
H và T là đồng phạm trong vụ “Cướp giật tài sản”
Sau khi đọc nội dung bài viết "H có phải là đồng phạm trong vụ án cướp giật tài sản hay không?" của tác giả Văn Linh đăng ngày 19/02/2020, tôi cho rằng H và T là đồng phạm trong vụ “Cướp giật tài sản”.
Đã có rất nhiều ý kiến xoay quanh tình huống này, tuy nhiên trong phạm vi bài viết, tôi xin phân tích thêm về yếu tố đồng phạm dưới góc độ lỗi của chủ thể.
Khoản 1 Điều 17 BLHS 2015 quy định: “Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm”. Vậy, để khẳng định H và T có phải là đồng phạm với nhau hay không, cần trả lời được câu hỏi: H có lỗi cố ý cùng thực hiện tội phạm với T hay không?
Trường hợp này, T có lỗi cố ý trực tiếp. Khoản 1 Điều 10 BLHS năm 2015 quy định về lỗi cố ý trực tiếp như sau: “Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra.”
Về lý trí: Người phạm tội nhận thức được tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi, thấy trước được hậu quả có thể xảy ra. Đây là trường hợp người phạm tội đã có suy nghĩ, đã hiểu bản chất của hành vi phạm tội. Quay lại tình huống, trước khi thực hiện hành vi, T đã bàn với H về ý định của mình, H đã biết trước T sẽ thực hiện hành vi cướp giật. Tuy nhiên, khi T giật túi xách của N, mặc dù đã biết rõ đó là hành vi cướp giật tài sản, H vẫn giữ túi xách cho T, tạo điều kiện thuận lợi cho T đạt được mục đích phạm tội. Trong trường hợp này, H hoàn toàn có khả năng tự do thực hiện một hành vi khác như: Vứt túi xách trở lại hoặc quyết liệt ngăn cản T thực hiện, tuy nhiên H lại lựa chọn hành vi giữ túi xách. H đã nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm, sẽ gây ra hậu quả là tài sản của chị N bị chiếm đoạt thành công.
Về ý chí: Người phạm tội mong muốn hậu quả phát sinh. Tại tình huống mà tác giả nêu, ban đầu H không đồng ý với T, tuy nhiên hành vi giữ túi xách cho T thể hiện đã có sự tiếp nhận ý chí cướp giật tài sản, ý thức chủ quan chủ quan đó còn thể hiện rõ qua hành vi cùng T kiểm tra túi xách của N. Xét từ góc độ tâm lý, H không thể nói là không mong muốn hậu quả khi chính mình nhận thức được rằng hậu quả tất yếu sẽ xảy ra mà vẫn quyết định hành động. Hành vi giữ túi xách cho T rồi cùng T đến bãi đất trống mở ra kiểm tra rõ ràng đã xâm phạm quan hệ sở hữu được pháp luật hình sự bảo vệ.
Từ những sự phân tích trên đây, tôi nhất trí với kết luận của TAND huyện TH, H là đồng phạm trong vụ án “Cướp giật tài sản”. Rất mong nhận được ý kiến phản hồi từ tác giả và bạn đọc./.
Bài đọc nhiều nhất tuần
-
Từ ngày 01/7/2025, Nghị quyết số 02/2025/NQ-HĐTP chính thức có hiệu lực thi hành, bảo đảm áp dụng đúng và thống nhất một số quy định của Luật Phá sản, Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Tố tụng hành chính, Bộ luật Hình sự
-
Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành Nghị quyết hướng dẫn áp dụng một số quy định về tiếp nhận nhiệm vụ, thực hiện thẩm quyền của các Tòa án nhân dân
-
Bình Phước: Tìm nhân chứng là hành khách trên xe khách mang biển kiểm soát 47B–022.22
-
Cần làm rõ quy định tại Điều 95 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 là xác định chứng cứ hay đó chỉ là nguồn chứng cứ
-
Từ ngày 01/6/2025 sẽ "hết mẹo" trong sát hạch giấy phép lái xe
Bình luận