Dự thảo Thông tư quy định công tác thi đua, khen thưởng của Tòa án nhân dân

Tòa án nhân dân tối cao đang lấy ý kiến đối với Dự thảo Thông tư quy định công tác thi đua, khen thưởng của Tòa án nhân dân

Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ban hành Thông tư quy định công tác thi đua, khen thưởng của Tòa án nhân dân.

Thông tư bao gồm các quy định về công tác thi đua, khen thưởng của Tòa án nhân dân, như: đối tượng, nguyên tắc thi đua, khen thưởng; cụm thi đua; tổ chức thi đua, danh hiệu và tiêu chuấn danh hiệu thi đua; loại hình, hình thức, tiêu chuẩn khen thưởng; thấm quyền, thủ tục, hồ sơ xét tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng...

Đối với Tòa án quân sự các cấp, Thông tư này chỉ quy định việc xét tặng các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng: “Cờ thi đua Tòa án nhân dân”, Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Tòa án”, “Bằng khen của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao”, danh hiệu vinh dự Tòa án nhân dân cho tập thể, cá nhân.

Về đối tượng thi đua bao gồm các đơn vị thuộc Tòa án nhân dân tối cao, Các Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án quân sự các cấp; Các Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương.

Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động (kể cả đang trong thòi gian tập sự, thử việc) làm việc trong các cơ quan, đơn vị thuộc hệ thống TAND đều là đối tượng được thi đua và được xét khen thưởng.

Các cá nhân, tập thể không thuộc Tòa án nhân dân, hòa giải viên, hội thẩm nhân dân, hội thẩm quân nhân có công lao, thành tích xuất sắc đóng góp vào quá trình xây dựng và phát triển của Tòa án nhân dân được xét khen thưởng.

Việc xét tặng các danh hiệu thi đua phải căn cứ vào phong trào, thành tích và tiêu chuẩn danh hiệu thi đua. Cá nhân, tập thể tham gia phong trào thi đua bằng hình thức tự nguyện đăng ký thi đua; xác định mục tiêu, chỉ tiêu thi đua.

Nguyên tắc khen thưởng tuân thủ nguyên tắc: Dân chủ, chính xác, công khai, minh bạch, công bằng, kịp thời.

 Một hình thức khen có thể tặng nhiều lần cho một đối tượng; không tặng nhiều hình thức khen cho một thành tích đạt được; thành tích đến đâu khen đến đó. 3. Trong một năm, không trình hai hình thức khen cùng cấp cho một đối tượng; trừ trường hợp đạt thành tích đặc biệt xuất sắc đột xuất, khen thưởng quá trình cống hiến, khen thưởng theo niên hạn trong lực lượng vũ trang (nếu có).

Chỉ lấy kết quả khen thưởng về thành tích cuối năm đế làm căn cứ xét khen thưởng hoặc đề nghị khen thưởng (kết quả khen thưởng phong trào thi đua theo đợt hoặc chuyên đề được ghi nhận và ưu tiên khi xét khen thưởng hoặc đề nghị cấp trên khen thưởng).

Không cộng dồn thành tích đã khen của lần trước để đề nghị nâng mức khen thưởng lần 3 sau.

 Chú trọng khen thưởng tập thế nhỏ, cá nhân là người trực tiêp lao động, công tác, chiến đâu và có nhiều sáng tạo trong lao động, công tác.

 Khi xét khen thưởng đối với người đứng đầu cơ quan, đơn vị phải căn cứ vào thành tích của tập thể do cá nhân đó lãnh đạo (cùng thành tích và cùng thời điểm bình xét thì hình thức khen thưởng người đứng đầu không cao hơn của tập thế do cá nhân đó lãnh đạo)…

Thông tư gồm 8 chương, 44 điều, dự kiến có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 4 năm 2024.

Thông tư này khi được ban hành sẽ thay thế Thông tư số 01/2018/TT-TANDTC ngày 24/4/2018 và các văn bản hướng dẫn công tác thi đua, khen thưởng của Tòa án nhân dân trước đây trái với quy định trong Thông tư này.

HÀ CHI