Cửa hàng tài chính tiện ích - xu thế toàn cầu đã xuất hiện tại Việt Nam
Hỗ trợ thanh toán các loại hóa đơn, nạp rút tiền mobile money, thu chi bảo hiểm, cung cấp các khoản vay nhanh chóng… chỉ tại một điểm đến. Mô hình cửa hàng tài chính tiện ích như vậy đang phát triển mạnh mẽ sau đại dịch.
Mô hình cửa hàng tài chính tiện ích
Chỉ cần bước chân ra khỏi nhà chừng vài trăm mét là có thể bắt gặp các cửa hàng tiện ích và mua được những món đồ thiết yếu, mô hình cửa hàng tiện ích như Vinmart, Coopfood hay Circle K, 7 Eleven, Ministop… đang dần trở thành xu hướng tại Việt Nam do đáp ứng rất tốt nhu cầu tiết kiệm thời gian, chi phí của khách hàng. Đó là trong lĩnh vực bán lẻ. Trong lĩnh vực tài chính, loại hình cửa hàng tiện ích này cũng đang nở rộ. Đối tượng khách hàng chính của các cửa hàng này là người lao động phổ thông, những người không hoặc chưa có điều kiện tiếp cận các nguồn tài chính tín dụng chính thống như ngân hàng, điểm cung cấp dịch vụ tài chính cá nhân nhưng nhưng lại thường xuyên phát sinh các nhu cầu giao dịch tài chính thiết yếu… Theo Tổng cục Thống kê, quý I/2022, Việt Nam có hơn 33 triệu người có việc làm phi chính thức. Các chuyên gia tài chính thì nhận định phần nhiều những lao động có việc làm phi chính thức chưa có tài khoản ngân hàng, chưa tiếp cận và sử dụng dịch vụ tài chính. Điển hình cho mô hình kinh doanh này là chuỗi cửa hàng tài chính tiện ích F88. Lợi thế của doanh nghiệp này là có gần 700 cửa hàng hiện diện ở hầu hết các khu chợ truyền thống, khu dân cư và có cách thức làm việc nhanh chóng, rõ ràng dựa trên nền tảng CNTT hiện đại, kết nối an toàn tới hầu hết các hệ thống dịch vụ tài chính thiết yếu.
Đa dịch vụ, một điểm đến
Khách hàng chỉ cần “nhoắng một cái” là đã có thể gửi tiền cho người thân ở xa, đóng tiền điện tiền nước hay hoàn tất các khoản vay một cách chóng vánh chỉ trong 15 phút thay vì phải lọc cọc đến nhiều điểm thu khác nhau để trả từng loại hóa đơn riêng biệt, ra tận bưu điện trung tâm để xếp hàng chờ gửi tiền hoặc chờ đợi xét duyệt thủ tục cho vay từ các ngân hàng, tổ chức tín dụng… Đó chính là phương pháp phục vụ “đa dịch vụ, một điểm đến” của F88.
Thách thức lớn nhất đối với doanh nghiệp này là phải cung cấp ngày càng nhiều các dịch vụ tài chính tiện ích như thế, qua đó giúp cho cuộc sống của khách hàng được thảnh thơi hơn. Được biết, để có thể mang đến những “điểm chạm” thân thiện, tiện ích như vậy, F88 đã hợp tác với nhiều đối tác chuyên nghiệp và uy tín để cung cấp các dịch vụ tài chính tiện ích chất lượng. Điển hình cho xu hướng hợp tác như thế là việc ký kết với VNPT và sắp tới là Viettel để cung cấp dịch vụ nộp, rút tiền mặt từ tài khoản Mobile Money – một loại hình tiền điện tử mà người dùng có thể sử dụng các dòng điện thoại phổ thông (điện thoại chỉ có chức năng nghe gọi, không cần kết nối internet) để nạp rút, thanh toán và cũng không cần phải có tài khoản ngân hàng mới có thể tạo, sử dụng mobile money. Do đó, loại tiền này đặc biệt phù hợp với người lao động phổ thông, những người không có tài khoản ngân hàng.
Như vậy, từ tháng 7/2022, 25 triệu khách hàng của Vinaphone có thể đến các phòng giao dịch của F88 để thực hiện hầu hết các dịch vụ liên quan đến tài khoản mobile money. Theo đó, khách hàng có thể chuyển tiền cho người thân ở xa và người thân có thể nhận tiền ngay lập tức thông qua tài khoản mobile money, ví điện tử hoặc có thể đến phòng giao dịch F88 gần nhất để nhận tiền mặt. Ngoài gần 700 phòng giao dịch F88 trên toàn quốc, người nhận cũng có thể đến chuỗi các cửa hàng như Thế giới di động, FPT shop để nhận tiền mặt được chuyển từ F88. Sau khi nạp tiền vào tài khoản mobile money, người dùng có thể thanh toán dễ dàng nhiều loại hóa đơn thiết yếu như điện, nước, viễn thông… với nhiều ưu đãi hay có thể thanh toán không dùng tiền mặt tại hơn 160.000 điểm chấp nhận VNPay QR, Payoo QR và VNPT Money QR trên toàn quốc.
Từ phía F88, việc hợp tác này không chỉ giúp đa dạng hóa các dịch vụ tài chính tiện ích, mà còn mang đến cơ hội tiếp cận, sử dụng và hưởng những ưu đãi từ dịch vụ mobile money cho hàng triệu khách hàng là những người lao động phổ thông. Trong khi đó, VNPT và Viettel thì sẽ có thêm cơ hội tiếp cận hàng triệu khách hàng của F88.
Dự báo, trong thời gian tới, nhu cầu tiếp cận, sử dụng các dịch vụ tài chính của người lao động phổ thông sẽ ngày càng nhiều và càng trở nên cấp thiết. Do đó, dư địa phát triển của mô hình cửa hàng dịch vụ tài chính tiện ích vẫn còn rất lớn. Vấn đề là các chuỗi cửa hàng tài chính tiện ích như F88 phải cung cấp được nhiều dịch vụ tài chính tiện ích đảm bảo các yếu tố rộng khắp, thuận tiện, an toàn, minh bạch và gia tăng trải nghiệm khách hàng.
Bài đọc nhiều nhất tuần
-
Nhận thức về đối tượng áp dụng “đã bồi thường được một phần nghĩa vụ dân sự” để được xét giảm thời hạn chấp hành án phạt tù
-
Tòa tuyên án với 17 bị cáo trong vụ án "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
-
Thừa Thiên Huế: Bắt nhóm đối tượng “lừa vàng” chuyên nghiệp
-
Sắp diễn ra Tuần lễ Du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu 2024
-
TAND TP Hà Nội xét xử sơ thẩm 17 bị cáo trong vụ án “chuyến bay giải cứu” giai đoạn 2
Bình luận