Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Liên Thái Bình Dương (IPP Group) vừa công bố thông tin định kỳ về tình hình tài chính
Báo cáo từ 1/1/2023 đến 31/12/2023, IPP Group ghi nhận lợi nhuận sau thuế cải thiện rõ nét, tăng 35 tỷ đồng, tương đương 32,4% so với năm 2022 lên 143 tỷ đồng. Có thể thấy dù tỷ suất lợi nhuận/vốn đã cải thiện nhưng hiệu quả sử dụng vốn tại IPP Group trong năm 2023 vẫn khiêm tốn, thấp hơn lãi suất tiền gửi ngân hàng.
Vừa qua, Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Liên Thái Bình Dương (IPP Group) công bố thông tin định kỳ về tình hình tài chính. Theo đó, trong kỳ báo cáo từ 1/1/2023 đến 31/12/2023, IPP Group ghi nhận lợi nhuận sau thuế cải thiện rõ nét, tăng 35 tỷ đồng, tương đương 32,4% so với năm 2022 lên 143 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu tăng từ 3.619 tỷ đồng lên 3.953 tỷ đồng. Hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu giảm từ 0,39 xuống 0,18. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/vốn chủ sở hữu tăng từ 2,97% lên 3,62%.
Trước đó, trong nhiều năm liền, công ty mẹ IPP Group cũng có hiệu quả sử dụng vốn thấp. Đặc biệt, trong bối cảnh lãi thấp, nên tiền mặt ít, công ty vẫn liên tục dành hàng trăm tỷ đồng cho vợ con ông Johnathan Hạnh Nguyễn, Chủ tịch HĐQT IPP Group vay.
Sử dụng vốn có hiệu quả?
Được biết IPP Group thành lập ngày 29/10/2002, trụ sở theo đăng ký tại tầng 7 tòa nhà Opera View 161 Đồng Khởi, phường Bến Nghé, quận 1, TP. Hồ Chí Minh. Người đại diện pháp luật kiêm Tổng giám đốc công ty là bà Lê Hồng Thủy Tiên, còn người giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng quản trị là ông Johnathan Hạnh Nguyễn.
Ngành nghề chính của công ty là “Bán lẻ hàng may mặc, giày dép, hàng da và giả da trong các cửa hàng chuyên doanh”. Sau nhiều lần tăng vốn, tới ngày 31/2/2022, vốn điều lệ công ty đạt 3.000 tỷ đồng, cơ cấu cổ đông bao gồm: Bà Lê Hồng Thủy Tiên (sở hữu 59% vốn), ông Johnathan Hạnh Nguyễn (sở hữu 1% vốn), ông Nguyễn Phi Long (sở hữu 20% vốn) và ông Nguyễn Quốc Khánh (sở hữu 20% vốn).
Bà Lê Hồng Thủy Tiên là vợ ông Johnathan Hạnh Nguyễn. Ông Nguyễn Phi Long và ông Nguyễn Quốc Khánh là hai con trai lớn của Chủ tịch HĐQT IPP Group.
Giữa đại dịch Covid-19, doanh thu của IPP Group có bị ảnh hưởng nhưng không nghiêm trọng như nhiều công ty khác.
Cụ thể, trong năm 2020, thời điểm đại dịch Covid-19 bắt đầu, doanh thu về bán hàng và cung cấp dịch vụ IPP Group thậm chí còn tăng từ 452 tỷ đồng (năm 2019) lên 497 tỷ đồng (năm 2020), sau đó giảm đáng kể xuống 388 tỷ đồng (năm 2021). Tới năm 2022, chỉ tiêu này tăng 99 tỷ đồng, tương đương 25,5% lên 487 tỷ đồng.
Lợi nhuận sau thuế năm 2022 đạt 108 tỷ đồng, tăng 31,2 tỷ đồng, tương đương 40,6% so với năm 2021. Dù vậy, so với trước và trong dịch, lãi ròng vẫn giảm mạnh. Trước đó, trong năm 2020 và 2019, lợi nhuận sau thuế IPP Group là 212 tỷ đồng và 200 tỷ đồng.
Có thể thấy, sau dịch Covid-19, doanh thu IPP Group tăng 35 tỷ đồng, tương đương 7,7% nhưng lợi nhuận sau thuế giảm 91 tỷ đồng, tương đương 45,5%.
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/vốn chủ sở hữu tại IPP Group thường xuyên rất thấp, chỉ đạt 3,02% (năm 2022), 2,1% (năm 2021), 5,4% (năm 2020), 5,4% (năm 2019).
Cần đặt nhiều câu hỏi cho các khoản vay?
Với tỷ suất lợi nhuận thấp, dòng tiền của IPP Group khá yếu khi cuối năm 2022, tiền và các khoản tương đương tiền chỉ là 21,8 tỷ đồng. Trước đó, cuối năm 2021, con số này thậm chí còn thấp hơn, đạt 13,1 tỷ đồng.
Đáng chú ý, giai đoạn trước và đầu Covid-19, IPP Group có hàng trăm tỷ đồng. Hồi cuối năm 2020 và 2019, chỉ tiêu tiền và các khoản tương đương tiền là 182 tỷ đồng và 96 tỷ đồng.
Như vậy, sau Covid-19, tiền tại IPP Group giảm 74,2 tỷ đồng, tương đương 77,3%. Trong bối cảnh dòng tiền suy yếu, IPP Group vẫn chi hàng trăm tỷ đồng cho vay.
Tại ngày 31/12/2022, IPP Group ghi nhận 312 tỷ đồng phải thu về cho vay ngắn hạn, tăng đáng kể so với 247 tỷ đồng năm 2021. Trong năm 2020 và 2019, chỉ tiêu này thậm chí còn cao hơn, đạt 495 tỷ đồng và 517 tỷ đồng.
Trong năm 2022, danh sách bên vay không được liệt kê. Tuy nhiên, trong năm 2020, bức tranh này đã được hé lộ.
Tại ngày 31/12/2020, IPP Group ghi nhận phải thu về cho vay ngắn hạn hơn 345 tỷ đồng với bà Lê Hồng Thủy Tiên (tăng so với 331 tỷ đồng năm 2019), 102 tỷ đồng với ông Nguyễn Quốc Khánh và 32 tỷ đồng với ông Nguyễn Phi Long.
Ngoài ra, 3 người thân này của ông Johnathan Hạnh Nguyễn còn phải trả lãi vay cho IPP Group lần lượt 8,4 tỷ đồng, 3 tỷ đồng và 97,6 triệu đồng.
Có thể thấy rằng, nhìn lại bức tranh tài chính của IPP Group lúc này có nhiều biến động, điều này sẽ không ít hoài nghi về các khoản đầu tư của các cổ đông tại đây.
Bài đọc nhiều nhất tuần
-
Khởi kiện không đúng bị đơn trong vụ án dân sự - Thực tiễn và kiến nghị hoàn thiện
-
Tạm thời không tuyển dụng công chức, giảm tối thiểu 5 bộ, 2 cơ quan thường trực Chính phủ
-
Bác kháng cáo, tuyên án tử hình “Quân Idol”
-
Tội vi phạm quy định về hoạt động bán đấu giá tài sản - Một số bất cập và kiến nghị hoàn thiện
-
Chủ tịch nước Lương Cường thăm và làm việc với Tòa án nhân dân tối cao
Bình luận