Giải đáp những vướng mắc về tố tụng dân sự
Qua công tác tổng kết thực tiễn xét xử, TANDTC nhận được phản ánh của các Tòa án về một số vướng mắc khi giải quyết các vụ án hình sự, dân sự. Để bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật, TANDTC ban hành Hướng dẫn số 02/TANDTC-PC ngày 2/8/2021 về từng lĩnh vực cụ thể, dưới đây là giải đáp về tố tụng dân sự.
1. Ông A phải thi hành án trả cho ông C số tiền là 500 triệu đồng, ông A không tự nguyện thi hành án. Cơ quan thi hành án xác định vợ chồng ông A có tài sản là quyền sử dụng 156m2 đẩt cùng tài sản gắn liền trên đất, nhưng chưa làm các thủ tục thông báo theo quy định tại Khoản 1 Điều 74 của Luật Thi hành án dân sự, chưa cưỡng chế thi hành án đối với ông A. ông C khởi kiện yêu cầu Tòa án xác định phần quyền sở hữu tài sản, phần quyền sử dụng đất của ông A trong khối tài sản chung. Sau khi thụ lý vụ án, Tòa án nhân dân huyện H ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án với lý do ông C chưa đủ kiều kiện khởi kiện. Vậy, quyết định đình chỉ này của Tòa án nhân dân huyện H có đúng không?
Theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 7 của Luật Thi hành án dân sự thì người được thi hành án dân sự có quyền: “Khởi kiện dân sự để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cùa mình trong trường hợp có tranh chấp về tài sản liên quan đến thi hành án
Khoản 1 Điều 74 của Luật Thi hành án dân sự quy định: "Trường hợp chưa xác định được phần quyền sở hữu tài sản, phần quyền sử dụng đất của người phải thi hành án trong khối tài sản chung để thi hành án thì Chấp hành viên phải thông báo cho người phải thi hành án và những người có quyền sở hữu chung đối với tài sản, quyền sừ dụng đất biết để họ tự thỏa thuận phân chia tài sản chung hoặc yêu cầu Tòa án giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự .
Hết thời hạn 30 ngày, kế từ ngày nhận được thông báo mà các bên không Có thỏa thuận hoặc thỏa thuận vi phạm quy định tại Điều 6 của Luật này hoặc thỏa thuận không được và không yêu cầu Tòa án giải quyết thì Chấp hành viên thông báo cho người được thi hành án có quyền yêu cầu Tòa án xác định phần quyên sở hữu tài sản, phân quyên sử dụng đất của người phải thi hành án trong khối tài sản chung theo thủ tục tổ tụng dân sự... ”
Theo quy định tại Khoản 12 Điều 26 của Bộ luật Tố tụng dân sự thì: "Tranh chấp liên quan đên tài sản bị cưỡng chế thi hành án theo quy định của pháp luật vê thi hành án dân sự” là một trong những tranh chấp dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.
Tuy nhiên, trong trường hợp này cơ quan thi hành án dân sự mới chỉ xác định vợ chồng ông A có tài sản là quyền sử dụng đất tại thửa đất diện tích 156m2 cùng tài sản gắn liền trên đất mà chưa làm các thủ tục thông báo theo quy định tại Khoản 1 Điều 74 của Luật Thi hành án dân sự, ông C (người được thi hành án) đã khởi kiện yêu cầu Tòa án xác định phần quyền sờ hữu tài sản, phần quyền sử dụng đất của người phải thi hành án trong khối tài sản chung là chưa đủ điều kiện khời kiện. Do đó, Tòa án nhân huyện H ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự là có căn cứ.
2. Theo Công văn số 141/TANDTC-KHXX ngày 21-9-2011 của Tòa án nhân dân tối cao về thẩm quyền giải quyết các yêu cầu trả lại giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản thì Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không phải là giấy tờ cổ giá, nếu có yêu cầu Tòa án giải quyết buộc người chiếm giữ trả lại các giấy tờ này thì Tòa án không thụ lý giãi quyết. Tuy nhiên, theo quy định tại Khoản 2 Điều 4 của Bộ luật Tố tụng dàn sự thì “Tòa án không được từ chổi giải quyết vụ việc dân sự vì lý do chưa có điều luật áp dụng”. Vậy, Tòa án có được thụ lý giải quyết các trường hợp này không?
Khoản 8 Điều 6 của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2010 quy định: "Giấy tờ có giá là bằng chứng xảc nhận nghĩa vụ trả nợ giữa tổ chức phát hành giấy tờ có giá với người sở hữu giấy tờ có giả trong một thời hạn nhất định, điều kiện trả lãi và các điều kiện khác ”. Luật Các công Cụ chuyển nhượng năm 2005 quy định giấy tờ có giá là: Hối phiếu đòi nợ, hối phiếu nhận nợ, séc.
Khoản 16 Điều 3 của Luật Đất đai năm 2013 quy định: "Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đât hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất”. Mục 1 Phần I Công văn số 02/GĐ-TANDTC ngày 19-9-2016 của Tòa án nhân dân tối cao giải đáp một số vấn đề về tố tụng hành chính, tố tụng dân sự hướng dẫn.- “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là quyết định hành chỉnh; nếu thuộc một trong các trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 3 Luật Tố tụng hành chỉnh năm 2015 thì là đoi tượng khởi kiện vụ án hành chính”. Theo đó, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là quyết định hành chính, không phải là "bằng chứng xác nhận nghĩa vụ trả nợ” cho nên không phải là giấy tờ có giá. Do vậy, hướng dân tại Công văn số 141/TANDTC-KHXX xác định giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không phải là giấy tờ có giá vẫn phù hợp với Bộ luật Dân sự năm 2015 và các pháp luật khác đang có hiệu lực.
Điều 164 của Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: “C/ni sở hữu, chù thể có quyền khác đổi với tài sản có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác buộc người có hành vi xâm phạm quyền phải trả lại tài sản, chấm dứt hành vi cán trở trải pháp luật việc thực hiện quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại. ”
Như vậy, nếu có yêu cầu Tòa án giải quyết buộc người chiếm giữ trả lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chấm dứt hành vi cán trở thực hiện quyền của người sử dụng đất thì Tòa án nhân dân sẽ thụ lý giải quyết theo quy định tại Khoản 2 Điều 26 của Bộ luật Tố tụng dân sự.
3. Trong quá trình giải quyết tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất hoặc hợp đồng mua bán tài sản, thế chấp tài sản... Tòa án có phải đưa tổ chức hành nghề công Chứng hợp đồng vào tham gia tố tụng với tư cách người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan không?
Theo quy định tại điểm d và điểm g Khoản 2 Điều 17 cùa Luật Công Chứng sửa đổi năm 2018 thì
Công Chứng viên có nghĩa vụ giải thích cho người yêu cầu công Chứng hiểu rõ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của họ, ý nghĩa và hậu quả pháp lý của việc công Chứng; trường hợp từ chối yêu cầu công Chứng thỉ phải giải thích rõ lý do cho người yêu cầu công Chứng và chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước người yêu cầu công Chứng về văn báncông Chứng của mình.
Điều 38 của Luật Công Chứng sửa đổi năm 2018 quy định:
“1. Tổ chức hành nghề công Chứng phải bồi thường thiệt hại cho người yêu cầu công Chứng và cá nhân, tổ chức khác do loi mà công Chứng viên, nhân viên hoặc người phiên dịch là cộng tác viên của tổ chức mình gây ra trong quả trình công Chứng.
2. Cóng chứng viên, nhân viên hoặc người phiên dịch là cộng tác viên gây thiệt hại phải hoàn trả lại một Khoản tiền cho tổ chức hành nghề công Chứng đã chỉ trả Khoản tiền bồi thường cho người bị thiệt hại theo quy định của pháp luật; trường hợp không hoàn trả thì tổ chức hành nghề công Chứng có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết”.
Khoản 4 Điều 68 của Bộ luật Tố tụng dân sự quy định: “Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự là người tuy không khởi kiện, không bị kiện, nhưng việc giải quyết vụ án dân sự có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ nên họ được tự mình đề nghị hoặc các đương sự khác đề nghị và được Tòa án chấp nhận đưa họ vào tham gia tổ tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
Trường hợp việc giải quyết vụ án dân sự có liền quan đến quyền lợi, tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thỉ Tòa án phải đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan
Như vậy, căn cứ các quy định nêu trên, tùy từng trường hợp mà Tòa án xem xét có đưa tổ chức hành nghề công Chứng vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Trường hợp việc giải quyết tranh chấp hợp đồng có liên quan đến nghĩa vụ giải thích của Công Chứng viên theo quy định tại điểm d Khoản 2 Điều 17 của Luật Công Chứng sửa đổi năm 2018, trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người yêu cầu công Chứng của tổ chức hành nghề công Chứng thì Tòa án xem xét đưa tổ chức hành nghề công Chứng vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
4. Công ty Quàn lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) mua lại Khoản nợ xẩu cùa tổ chức tin dụng, sau đó, VAMC ủy quyền lại cho tổ chức tỉn dụng khởi kiện, tham gia tổ tụng tại Tòa án để yêu cầu xử lý nợ xẩu. Khi thụ lý, giải quyết thì Tòa án có triệu tập và tọng đạt các văn bántố tụng cho cả VAMC và tổ chức tín dụng không?
Khoản 1 Điều 138 của Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: "Cả nhân, pháp nhân có thể ủy quyền cho cả nhân, pháp nhân khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự".
Khoản 4 Điều 85 của Bộ luật Tố tụng dân sự quy’định: "Người đại diện theo ủy quyền theo quy định cùa Bộ luật Dân sự là người đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự".
Khoản 2 Điều 86 của Bộ luật Tố tụng dân sự quy định: "Người đại diện theo ủy quyền trong tổ tụng dân sự thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự của đương sự theo nội dung văn bánủy quyền ”.
Theo quy định tại điểm b Khoản 1 Điều 6 của Nghị quyết số 03/2018/NQ- HĐTP ngày 15-5-2018 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dân áp dụng một số quy định của pháp luật trong giải quyết tranh chấp về xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm của Khoản nợ xấu tại Tòa án nhân dân thì pháp nhân có quyền ủy quyền cho pháp nhân hoặc cá nhân khác khởi kiện, tham gia tố tụng tại Tòa án có thẩm quyền để giải quyết tranh chấp về xử lý nợ xấu, tài sản bào đảm của Khoản nợ xấu.
Trường hợp này, VAMC đã mua lại Khoản nợ xấu của tổ chức tín dụng, sau đó VAMC có văn bàn ủy quyền cho tổ chức tín dụng với nội dung tổ chức tín dụng được khởi kiện và tham gia tố tụng tại Tòa án để giải quyết tranh chấp về xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm của Khoản nợ xấu thì tổ chức tín dụng được ủy quyền có các quyền và nghĩa vụ tố tụng dân sự của đưomg sự. Do vậy, khi giải quyết vụ án, Tòa án phải triệu tập và tống đạt văn bántố tụng cho tổ chức tín dụng được ủy quyền, không phải triệu tập và tống đạt các văn bàn tố tụng cho VAMC.
5. Trong quả trình giải quyết vụ án dân sự, nguyên đơn không nộp tiền chi phí định giá theo điểm đ Khoản 1 Điều 217 của Bộ luật Tổ tụng dân sự thì Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án. Vậy, trong trường hợp này nguyên đơn có quyền khởi kiện lại vụ án như trường hợp người khởi kiện rút đơn khởi kiện hay không?
Theo quy định tại điểm đ Khoản 1 Điều 217 của Bộ luật Tố tụng dân sự thì:
"Sau khi thụ lý vụ án thuộc thẩm quyền của mình, Tòa án ra quyết định đĩnh chỉ giải quyết vụ án dân sự trong các trường hợp sau đây:
...đ) Nguyên đơn không nộp tiền tạm ứng chi phí định giả tài sản và chi phí tổ tụng khác theo quy định của Bộ luật này... "
Khoản 1 Điều 218 của Bộ luật Tố tụng dân sự quy định: "Khi có quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, đương sự không có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết lại vụ án dân sự đó, nếu việc khởi kiện vụ án sau không Có gì khác với vụ án trước về nguyên đơn, bị đơn và quan hệ pháp luật có tranh chấp, trừ trường hợp quy định tại Khoản 3 Điểu ỉ 92, điểm c Khoản 1 Điều 217 cùa Bộ luật này và các trường hợp khác theo quy định của pháp luật... ".
Như vậy, theo các quy định nêu trên thì trường hợp Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự vì lý do 'Nguyên đơn không nộp tiền tạm ứng chi phí định giả tài sản và chi phí to tụng khác ” thì nguyên đom không Có quyền khởi kiện lại để yêu cầu Tòa giải quyết tiếp vụ án như đối với trường hợp rút đom khởi kiện.
6. Ông A chuyển nhượng đất cho ông B với giá 02 tỉ đồng, ông B đã trả được cho ông A là 500 triệu đồng nhưng sau đó hai bên xảy ra tranh chấp, ông B yêu cầu tuyên bố hợp đồng giữa ông với ông A vô hiệu. Tòa án giải quyết tuyên bố hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa ông A và ông B vô hiệu và các bên trà lại cho nhau những gì đã nhận. Vậy, trong trường hợp này ông A có phải chịu án phí cùa số tiền 500 triệu đồng phải trả cho ông B không?
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 27 của Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30-12-2016 của ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp quán lý và sừ dụng án phí và lệ phí Tòa án (sau đây gọi tắt là Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14) thì:
"Đổi với tranh chấp về hợp đồng mua bántài sản, chuyển nhượng quyền sử dụng đất vô hiệu thì nghĩa vụ chịu án phí dân sự sơ thấm được xác định như sau:
a) Trường hợp một bên yêu cầu công nhận hợp đồng mua bántài sản, chuyển nhượng quyền sử dụng đất và một bên yêu cầu tuyên bổ hợp đồng mua bántài sản, chuyển nhượng quyền sử dụng đất vô hiệu và đều không có yeu cầu gì khác; nếu Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu thì bên yêu cầu cong nhận hợp đồng phải chịu án phí như đổi với trường hợp vụ án dân sự không có giả ngạch;nếu Tòa án tuyên bổ công nhận hợp đồng thì bên yêu cầu tuyên bổ hợp đồng vô hiệu phải chịu án phí như đổi với trường hợp vụ án dân sự không có giả ngạch;
b) Trường hợp một bên yêu cầu công nhận hợp đồng mua bántài sản, chuyển nhượng quyền sử dụng đất và một bên yêu cầu tuyên bố hợp đồng mua bántài sàn, chuyển nhượng quyền sử dụng đất vồ hiệu và có yêu cầu Tòa án giải quyết hậu quả cùa hợp đồng vô hiệu thì ngoài việc chịu án phí không có giả ngạch được quy định tại điểm a, Khoản 3 Điều này, người phải thực hiện nghĩa vụ về tài sản hoặc bồi thường thiệt hại phải chịu án phí như trường hợp vụ án dân sự có giả ngạch đổi với giá trị tài sản phải thực hiện nghĩa vụ. ”
Căn cứ quy định nêu trên, trường hợp ông B yêu cầu tuyên bố hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất vô hiệu, ông A và ông B không Có yêu cầu gì khác; nếu Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu thì ông A phải chịu án phí như đối với trường hợp vụ án không Có giá ngạch.
Trường hợp ông B yêu cầu tuyên bố hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất vô hiệu và có yêu cầu Tòa án giải quyết hậu quà của hợp đồng vô hiệu, thì ông A phải chịu án phí không Có giá ngạch và án phí theo giá ngạch của số tiền 500 triệu đồng phải trả cho ông B.
7. Cụ D, cụ E có hai người con là ông A, bà B. Ông A sình sổng cùng cụ D, cụ E trên diện tích đẩt do các cụ tạo lập nhưng chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Khi Nhà nước có chủ trương cap Giấy chứng nhộn quyền sử dụng đất theo Luật Đất đai năm 1993, ông A đã kê khai đãng ký quyền sử dụng đất và được ủy ban nhân dân huyện X cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; khi đó cụ D, cụ E còn sống không Có ỷ kiến phán đổi. Sau khi cự D, cụ E chết, bà B khởi kiện yêu cầu chia di sản thừa kể của hai cụ. Vậy, vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện hay Tòa án nhân dân cấp tỉnh?
Khoản 5 Điều 26 của Bộ luật Tố tụng dân sự quy định những tranh chấp dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án, trong đó có thẩm quyền giải quyết tranh chấp về thừa kế tài sản.
Khoản 1 Điều 35 của Bộ luật Tổ tụng dân sự quy định:
"7. Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp sau đây:
a) Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình quy định tại Điều 26 và Điều 28 của Bộ luật này, trừ tranh chấp quy định tại Khoản 7 Điều 26 của Bộ luật này;
b) Tranh chấp về kinh doanh, thương mại quy định tại Khoản 1 Điều 30 của Bộ luật này;
c) Tranh chấp về lao động quy định tại Điều 32 của Bộ luật này”.
Điều 34 của Bộ luật Tố tụng dân sự quy định:
“7. Khi giải quyết vụ việc dân sự, Tòa án có quyền hủy quyết định cả biệt trái pháp luật cùa cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự trong vụ việc dân sự mà Tòa án có nhiệm vụ giải quyết.
2. Quyết định cá biệt quy định tại Khoản 1 Điều này là quyết định đã được ban hành về một vẩn đề cụ thể và được áp dụng một lần đổi với một hoặc một sổ đổi tượng cụ thể. Trường hợp vụ việc dán sự có liên quan đến quyết định này thì phải được Tòa án xem xét trong cùng một vụ việc dân sự đó.
3. Khi xem xét hủy quyết định quy định tại Khoản 1 Điều này, Tòa án phải đưa cơ quan, tổ chức hoặc người có thẩm quyền đã ban hành quyết định tham gia tổ tụng với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
Cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền đã ban hành quyết định phải tham gia tổ tụng và trình bày ỷ kiến của mình về quyết định cả biệt bị Tòa án xem xét hủy.
4. thẩm quyền của cấp Tòa án giải quyết vụ việc dân sự trong trường hợp có xem xét việc hủy quyết định cá biệt quy định tại Khoản 1 Điều này được xác định theo quy định tương ứng cùa Luật tổ tụng hành chỉnh về thầm quyền cùa Tòa án nhân dân cấp huyện, Tòa án nhân dân cấp tỉnh
Khoản 4 Điều 32 của Luật Tố tụng hành chính quy định Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết: “Khiếu kiện quyết định hành chỉnh, hành vi hành chỉnh cùa ủy ban nhán dân cấp huyện, Chủ tịch ủy ban nhán dân cấp huyện trên cùng phạm vi địa giới hành chinh với Tòaán ”.
Như vậy, trường hợp đương sự khởi kiện yêu cầu chia di sản thừa kế, không yêu cầu hủy Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; căn cứ quy định tại Khoản 5 Điều 26 và Khoản 1 Điều 35 của Bộ luật Tố tụng dân sự thì vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện.
Trường hợp đương sự yêu cầu chia di sản thừa kế đồng thời yêu cầu hủy Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; căn cứ Điều 34 của Bộ luật Tố tụng dân sự thì vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp tỉnh.
8. Trong vụ án dân sự, bị đơn có yêu cầu phán tổ, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập. Sau đó, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có đơn xin rút một phần yêu cầu phán tố, yêu cầu độc lập, Tòa án có ra quyết định đình chỉ giải quyết đối với phần yêu cầu phán tồ, yêu cầu độc lập đã rút không và xử lý tiền tạm ứng án phí như thể nào?
Khoản 2 Điều 244 của Bộ luật Tố tụng dân sự quy định: “Trường hợp có đương sự rút một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của mình và việc rút yêu cầu của họ là tự nguyện thì Hội đồng xét xử chấp nhận và đình chỉ xét xử đổi với phần yêu cầu hoặc toàn bộ yêu cầu đương sự đã rút”.
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 18 của Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 thì “Trường hợp Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết yêu cầu trong vụ án dân sự vì lý do bị đơn có yêu cầu phán tổ rút yêu cầu phán tổ, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập rút yêu cầu thì tiền tạm ứng án phí được trả lại cho người đã nộp
Như vậy, trường hợp nguyên đơn vẫn giữ nguyên yêu cầu khởi kiện, bị đơn, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan rút một phần yêu cầu phán tố, yêu cầu độc lập thì Tòa án đình chỉ giải quyết phần yêu cầu phán tố, yêu cầu độc lập đã rút, tiền tạm ứng án phí không được trả lại cho đương sự. Việc đình chỉ và xử lý tiền tạm ứng án phí sẽ được Hội đồng xét xử nhận định và quyết định. Trường hợp bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan rút toàn bộ yêu cầu phán tố, yêu cầu độc lập thì tiền tạm ứng án phí sẽ được Tòa án trả lại cho đương sự.
9. Người khởi kiện đã ghi đầy đủ và đúng địa chỉ nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở của người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan theo địa chi ghi trong giao dịch, hợp đồng bằng vãn bàn thì Tòa án có phải yêu cầu bổ sung văn bân xác minh nơi cư trú của người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan mới thụ lý vụ án không? Trong quả trình giải quyết vụ án, Tòa án không thể tống đạt được vãn bántồ tụng cho bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan theo địa chỉ ghì trong giao dịch, hợp đồng do nguyên đơn cung cấp. Tòa án tiến hành xác minh tại địa phương thì bị đơn đã đi khỏi nơi cư trú 06 tháng trước. Trong trường hợp này, Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án hay tiếp tục giãi quyết vụ án?
Điểm e Khoản 1 Điều 192 của Bộ luật Tố tụng dân sự quy định:"Trường hợp trong đơn khởi kiện, người khởi kiện đã ghi đầy đù và đúng địa chi nơi cư trú cùa người bị. kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan nhưng họ không Có nơi cư trú ổn định, thường xuyên thay đổi nơi cư trú, trụ sở mà không thông báo địa chi mới cho cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về cư trú làm cho người khởi kiện không biết được nhằm mục đích che giấu địa chỉ, trốn tránh nghĩa vụ đổi với người khởi kiện thì Tham phán không trả lại đơn khởi kiện mà xác định người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan cổ tình giấu địa chỉ và tiến hành thụ lý, giải quyết theo thủ tục chung.
Điểm a Khoản 1 Điều 5 của Nghị quyết số 04/2017/NQ-HĐTP ngày 05-5-2017 hướng dân một số quy định tại Khoản 1 và Khoản 3 Điều 192 Bộ luật Tố tụng dân sự số 92/2015/QH13 về trả lại đơn khởi kiện, quyền nộp đơn khởi kiện lại vụ án (sau đây gọi tắt là Nghị quyết số 04/2017/NQ-HĐTP) quy định:"£)/ư cAỉ’ nơi cư trú cùa người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan " quy định tại điểm e Khoản ỉ Điều 192 Bộ luật tổ tụng dân sự năm 2015 được xác định như sau: Neu người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là công dân Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài van cỏn quốc tịch Việt Nam trở về Việt Nam sinh sổng thì nơi cư trú của họ là địa chỉ chỗ ở hợp phảp mà người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thường trú hoặc tạm trú hoặc đang sinh sổng theo qưy định cùa Luật cư trú.
Khoản 2 Điều 5 của Nghị quyết số 04/2017/NQ-HĐTP quy định: “Người khởi kiện đã cung cấp địa chỉ “nơi cư trú, làm việc, hoặc nơi có trụ sở” của người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan cho Tòa án theo đúng quy định của pháp luật và hướng dân tại Khoản 1 Điều này tại thời điểm nộp đơn khởi kiện mà được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp, xác nhận hoặc có căn cứ khác chứng minh rằng đó là địa chỉ của người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì được coi là đã ghi đúng địa chi của người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan theo quy định tại điểm e Khoản 1 Điểu 192 Bộ luật tố tụng dãn sự năm 2015 ”.
Khoản 1 Điều 6 cùa Nghị quyết số 04/2017/NQ-HĐTP quy định: “Trường hợp trong đơn khởi kiện người khởi kiện đã ghi đầy đủ và đúng địa chi của người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan theo hướng dân tại Điều 5 Nghị quyết này thì Tòa án phải nhận đơn khởi kiện và xem xét thụ lý vụ án theo thủ tục chung”.
Căn cứ các quy định trên, người khời kiện đã ghi đúng, đầy đủ địa chỉ của bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan theo địa chỉ ghi trong giao dịch, hợp đồng thì Tòa án phải thụ lý vụ án mà không được yêu cầu người khởi kiện phải cung cấp bổ sung văn bánxác minh nơi cư trú của bị đơn và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
Trường hợp sau khi thụ lý vụ án mà không tống đạt được văn bántố tụng, xác minh tại địa phương thì họ đã đi khỏi nơi cư trú 6 tháng trước; đây được xác định là trường hợp người bị kiện, người có quyền, nghĩa vụ liên quan giấu địa chỉ. Tòa án căn cứ quy định tại điểm a, điểm b Khoản 2 Điều 6 của Nghị quyết số 04/2017/NQ-HĐTP để tiếp tục giải quyết vụ án theo thủ tục chung mà không ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án
10. Trường hợp A kiện đòi B trả số tiền là 10.000.000 đồng và 20 chỉ vàng. Khi Tòa án tiến hành hòa giải, A chỉ yêu cầu B trả 10.000.000 đồng, đổi với 20 chỉ vàng A không yêu cầu B trà. Như vậy, thẩm phán ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của đương sự và xử lý tiền tạm ứng án phí đối với 20 chỉ vàng như thế nào?
Bộ luật Tố tụng dân sự không quy định việc đương sự rút một phần yêu cầu khởi kiện trước khi mở phiên tòa thì được xử lý như thế nào mà chỉ quy định việc đương sự rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện tại điểm a Khoản 2 Điều 210, điểm c Khoản 1, 2, 3, 4 Điều 217, Khoản 1 Điều 29, Điều 244 của Bộ luật Tố tụng dân sự. Cụ thể, tại Khoản 2 Điều 244 của Bộ luật Tố tụng dân sự quy định: “Trường hợp có đương sự rút một phân hoặc toàn bộ yêu cầu cùa mình và việc rút yêu cầu của họ là tự nguyện thì Hội đồng xét xử chấp nhận và đình chỉ xét xừ đối với phần yêu cầu hoặc toàn bộ yêu cầu đương sự đã rút
Trường hợp này, việc A rút yêu cầu đối với 20 chỉ vàng phải được ghi nhận vào Biên bánphiên hợp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải. Tòa án căn cứ Điều 212 của Bộ luật Tố tụng dân sự ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự.
Về án phí, theo quy định tại Khoản 7 Điều 26 của Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 thì “Các bên đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án trong trường hợp Tòa án tiến hành hòa giải trước khỉ mở phiên tòa thì phải chịu 50% mức án phí, kể cả đoi với các vụ án không có giả ngạch ”,
Do vậy, các đương sự phải chịu 50% mức án phí đổi với số tiền 10.000.000 đồng, Khoản tiền tạm ứng án phí đã nộp đối với yêu cầu trả 20 chỉ vàng thì đương sự không phải chịu án phí nên sẽ được hoàn trả lại.
11. Trong vụ án hôn nhân và gia đình, trước khi mở phiên tòa xét xử, đương sự tự nguyện ly hôn nhưng không thỏa thuận được về con chung và tài sản chung. Do đương sự không thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết toàn bộ vụ án nên Tòa án quyết định đưa vụ án ra xét xử và ra bánán sơ thẩm. Trường hợp này, Tòa án phải quyết định về án phí như thế nào?
Khoản 4 Điều 147 của Bộ luật Tố tụng dân sự quy định: “Trong vụ án ly hôn thì nguyên đơn phải chịùán phí sơ thẩm, không phụ thuộc vào việc Tòa án chấp nhận hay không Chấp nhận yêu cầu cùa nguyên đơn. Trường hợp cả hai thuận tình ly hôn thì mỗi bên đương sự phải chịu một nửa án phí sơ thẩm".
Điểm a Khoản 5 Điều 27 của Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 quy định: “Nguyên đơn phải chịu án phí dân sự sơ thẩm trong vụ án ly hôn không phụ thuộc vào việc Tòa án chấp nhận hay không Chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn. Trường hợp thuận tình ly hôn thì moi bên đương sự phải chịu 50% mức án phí".
Căn cứ các quy định nêu trên, trong vụ án ly hôn, nguyên đơn phải chịu toàn bộ án phí dân sự sơ thẩm, trường hợp thuận tình ly hôn thì các bên đương sự phải chịu 50% mức án phí quy định (mỗi bên phải chịu 25% mức án phí quy định).
Trong trường hợp này, các bên không thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết toàn bộ vụ án nên Tòa án quyét định đưa vụ án ra xét xử và ra bánán sơ thẩm. Do các đương sự đã thỏa thuận tự nguyện ly hôn nên các đương sự chỉ phải chịu 50% mức án phí quy định đối với yêu cầu xin ly hôn (mỗi bên phải chịu 25% mức án phí quy định); về quan hệ tài sản thì mức án phí mỗi bên phải chịu dựa trên giá trị tài sản mà mỗi bên được chia theo quy định của pháp luật về án phí.
Bài đọc nhiều nhất tuần
-
Nhận thức về đối tượng áp dụng “đã bồi thường được một phần nghĩa vụ dân sự” để được xét giảm thời hạn chấp hành án phạt tù
-
Tòa tuyên án với 17 bị cáo trong vụ án "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
-
Thừa Thiên Huế: Bắt nhóm đối tượng “lừa vàng” chuyên nghiệp
-
Sắp diễn ra Tuần lễ Du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu 2024
-
Thực trạng áp dụng án lệ trong giải quyết các tranh chấp dân sự tại Việt Nam
Bình luận