Đẩy mạnh công tác chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong TMĐT

Trung tâm tư vấn chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu - Liên Hiệp các Hội khoa học và Kỹ Thuật Việt Nam tập trung lực lượng, sử dụng tổng hợp các biện pháp nghiệp vụ hỗ trợ doanh nghiệp đấu tranh ngăn chặn vi phạm pháp luật về sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; làm rõ nguyên nhân phát sinh vi phạm; tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức trách nhiệm chấp hành pháp luật, tham gia chống vi phạm về hàng giả trong hoạt động thương mại điện tử (TMĐT).

Với mục tiêu đến năm 2025: 100% đội ngũ cán bộ, công chức thực thi công vụ về tư vấn chống hàng giả và bảo vệ Thương hiệu, bảo vệ người tiêu dùng trong hoạt động TMĐT sẽ được đào tạo, trang bị kiến thức về TMĐT, có năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. 100% các sàn giao dịch TMĐT lớn ký cam kết không kinh doanh hàng giả; 100% các tổ chức, cá nhân kinh doanh trên sàn giao dịch TMĐT lớn được tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật về TMĐT, pháp luật chuyên ngành đối với các hàng hóa do tổ chức, cá nhân kinh doanh; 100% người tiêu dùng được tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về bảo vệ quyền lợi của mình.

Ông Nguyễn Hữu Tuấn – Trưởng phòng Quản lý hoạt động thương mại điện tử Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số - Bộ Công Thương tại Hội nghị tập huấn về chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong hoạt động thương mại điện tử (IT)

Để hoàn thành được mục tiêu trên, Trung tâm tư vấn chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu đề ra 6 nhóm nhiệm vụ, giải pháp đã được đặt ra nhằm triển khai có hiệu quả Đề án về “Chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử đến năm 2025” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 319/QĐ-TTg ngày 29/3/2023 như sau:

Hoàn thiện, tham mưu cho các cấp quản lý quy định pháp lý về chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu, bảo vệ người tiêu dùng TMĐT.

Xây dựng cơ sở dữ liệu tập trung về chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu, bảo vệ người tiêu dùng; phát triển hạ tầng, thiết bị bảo đảm an ninh an toàn thông tin phục vụ công tác chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu, bảo vệ người tiêu dùng TMĐT trong hoạt động TMĐT.

Nâng cao năng lực chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ cho cán bộ, công chức trong hoạt động thực thi pháp luật về chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu, bảo vệ người tiêu dùng TMĐT trong hoạt động TMĐT. Nâng cao hiệu quả trong công tác phối hợp, thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm giữa các cơ quan, lực lượng chức năng có liên quan.

Tuyên truyền, giáo dục, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của các chủ thể tham gia hoạt động TMĐT về chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu, bảo vệ người tiêu dùng. Hợp tác quốc tế về công tác chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu, bảo vệ người tiêu dùng TMĐT trong hoạt động TMĐT.

Bà Lương Thị Ý – Cán bộ Trung tâm tư vấn chống  hàng giả và bảo vệ thương hiệu  - Liên Hiệp các Hội khoa học và Kỹ Thuật Việt Nam cho biết: Để tạo sự liên kết chặt chẽ giữa hoạt động các tổ chức hội doanh nghiệp trong cả nước, xây dựng doanh nghiệp ngày càng vững mạnh, thực sự là người đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của hội viên, là cầu nối giữa doanh nghiệp với các cơ quan Nhà nước.

Trung tâm tư vấn chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu (PCCP) phối hợp với các Doanh nghiệp,Hiệp hội doanh nghiệp hỗ trợ các doanh nghiệp đang hoạt động trong cả nước công tác chống hàng nhái, hàng kém chất lượng, chống gian lận thương mại để bảo vệ thương hiệu, bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho doanh nghiệp và người tiêu dùng.

Trung tâm tư vấn chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu sẽ tiến hành tư vấn miễn phí, hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia đăng ký, thẩm định hồ sơ cấp Giấy chứng nhận Chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu cho doanh nghiệp và sản phẩm của doanh nghiệp.

Bà Lương Thị Ý – Cán bộ Trung tâm tư vấn chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu 

Trung tâm tư vấn chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu đồng hành cùng doanh nghiệp bị xâm hại, phối hợp với cơ quan chức năng xử lý kiên quyết, hiệu quả với thủ tục pháp lý nhanh gọn, đơn giản nhất để đảm bảo thương hiệu cho Doanh nghiệp tham gia trong thời gian sớm nhất giúp Doanh nghiệp ổn định, an tâm trong quá trình phát triển kinh doanh, góp phần xây dựng vào nền kinh tế chung của nước nhà.

Bà Ý cũng cho biết thêm, Bộ Công thương là đơn vị được giao chủ trì xây dựng kế hoạch và triển khai các nội dung và chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức triển khai thực hiện Đề án; theo dõi, đánh giá hiệu quả việc triển khai thi hành pháp luật về chống hàng giả, bảo vệ người tiêu dùng, báo cáo kết quả thực hiện Đề án, dự án theo quy định của pháp luật.

Tuy nhiên, công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả còn một số khó khăn, hạn chế như: Một số ngành, địa phương chưa quan tâm chỉ đạo công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; sự phối hợp triển khai giữa các cơ quan, đơn vị có mặt còn hạn chế; ý thức bảo vệ thương hiệu của doanh nghiệp còn thấp, thói quen sính ngoại của người tiêu dùng còn phổ biến; lực lượng làm nhiệm vụ chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả con mỏng, kiêm nhiệm nhiều lĩnh vực; cơ sở vật chất, phương tiện và trang thiết bị hỗ trợ công tác kiểm tra, kiểm soát còn lạc hậu và thiếu; công tác điều tra, xử lý hoạt động kinh doanh buôn bán hàng cấm, hàng giả qua mạng xã hội gặp nhiều khó khăn…

Trung tâm rất cần sự ủng hộ của Ủy ban nhân dân tỉnh tập trung chỉ đạo các đơn vị, lực lượng chức năng ở địa phương phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng của các bộ, ngành trong công tác đấu công tác chống hàng nhái, hàng kém chất lượng, chống gian lận thương mại để bảo vệ thương hiệu, bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho doanh nghiệp và người tiêu dùng.

Xuân Bình