Điểm cầu TANDTC tham dự Hội nghị cán bộ toàn quốc
Ngày 9/12/2021, thực hiện Kế hoạch số 09-KH/VPTW ngày 25/11/2021 của Văn phòng Trung ương Đảng về việc tổ chức Hội nghị Cán bộ toàn quốc triển khai quán triệt Kết luận và quy định của Trung ương về công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, Đảng ủy TANDTC tổ chức Hội nghị kết nối trực tuyến với điểm cầu Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương.
Tham dự tại điểm cầu TANDTC có ông Nguyễn Văn Tiến, Uỷ viên Ban Cán sự Đảng, Bí thư Đảng ủy, Phó Chánh án TANDTC. Cùng tham dự có các đồng chí là thành viên Hội đồng Thẩm phán, Ban Chấp hành Đảng bộ TANDTC, Ban Chi ủy các đơn vị thuộc TANDTC, Ban Chỉ ủy các Chi bộ trực thuộc Đảng bộ Văn phòng; thành viên các Ban tham mưu, giúp việc của Đảng uỷ TANDTC.
Ngoài ra còn có các điểm cầu TAND cấp cao tại Hà Nội, Học viện Toà án, TAND cấp cao tại Đà Nẵng, TAND cấp cao tại TP Hồ Chí Minh, Vụ Công tác phía Nam.
Bà Trương Thị Mai, Uỷ viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương đã đọc báo cáo tóm tắt Kết luận 21-KL/TW
Điểm cầu Toà án nhân dân tối cao
Tại Hội nghị, bà Trương Thị Mai, Uỷ viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương đã đọc báo cáo tóm tắt Kết luận 21-KL/TW, ngày 25/10/2021 của Ban Chấp hành Trung ương về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm CB, ĐV suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hoá"; và Kế hoạch số 03-KH/TW, ngày 01/12/2021 của Bộ Chính trị thực hiện Kết luận số 21.
Từ năm 1990 đến nay, cùng với việc thực hiện công tác xây dựng Đảng trong các nghị quyết ĐH Đảng từ khóa VII đến khóa XIII, Đảng đã ban hành các văn bản quan trọng về công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, đó là:
- Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 02/02/1999 Hội nghị Trung ương 6 - (lần 2) khóa VIII về một số vấn đề cơ bản và cấp bách trong công tác xây dựng Đảng hiện nay;
- Nghị quyết số 12-NQ/TW, ngày 16/01/2012 Hội nghị Trung ương 4 khóa XI Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay,
- Nghị quyết số 04/NQ-TW, ngày 30/10/2016 Hội nghị Trung ương 4 khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" trong nội bộ.
Mỗi nghị quyết, Đảng đều tiến hành sơ kết, tổng kết, đánh giá mặt được, hạn chế, rút ra bài học kinh nghiệm, trên cơ sở đó xây dựng và ban hành nghị quyết mới với quyết tâm chính trị cao hơn, đề ra mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp cụ thể, yêu cầu cao hơn đối với cấp ủy, tổ chức đảng và cán bộ, đảng viên và phù hợp với tình hình mới. Đặc biệt, Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII đã nhận diện cụ thể những biểu hiện suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”.
Tại Hội nghị lần thứ tư, BCHTW khóa XIII đã xem xét Báo cáo Kết quả 5 năm thực hiện Nghị quyết 04-NQ/TW, ngày 30/10/2016 của BCHTW khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa" trong nội bộ, Báo cáo kết quả thực hiện Quy định 47-QĐ/TW, ngày 01/11/2012 của BCHTW khóa XI về những điều đảng viên không được làm
- Trên cơ sở đó ban hành Kết luận 21-KL/TW, ngày 25/10/2021 về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm CB, ĐV suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hoả", Quy định 37-QĐ/TW ngày 01/11/2021 về những điều đảng viên không được làm. Ngày 01/12/2021, Bộ Chính trị đã ban hành Kế hoạch 03-KH/TW để thực hiện Kết luận 21
Kết luận 21-KL/TW, ngày 25/10/2021 của Ban Chấp hành Trung ương về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm CB, ĐV suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hoá"
1.Những mặt đạt được
Báo cáo chính trị tại Đại hội XIII nhận định công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong nhiệm kỳ XII được đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ, quyết liệt, có hiệu quả rõ rệt, trên các mặt xây dựng đảng về chính trị, tư tưởng, đạo đức, tổ chức, cán bộ, kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng, phòng chống tham nhũng và đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng.
- Kết quả này khẳng định vai trò lãnh đạo, đường lối đúng đắn, nâng cao sức chiến đấu, năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng; khắc phục nhiều mặt hạn chế, yếu kém nêu trong NQTW 4 khóa XII; bước đầu ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ; niềm tin của Nhân dân đối với Đảng được củng cố và tăng cường; góp phần quan trọng phát triển KT-XH, bảo đảm QPAN, đối ngoại, nâng cao đời sống nhân dân.
Kết luận 21 tiếp tục nhấn mạnh những mặt đạt được trong thực hiện NQTW 4 khóa XII, đó là:
(1) Lãnh đạo, chỉ đạo tập trung, quyết liệt, thường xuyên, liên tục, có trọng tâm, trọng điểm của các cấp ủy, tổ chức đảng; triển khai nghiêm túc, toàn diện, đồng bộ, thống nhất, đi vào cuộc sống, có nhiều bước đột phá quan trọng, tạo sự chuyển biến tích cực, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu, sự đoàn kết thống nhất trong Đảng, củng cố niềm tin của CB, ĐV, nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, chế độ.
(2) Nhận thức, trách nhiệm cấp ủy, tổ chức đảng, CB, ĐV được nâng lên; nhận diện sâu sắc, đầy đủ hơn các biểu hiện suy thoái, “tự diễn biến’, “tự chuyển hóa”, đẩy mạnh tự phê bình và phê bình; kết hợp hài hòa giữa gây và chống.
(3) Xử lý kịp thời, nghiêm minh, khách quan CB, ĐV vi phạm; tăng cường kỷ luật, kỷ cương;
(4) Huy động sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị, sự ủng hộ của Nhân dân; góp phần nâng cao chất lượng tổ chức đảng, đảng viên; thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH, bảo đảm QPAN.
Nhìn lại những ưu điểm trong thực hiện NQTW4 khóa XI
- Tạo được những chuyển biến tích cực trong hệ thống chính trị.
- Tự phê bình và phê bình đã góp phần đấu tranh với những suy nghĩ và hành vi sai trái nhằm cảnh tỉnh, cảnh báo, răn đe, từng bước ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng, tiêu cực. Nhiều vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp đã được phát hiện và tập trung chỉ đạo điều tra, truy tố, xét xử nghiêm minh, được nhân dân đồng tình, ủng hộ.
- Công tác đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” đạt được một số kết quả; tích cực đấu tranh phòng, chống “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch.
2. Hạn chế, khuyết điểm
1. Một bộ phận CB, ĐV nhận thức chưa đầy đủ tính chất, tầm quan trọng của công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng; chưa nêu cao tinh thần trách nhiệm, thiếu gương mẫu, phai nhạt lý tưởng, giảm sút ý chí, sa vào chủ nghĩa cá nhân, nói chưa đi đôi với làm, vi phạm kỷ luật Đảng, pháp luật của Nhà nước.
2. Năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu, tự phê bình và phê bình, kiểm tra, giám sát của nhiều tổ chức đảng còn hạn chế. Cơ chế kiểm soát quyền lực, chế tài xử lý vi phạm chưa cụ thể, hiệu quả thực thi thấp.
3. Giám sát của MTTQVN, các tổ chức CT-XH, Nhân dân đối với việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức của CB, ĐV chưa hiệu quả; chưa phát huy đầy đủ sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị trong bảo vệ nền tảng tư Hưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch.
Nhìn lại những hạn chế trong thực hiện NQTW4 khóa XI
- Công tác giáo dục chính trị tư tưởng, nghiên cứu, tổng kết thực tiễn, giảng dạy và học tập chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh chưa đáp ứng yêu cầu.
- Sinh hoạt Đảng đơn điệu, hình thức, hiệu quả chưa cao. Năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của không ít tổ chức đảng còn thấp, có nơi mất sức chiến đấu. Công tác tổ chức, cán bộ và quản lý CB, ĐV còn yếu kém.
- Nhiều cán bộ, đảng viên, trong đó có người đứng đầu chưa tiên phong, gương mẫu, còn quan liêu, cửa quyền, chưa sâu sát cơ sở.
- Công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng chưa đủ sức răn đe, ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái.
- Một số mục tiêu của Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI chưa đạt; tự phê bình và phê bình nhiều nơi mang tính hình thức, còn nế nang, né tránh, ngại va chạm; một số CB, ĐV thiếu tự giác nhận khuyết điểm, trách nhiệm.
- Việc phân định thẩm quyền, trách nhiệm, quan hệ công tác của người đứng đầu với tập thể cấp ủy, lãnh đạo chưa rõ ràng.
- Tình trạng suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ chưa bị đẩy lùi; có mặt, có bộ phận còn diễn biến tính vi, phức tạp hơn. Tham nhũng, lãng phí, tiêu cực còn nghiêm trọng.
- Tình hình mâu thuẫn, mất đoàn kết nội bộ; việc nhận diện, đấu tranh ngăn chặn “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, phản bác những luận điệu sai trái, xuyên tạc của các thế lực thù địch, phản động, cơ hội, bất mãn chính trị còn bị động, thiếu sắc bén, hiệu quả chưa cao.
3. Yêu cầu của tình hình mới
Đến nay, bốn nguy cơ mà Đảng đã chỉ ra từ năm 1994, tại Đại hội giữa nhiệm kỳ khóa VI vẫn đang hiện hữu, có mặt còn gay gắt hơn (vẫn tụt hậu xa về kinh tế, vẫn đối mặt với nguy cơ chệch hướng xã hội chủ nghĩa, tham nhũng và tệ quan liêu, "diễn biến hoà bình"). Thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII, Kết luận 21 yêu cầu:
- Cần đặc biệt coi trọng và đưa công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng lên tầm cao mới, gắn với xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh. Đây là nhiệm vụ có ý nghĩa quyết định đối với sự tồn vong Đảng và chế độ. của
- Kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm CB, ĐV suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hoá".
Những điểm mới trong Kết luận 21
1. Mở rộng phạm vi, không chỉ xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong sạch, vững mạnh mà còn bao gồm cả xây dựng hệ thống chính trị theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.
2. Cùng với ngăn chặn, đẩy lùi, phải chủ động tiến công mạnh mẽ, kiên quyết đấu tranh, xử lý nghiêm suy thoái, tiêu cực, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, là bước đột phá mới, cấp độ cao hơn, cường độ và mức độ quyết liệt hơn, thái độ xử lý nghiêm khắc hơn.
3. Kết hợp hài hòa giữa “xây” và “chống”.
4. Yêu cầu cao về đẩy mạnh tự phê bình và phê bình; kiên quyết chống chủ nghĩa cá nhân, cơ hội, vụ lợi, “lợi ích nhóm”, quan liêu, xa dân, vô cảm trước khó khăn, bức xúc của dân.
Mục tiêu
1. Đẩy mạnh công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo, năng lực cầm quyền, sức chiến đấu của Đảng; hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Nhà nước; đổi mới nội dung, phương thức và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của MTTQ, các tổ chức CT-XH.
2. Kiên quyết đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”.
4. Nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu
Nghị quyết Đại hội XIII yêu cầu trong những năm tới phải đặc biệt coi trọng và đẩy mạnh hơn nữa xây dựng, chỉnh đốn Đảng toàn diện về chính trị, tư tưởng, đạo đức, tổ chức bộ máy, tổ chức cơ sở đảng và đảng viên, cán bộ, công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng, xây dựng mối quan hệ mật thiết với nhân dân, dựa vào dân để xây dựng Đảng; đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo của Đảng trong điều kiện mới.
Trên cơ sở đó, những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu được nêu trong Kết luận 21, đó là:
5.1. Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng công tác chính trị, tư tưởng, tự phê bình và phê bình (8)
(1) Đổi mới nội dung, phương thức, nâng cao chất lượng công tác giáo dục chính trị, tư tưởng; đề cao trách nhiệm tự học, tự nghiên cứu của cá nhân. Xây dựng chế độ học tập, bồi dưỡng LLCT định kỳ, thường xuyên.
(2) Nâng cao chất lượng sinh hoạt của tổ chức đảng, các tổ chức CT-XH, thực hiện nghiêm tự phê bình và phê bình, khắc phục tình trạng nể nang, né tránh, ngại va chạm, “dĩ hòa vi quý”.
(3) Kịp thời phát hiện, kiên quyết đấu tranh ngăn chặn biểu hiện suy thoái, "tự diễn biến", "tự chuyển hoá".
(4) Gắn việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh với công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, hệ thống chính trị.
(5) Kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch.
(6) Nâng cao chất lượng công tác dư luận xã hội, đánh giá sự hài lòng của người dân, dự báo tình hình, xử lý thông tin, định hướng dư luận xã hội.
(7) Quy hoạch phát triển, quản lý chặt chẽ hoạt động báo chí, trang tin điện tử, mạng xã hội. Quản lý, đề cao trách nhiệm CB, ĐV, đoàn viên, hội viên trong sử dụng mạng xã hội.
(8) Chú trọng xây dựng Đảng về đạo đức, đề cao trách nhiệm nêu gương, ý thức tự giác tu dưỡng, rèn luyện đạo đức của CB, ĐV, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý và người đứng đầu. Kiên quyết chống biểu hiện bè phái, cục bộ địa phương, "lợi ích nhóm".
5.2. Tập trung xây dựng đội ngũ CB các cấp, nhất là cấp chiến lược và người đứng đầu gắn với đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả (7)
(1) Bảo đảm nguyên tắc Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ. Gắn công tác cán bộ với thực hiện chủ trương của Đảng về tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, bảo đảm vai trò lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của Đảng, hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước, đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của MTTQ, các tổ chức CT-XH.
(2) Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp có lý tưởng cách mạng, có bản lĩnh chính trị, đạo đức trong sáng, hết lòng phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân, có năng lực, trình độ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
(3) Thực hiện tốt chủ trương khuyến khích, bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, luôn nỗ lực hành động vì lợi ích chung (Kết luận số 14-KL/TW ngày 22/9/2021 của Bộ Chính trị).
(4) Thực hiện nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ; tăng cường kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ. Bảo đảm quy định, quy trình, công tâm, khách quan, chặt chẽ, thận trọng trong công tác cán bộ. Không để lọt người không đủ tiêu chuẩn, điều kiện, có biểu hiện cơ hội chính trị, tham vọng quyền lực vào đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lng
(5) Thí điểm một số chủ trương: Người đứng đầu lựa chọn, giới thiệu cán bộ trong quy hoạch để thực hiện quy trình bầu cử, bổ nhiệm cấp phó của mình; bí thư cấp uỷ giới thiệu để bầu uỷ viên ban thường vụ, giao quyền cho người đứng đầu bổ nhiệm cán bộ trong quy hoạch, miễn nhiệm đối với cấp trưởng cấp dưới trực tiếp. Tổng kết việc thí điểm thi tuyển, bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp vụ, sở, phòng.
(6) Nâng cao chất lượng công tác đánh giá cán bộ theo hướng xuyên suốt, liên tục, đa chiều, có tiêu chí và thông qua sản phẩm cụ thể. Kịp thời miễn nhiệm, cho từ chức, thay thế cán bộ năng lực hạn chế, uy tín thấp, mắc sai phạm mà không chờ hết nhiệm kỳ, hết thời hạn bổ nhiệm (Quy định số 41-QĐ/TW, ngày 03/11/2021 của Bộ Chính trị thể về miễn nhiệm, từ chức đối với cán bộ).
(7) Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác quy hoạch, luân chuyển cán bộ; tăng cường cán bộ cho địa bàn trọng điểm, lĩnh vực khó khăn, phức tạp. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả chủ trương bố trí chức danh lãnh đạo chủ chốt không phải là người địa phương.
5.3. Tập trung hoàn thiện cơ chế, chính sách (5)
(1) Hoàn thiện cơ chế về phân cấp quản lý CB, tiêu chuẩn, quy trình, thủ tục, hồ sơ nhân sự; đánh giá, lấy phiếu tín nhiệm, quy hoạch, luân chuyển, bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử, tuyển dụng theo hướng dân chủ, công khai, minh bạch.
(2) Kiểm soát quyền lực, chống chạy chức, chạy quyền; xây dựng cơ chế phát hiện, lựa chọn, trọng dụng nhân tài, cán bộ có năng lực nổi trội, cán bộ trẻ để đào tạo.
(3) Nghiên cứu, ban hành các cơ chế về thẩm quyền, trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác CB và quản lý CB; xử lý tập thể, cá nhân suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”; cơ chế bảo vệ, khuyến khích nhân dân phản ánh, tố giác CB, ĐV tham nhũng, tiêu cực; thẩm quyền tạm đình chỉ công tác của người đứng đầu đối với cán bộ cấp dưới để kiểm tra, xử lý khi có dấu hiệu vi phạm.
(4) Hoàn thiện hệ thống pháp luật, siết chặt kỷ luật, kỷ cương, đề cao trách nhiệm trong xây dựng pháp luật, không để bị chi phối, tác động bởi hành vi không lành mạnh, không để xảy ra tình trạng lồng ghép “lợi ích nhóm”, lợi ích cục bộ trong văn bản pháp luật.
(5) Hoàn thiện cơ chế kiểm soát quyền lực, nhất là các lĩnh vực, hoạt động dễ phát sinh tham nhũng, tiêu cực, như: công tác cán bộ, tài chính, ngân sách, tài sản cộng, đất đai, tài nguyên, thanh tra, kiểm toán, kiểm tra, hải quan, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án
5.4. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng; kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; xử lý nghiêm CB, ĐV vi phạm (6)
(1) Nâng cao chất lượng, hiệu quả và trách nhiệm của cấp uỷ, tổ chức đảng đối với công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng. Tập trung kiểm tra, giám sát tổ chức đảng, người đứng đầu, cán bộ chủ chốt ở những lĩnh vực, địa bàn, vị trí công tác dễ xảy ra tham nhũng, tiêu cực, có nhiều khiếu kiện, khiếu kiện kéo dài. Chú trọng việc tự kiểm tra, tự giám sát, kịp thời phát hiện từ nội bộ.
(2) Nâng cao nhận thức, trách nhiệm đối với công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Tập trung phòng, chống suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống. Nâng cao hiệu quả công tác phát hiện, xử lý tham nhũng, tiêu cực tại địa phương, cơ sở. Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát người đứng đầu thực hiện trách nhiệm phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (Quy định số 32-QĐ/TW, ngày 16/9/2021 về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, chế độ làm việc, quan hệ công tác của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, tiêu cực).
(3) Tập trung kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm CB, ĐV có lời nói, việc làm biểu hiện suy thoái, "tự diễn biến", "tự chuyển hoá"; tự phê bình và phê bình, trách nhiệm nêu gương, khắc phục khuyết điểm của tập thể, cá nhân ngay tại cơ sở, chi bộ, không để kéo dài, đùn đẩy lên cấp trên.
(4) Triển khai quyết liệt, thường xuyên, toàn diện, đồng bộ công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án. Tăng cường kiểm soát tài sản, thu nhập của cán bộ.
(5) Hoàn thiện cơ chế kiểm soát quyền lực, nhất là các lĩnh vực, hoạt động dễ phát sinh tham nhũng, tiêu cực, như: công tác cán bộ, tài chính, ngân sách, tài sản cộng, đất đai, tài nguyên, thanh tra, kiểm toán, kiểm tra, hải quan, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án
5.4. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng; kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; xử lý nghiêm CB, ĐV vi phạm (6)
(1) Nâng cao chất lượng, hiệu quả và trách nhiệm của cấp uỷ, tổ chức đảng đối với công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng. Tập trung kiểm tra, giám sát tổ chức đảng, người đứng đầu, cán bộ chủ chốt ở những lĩnh vực, địa bàn, vị trí công tác dễ xảy ra tham nhũng, tiêu cực, có nhiều khiếu kiện, khiếu kiện kéo dài. Chú trọng việc tự kiểm tra, tự giám sát, kịp thời phát hiện từ nội bộ.
(2) Nâng cao nhận thức, trách nhiệm đối với công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Tập trung phòng, chống suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống. Nâng cao hiệu quả công tác phát hiện, xử lý tham nhũng, tiêu cực tại địa phương, cơ sở. Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát người đứng đầu thực hiện trách nhiệm phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (Quy định số 32-QĐ/TW, ngày 16/9/2021 về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, chế độ làm việc, quan hệ công tác của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, tiêu cực).
(3) Tập trung kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm CB, ĐV có lời nói, việc làm biểu hiện suy thoái, "tự diễn biến", "tự chuyển hoá"; tự phê bình và phê bình, trách nhiệm nêu gương, khắc phục khuyết điểm của tập thể, cá nhân ngay tại cơ sở, chi bộ, không để kéo dài, đùn đẩy lên cấp trên.
(4) Triển khai quyết liệt, thường xuyên, toàn diện, đồng bộ công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án. Tăng cường kiểm soát tài sản, thu nhập của cán bộ.
(5) Xây dựng đội ngũ cán bộ các cơ quan bảo vệ pháp luật, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán bản lĩnh vững vàng, liêm chính, trung thực, có dũng khí đấu tranh, có kiến thức, kỹ năng chuyên sâu, nắm vững chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
(6) Hoàn thiện cơ chế kiểm soát quyền lực và tăng cường phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong các cơ quan phòng, chống, tham nhũng, tiêu cực.
5.5. Phát huy vai trò, trách nhiệm của các cơ quan dân cử, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội; thực sự dựa vào nhân dân để xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh (4)
(1) Hoàn thiện cơ chế nhân dân tham gia xây dựng, chỉnh đốn Đảng và HTCT, tạo điều kiện thuận lợi cho MTTQ, các TC CT-XH, nhân dân tham gia góp ý, giám sát, phản biện xã hội, nhất là việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống và nêu gương của CB, ĐV, nhất là CB lãnh đạo, quản lý, người đứng đầu
(2) Hoàn thiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở, thực hiện có hiệu quả phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”.
(3) Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác dân vận của hệ thống chính trị; tăng cường trách nhiệm giải trình, tiếp dân, đối thoại, giải quyết kiến nghị, khiếu kiện của nhân dân.
(4) Phát hiện, biểu dương, khen thưởng, nhân rộng điển hình nêu gương, có sức lan toả lớn trong Đảng và xã hội.
Xem thêm:
Kế hoạch số 03-KH/TW, ngày 01/12/2021 của Bộ Chính trị thực hiện Kết luận số 21 chỉ ra các mục đích, yêu cầu:
(1) Nhận thức sâu sắc tính chất, tầm quan trọng của công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong tình hình hiện nay; nâng cao nhận thức, trách nhiệm, quyết tâm chính trị, tinh thần tự giác, gương mẫu của các cấp uỷ, tổ chức đảng, cơ quan, tổ chức, cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên trong thực hiện Kết luận, tạo bước chuyển biến rõ rệt, hiệu quả, thiết thực trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị.
(2) Xác định rõ trách nhiệm, nhiệm vụ của các cấp, các ngành. Tạo sự đồng bộ gắn với việc thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII, Kết luận số 01-KL/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, Quy định 37 về những điều đảng viên không được làm, quy định về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, các nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh, tăng cường quan hệ đối ngoại, giữ vững ổn định chính trị, tăng cường niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân.
(3) Kế thừa kết quả, kinh nghiệm trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, bảo đảm thực chất, hiệu quả, tuyệt đối không được hình thức, chiếu lệ. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện và đánh giá kết quả thực hiện Kết luận
Các nhiệm vụ trọng tâm (11)
(1) Mở đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trong toàn quốc về xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị (hoàn thành trong Quý I/2022). (2) Xây dựng kế hoạch thực hiện Kết luận phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và điều kiện thực tiễn của địa phương, tổ chức, cơ quan, đơn vị; bổ sung, lồng ghép nội dung thực hiện Kết luận vào Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII (tháng 12/2021); kiểm tra, giám sát việc tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện Kết luận; kịp thời chỉ đạo, chấn chỉnh những nơi làm chưa tốt (thực hiện hằng năm từ năm 2022).
(3) Tăng cường đổi mới nội dung, phương thức và nâng cao chất lượng công tác giáo dục chính trị tư tưởng; đề cao trách nhiệm tự học, tự nghiên cứu của cá nhân; xây dựng chế độ học tập, bồi dưỡng lý luận chính trị định kỳ, thường xuyên đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý (thực hiện thường xuyên).
(4) Thực hiện nghiêm việc tự phê bình và phê bình trong sinh hoạt đảng, gắn với việc tu dưỡng, rèn luyện, nêu gương của cán bộ, đảng viên. Những nơi nội bộ có biểu hiện mất đoàn kết, vi phạm nguyên tắc, quy định của Đảng, biểu hiện lợi ích nhóm, tham nhũng, tiêu cực, có vấn đề phức tạp, dư luận bức xúc, có biểu hiện suy thoái, "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" thì cấp uỷ cấp trên phải kịp thời xem xét, gợi ý, chỉ đạo cấp uỷ cấp dưới kiểm điểm làm rõ trách nhiệm, xây dựng kế hoạch sửa chữa, khắc phục hạn chế, khuyết điểm; đồng thời, chú trọng kiểm tra, giám sát việc sửa chữa, khắc phục khuyết điểm của cấp uỷ cấp dưới và tổ chức, cá nhân liên quan (thực hiện hằng năm, từ năm 2021).
(5) Tiếp tục thực hiện việc lấy phiếu tín nhiệm đối với thành viên lãnh đạo cấp uỷ và cán bộ lãnh đạo theo quy định, nhất là việc lấy phiếu tín nhiệm trong BCHTW Đảng đối với Uỷ viên Bộ Chính trị, Uỷ viên Ban Bí thư; trong Quốc hội khoá XV đối với các chức danh do Quốc hội bầu và phê chuẩn (năm thứ 3, nhiệm kỳ Đại hội Đảng, nhiệm kỳ QH và HĐND các cấp).
(6) Giữ vững nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt đảng, thực hiện nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ, đề cao tính chiến đấu trong sinh hoạt cấp uỷ, thường vụ cấp uỷ và tổ chức đảng; khắc phục tình trạng chuyên quyền, độc đoán, mất dân chủ, mất đoàn kết, nể nang, né tránh, kiên quyết chống chủ nghĩa cá nhân, cơ hội, cục bộ, lợi ích nhóm thực thường xuyên).
(7) Kịp thời sơ kết, tổng kết, rà soát, sửa đổi các văn bản của Đảng, Nhà nước liên quan đến các nội dung của công tác cán bộ, tổ chức bộ máy và trách nhiệm người đứng đầu, công tác cải cách hành chính; kiểm soát quyền lực và phòng, chống tiêu cực trong công tác cán bộ. Thực hiện có hiệu quả chủ trương khuyến khích, bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo vì lợi ích chung; chủ trương bố trí chức danh lãnh đạo chủ chốt không phải là người địa phương (từ năm 2022).
(8) Tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan tư pháp. Tập trung xử lý dứt điểm những vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực nghiêm trọng, phức tạp, gây thất thoát, lãng phí lớn ngân sách, tài sản nhà nước, những vấn đề bức xúc được dư luận xã hội quan tâm; xử lý nghiêm các tập thể, cá nhân vi phạm, khắc phục hậu quả, thu hồi tài sản thất thoát; thực hiện có hiệu quả kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong các cơ quan phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (thực hiện thường xuyên).
(9) Tăng cường hoạt động của uỷ ban kiểm tra các cấp, chú trọng công tác tự kiểm tra, tự giám sát của cấp uỷ, tổ chức đảng và các tổ chức trong hệ thống chính trị; xử lý nghiêm tập thể, cá nhân vi phạm kỷ luật đảng và pháp luật của Nhà nước (thực hiện thường xuyên).
(10) Tập trung rà soát hoàn thiện pháp luật, thể chế hoá đầy đủ, kịp thời chủ trương của Đảng bảo đảm đồng bộ, thống nhất giữa quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Chú trọng hoàn thiện hệ thống pháp luật đầy đủ, đồng bộ, thống nhất, kịp thời, khả thi, ổn định, công khai, minh bạch. Siết chặt kỷ luật, kỷ cương, đề cao trách nhiệm, nhất là của người đứng đầu trong công tác xây dựng pháp luật, không để bị chi phối, tác động, hướng lái, không để xảy ra tình trạng lồng ghép "lợi ích nhóm", lợi ích cục bộ của CQ, tổ chức, cá nhân trong VBPL (thực hiện thường xuyên)
(11) Tạo sự chuyển biến tích cực, nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong hoạt động của các cơ quan nhà nước. Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức quần chúng. Phát huy vai trò giám sát, phản biện của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, hệ thống chính trị; giám sát việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên (thực hiện thường xuyên)
Nhiệm vụ cụ thể của các cơ quan, tổ chức
Xác định rõ trách nhiệm cụ thể của 17 nhóm CQ, tổ chức:
1. Đảng đoàn Quốc hội
2. Ban cán sự Đảng Chính phủ
3. Ban cán sự Đảng Tòa án nhân dân tối cao, Ban cán sự Đảng Đảng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao
4. Đảng đoàn Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, Ban Bí thư Trung ương Đoàn TNCS Hồ chí Minh 5. Ban Tổ chức Trung ương
6. Ủy ban Kiểm tra Trung ương
7. Ban Chỉ đạo TW về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực HT Bê Ban Nội chính Trung ương
9. Ban Tuyên giáo Trung ương
10. Ban Dân vận Trung ương
11. Ban Kinh tế Trung ương
12. Quân ủy Trung ương, Đảng ủy Công an Trung ương 13. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
14. Hội đồng Lý luận Trung ương
15. Văn phòng Trung ương Đảng
16. Các ban đảng, đảng đoàn, ban cán sự đảng, các cơ quan, tổ chức có liên quan khác ở Trung ương
17. Các tỉnh, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương
Tại hội nghị, các đại biểu đã trình bày các tham luận.
Hội nghị tiếp tục lắng nghe ý kiến chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Bài liên quan
-
Hội nghị triển khai công tác Tòa án nhân dân hai cấp tỉnh Vĩnh Long năm 2025
-
Tòa án nhân dân các cấp phấn đấu đạt và vượt các chỉ tiêu công tác theo Nghị quyết của Quốc hội
-
TAND tỉnh Hà Tĩnh tổ chức Hội nghị tổng kết, triển khai công tác năm 2025
-
Hội nghị tổng kết, triển khai công tác TAND hai cấp tỉnh Đồng Tháp năm 2025
Bài đọc nhiều nhất tuần
-
Khánh thành tượng đài “Bác Hồ với chiến sĩ biên phòng” tại cửa khẩu quốc tế Cầu Treo
-
Sắp diễn ra Tuần lễ Du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu 2024
-
Khai mạc Festival “Về miền ví, giặm – Kết nối tinh hoa di sản”
-
Thừa Thiên Huế: Bắt nhóm đối tượng “lừa vàng” chuyên nghiệp
-
Hội thảo khoa học "200 ngày tập kết ra Bắc tại Cà Mau - tầm nhìn chiến lược và giá trị lịch sử"
Bình luận