Hành vi chiếm đoạt của Lê Hoàng D phạm “tội cướp tài sản” theo điểm b khoản 3 Điều 168 BLHS năm 2015
Sau khi nghiên cứu bài viết “Định tội danh với hành vi chiếm đoạt tài sản của Lê Hoàng D”. Tôi đồng tình với quan điểm Lê Hoàng D phạm tội cướp tài sản.
Trước tiên, cần làm rõ hành vi trộm cắp tài sản của Lê Hoàng D đã hoàn thành hay chưa để xác định vấn đề chuyển hoá tội phạm từ trộm cắp tài sản sang tội cướp tài sản:
Đối với tội trộm cắp tài sản, hành vi chiếm đoạt hoàn thành khi: Trong trường hợp là vật nhỏ gọn như tiền, vàng, điện thoại và các tài sản khác để trong cơ thể (như túi quần, túi áo..) thì hành vi chiếm đoạt hoàn thành khi người chiếm đoạt đã lấy được tài sản ra khỏi người bị chiếm đoạt tức là tài sản đã thoát ly khỏi sự quản lý của chủ tài sản. Trong trường hợp cũng là tài sản nhỏ gọn nhưng tài sản được để trong nhà như tình huống tác giả đã nêu ở trên thì hành vi chiếm đoạt chỉ hoàn thành khi người chiếm đoạt đã đưa tài sản ra khỏi khu vực khuôn viên nhà của người bị chiếm đoạt. Do đó thời điểm hoàn thành hành vi chiếm đoạt được xác định khi tài sản đã rời khỏi ý thức quản lý của chủ tài sản.
Quay trở lại tình huống D lẻn vào nhà bà L, thấy bà L ngủ trên giường ngay cửa đi vào; D lén lút lục tủ của bà L lấy 450.000 đồng, số tiền này D đã bỏ vào túi quần trước bên phải. Khi vừa bỏ tiền vào túi, D nghe tiếng động phát ra từ giường bà L đang nằm, tưởng rằng bà L tỉnh dậy phát hiện và sẽ la lên nên D rút dao ra đâm nhiều phát vào người bà L. Ta thấy, D vẫn chưa lấy tài sản ra khỏi khu vực nhà bà L mà tài sản vẫn trong nhà bà L, tài sản vẫn chưa thoát ly khỏi sự quản lý của bà L. Như vậy hành vi chiếm đoạt của D chưa hoàn thành.
Do vậy, hành vi đâm nhiều nhát vào người bà L đã có sự chuyển hoá từ tội trộm cắp tài sản sang tội cướp tài sản. Theo hướng dẫn tại Mục 6 Phần I Thông tư liên tịch số 02/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP quy định về tình tiết “Hành hung để tẩu thoát” của tội trộm cắp tài sản như sau: Khi áp dụng tình tiết “hành hung để tẩu thoát” cần chú ý:
6.1. Phạm tội thuộc trường hợp "hành hung để tẩu thoát" là trường hợp mà người phạm tội chưa chiếm đoạt được tài sản hoặc đã chiếm đoạt được tài sản, nhưng bị phát hiện và bị bắt giữ hoặc bị bao vây bắt giữ thì đã có những hành vi chống trả lại người bắt giữ hoặc người bao vây bắt giữ như đánh, chém, bắn, xô ngã... nhằm tẩu thoát.
6.2. Nếu người phạm tội chưa chiếm đoạt được tài sản hoặc đã chiếm đoạt được tài sản, nhưng đã bị người bị hại hoặc người khác giành lại, mà người phạm tội tiếp tục dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc tấn công người bị hại hoặc người khác nhằm chiếm đoạt cho được tài sản, thì trường hợp này không phải là "hành hung để tẩu thoát" mà đã có đầy đủ các dấu hiệu cấu thành tội cướp tài sản”.
Do lo sợ bà L phát hiện và lấy lại tài sản nên D đã dùng vũ lực ngay tức khắc cụ thể dùng dao đâm nhiều nhát vào người bà L sau đó bỏ chạy, D có ý thức giữ bằng được tài sản chứ không có ý định bỏ chạy khi nghe thấy tiếng động từ nơi bà L đang nằm, đây là hành vi của tội cướp tài sản nên đã có sự chuyển hoá từ tội trộm cắp tài sản sang tội cướp tài sản. Nên phải định tội danh với D là tội cướp tài sản theo điểm b khoản 3 Điều 168 BLHS năm .
Trên đây là quan điểm trao đổi của tác giả, rất mong nhận được ý kiến của bạn đọc.
Tòa án quân sự QK9 xét xử vụ án Cướp tài sản và Không tố giác tội phạm - Ảnh: Trần Tú.
Bài đọc nhiều nhất tuần
-
Tòa tuyên án với 17 bị cáo trong vụ án "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
-
Hành vi chiếm đoạt của Lê Hoàng D phạm “tội cướp tài sản” theo điểm b khoản 3 Điều 168 BLHS năm 2015
-
Nhận thức về đối tượng áp dụng “đã bồi thường được một phần nghĩa vụ dân sự” để được xét giảm thời hạn chấp hành án phạt tù
-
Sắp diễn ra Tuần lễ Du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu 2024
-
Thừa Thiên Huế: Bắt nhóm đối tượng “lừa vàng” chuyên nghiệp
Bình luận