang tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng Tòa án điện tử, tiến tới việc xét xử bằng hình thức trực tuyến nhằm nâng cao hiệu quả xét xử và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho những người sử dụng dịch vụ của Tòa án. 

CẢNH DINH