Cướp tài sản là tiền giả, phạm tội gì?
Lê Văn A cướp tài sản trị giá 45 triệu đồng, nhưng sau đó xác định là tiền giả. Đối tượng A phạm tội gì?
Vào khoảng 23 g ngày 15/6/2021, thấy Lê Văn A có hành vi đi xe vượt quá tốc độ tại quốc lộ 5B theo hướng đi Hà Nội - Hải Phòng, lực lượng CSGT tỉnh Hải Dương đã yêu cầu dừng xe để xử phạt hành chính và kiểm tra hành chính.
Thấy vậy, A liền bỏ chạy, chạy được 2 km thì bị bắt giữ. Tại cơ quan điều tra, A khai nhận: Khoảng từ 20g đến 21g cùng ngày, A có cướp tài sản của hai cô gái tại khu công viên đi bộ tại thị trấn LC, là gồm một túi xách bên trong đựng tiền, giấy tờ và có làm cho hai cô gái bị thương. Số giấy tờ đó không có giá trị lên A đã vứt bỏ bên đường, sau đó tiếp tục đi lên thành phố HD thì bị phát hiện và bắt giữ.
Túi tiền mà A cướp được từ hai cô gái, sau khi xác minh thì phát hiện gồm 100 tờ 200.000 đồng và 50 tờ 500.000 đồng nhưng tất cả đều là tiền giả. Và kết luận của Trung tâm giám định pháp y kết luận 2 cô gái có tỷ lệ tổn thương là 21%.
Việc định tội danh với A có nhiều quan điểm khác nhau đưa ra:
Quan điểm thứ nhất cho rằng: Tiền mà Công an thu giữ được từ A là tiền giả. Do đó, A phạm tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả theo quy định tại khoản 2 Điều 207 BLHS năm 2015.
Quan điểm thứ hai cho rằng: Trường hợp này A phạm tội cướp tài sản theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 168 BLHS năm 2015.
Quan điểm thứ ba cho rằng: Trong trường hợp này phải kết tội A về tội Gây rối trật tự công cộng theo quy định tại Điều 318 BLHs năm 2015.
Tác giả đồng tình với quan điểm thứ hai, bởi vì:
Căn cứ vào nội dung vụ việc, trước hết chúng ta phải khẳng định rằng hành vi của Lê Văn A đã vi phạm pháp luật. Bởi theo quy định của pháp luật, khách thể của tội phạm là quan hệ xã hội được Luật Hình sự bảo vệ và bị tội phạm xâm hại. Người phạm tội vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự về tội có khách thể mà họ có ý định thực hiện hoặc tội có khách thể bị xâm hại thực tế nếu họ có lỗi vô ý. Về mặt ý thức chủ quan của A là A biết được túi xách mà hai cô gái mang theo là tiền và cố ý chiếm đoạt.
Xét về hành vi của A thì việc A dùng vũ lực làm cho hai cô gái không thể kháng cự được để nhằm thực hiện mục đích chiếm đoạt tài sản. Như vậy dấu hiệu hành vi của A đã thỏa mãn ở dấu hiệu khách quan của hành vi ở tội “Cướp tài sản”. Hơn nữa, trong trường hợp có đầy đủ căn cứ chứng minh rằng người có hành vi xâm phạm sở hữu có ý định xâm phạm đến tài sản có giá trị cụ thể theo ý thức chủ quan của họ, thì lấy giá trị tài sản đó để xem xét việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người có hành vi xâm phạm. Mặc dù, số tiền mà Lê Văn A chiếm đoạt là tiền giả nhưng theo ý thức chủ quan của A là chiếm đoạt số tiền thật.
Do vậy, có cơ sở để khẳng định trường hợp này A phạm tội Cướp tài sản điểm c khoản 2 Điều 168 BLHS năm 2015. Còn với số tiền 45.000.000 đồng tiền giả mà A cướp từ hai cô gái, cần phải làm rõ trong vụ án khác.
Trên đây là quan điểm của tác giả về việc kết tội với A. Rất mong nhận được các ý kiến đóng từ các bạn đọc.
Tiền giả bị thu giữ - Ảnh minh họa NLĐ
Bài đọc nhiều nhất tuần
-
Tòa tuyên án với 17 bị cáo trong vụ án "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
-
Nhận thức về đối tượng áp dụng “đã bồi thường được một phần nghĩa vụ dân sự” để được xét giảm thời hạn chấp hành án phạt tù
-
Học viện Tòa án tổ chức trao quà trong chương trình “Đông Ấm Hà Quảng 2024”
-
TAND TP Hà Nội xét xử sơ thẩm 17 bị cáo trong vụ án “chuyến bay giải cứu” giai đoạn 2
-
Sắp diễn ra Tuần lễ Du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu 2024
4 Bình luận
DựcHưng
07:42 01/01.2025Trả lời
Hà
07:42 01/01.2025Trả lời
Quân
07:42 01/01.2025Trả lời
Nguyen Van Trung
07:42 01/01.2025Trả lời