Hoàn thiện quy định về hoà giải tranh chấp đất đai và một số đề xuất, kiến nghị
Dự thảo Luật Đất đai và Luật Đất đai năm 2013 đã có nhiều thay đổi, bổ sung nhiều điểm mới về việc hoà giải tranh chấp đất đai, tuy nhiên cũng bộc lộ nhiều hạn chế, vướng mắc. Bài viết phân tích, đánh giá các quy định dựa trên dự thảo và Luật Đất đai hiện hành đồng thời đưa ra một số đề xuất, kiến nghị hoàn thiện.
Quy định của pháp luật
Điều 202 Luật Đất đai năm 2013 quy định hoà giải tranh chấp đất đai
Phòng Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định công nhận việc thay đổi ranh giới thửa đất và cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.”
Dự thảo Luật Đất đai đã thêm phương thức hoà giải tại Toà án, tại khoản 1 Điều 224 quy định “Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở hoặc hòa giải tại Tòa án.”. So với Luật Đất Đai năm 2013 thì dự thảo đã cho phép các bên tranh chấp lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp hoà giải tại Toà án. Đây là điểm mới giúp các bên có nhiều lựa chọn đồng thời đem lại hiệu quả, nhanh chóng và tiết kiệm thời gian.
Khoản 2 Điều 202 Luật Đất đai năm 2013 quy định: “ 2. Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải”. Dự thảo đã kế thừa quy định trên.
Khoản 2 Điều 3 Nghị quyết số 04/2017/ NQ- HĐTP ngày 05/5/2017 của Hội đồng Thẩm phán TANDTC hướng dẫn một số quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 192 BLTTDS năm 2015 về trả lại đơn khởi kiện, quyền nộp đơn khởi kiện lại vụ án quy định “ tranh chấp ai là người có QSDĐ” mà chưa được hoà giải tại Uỷ ban nhân xã, phường, thị trấn ( UBND cấp xã) nơi có đất tranh chấp thì được xác định là chưa có đủ điều kiện khởi kiện. Đối với tranh chấp khác liên quan đến QSDĐ như: tranh chấp về giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất, tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất, chia tài sản chung của vợ chồng là quyền sử dụng đất... thì thủ tục hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp không phải là điều kiện khởi kiện vụ án. Do đó, tranh chấp “ ai là người có QSDĐ” là loại tranh chấp bắt buộc phải hoà giải tại UBND cấp xã trước khi Toà án thụ lý để giải quyết.
Việc hoà giải tại UBND cấp xã được tiến hành bởi Hội đồng hoà giải do Chủ tịch Uỷ ban nhân cấp xã thành lập và tổ chức, tuy nhiên tại điểm b khoản 2 Điều 224 dự thảo quy định “ Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình; trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác…” Cụm từ các tổ chức xã hội khác hiện nay chưa được quy định và giải thích rõ ràng dẫn đến khi tổ chức hoà giải gây ra sự lúng túng trong lựa chọn người đại diện tham dự hoà giải. Mặt khác thành phần tham dự các thành viên MTTQ và các tổ chức xã hội là những ai, có bắt buộc hay không. Vì lẽ đó, UBND cấp xã tiến hành hòa giải thành phần tham gia hòa giải nhiều khi chưa đúng, chưa đủ. Đồng thời trình tự, thủ tục hoà giải kết quả cuối cùng là biên bản hoà giải thành hoặc không thành, tuy nhiên không đặt ra quy chế hiệu lực pháp lý của biên bản ràng buộc giữa các bên thực hiện. Trong một số trường hợp bị đơn không đến, thì UBND cấp xã không thể tiến hành hòa giải được, trong biên bản hòa giải không thành không thể có chữ ký của bị đơn, vậy Tòa án có được căn cứ vào biên bản hoà giải không thành đó để thụ lý giải quyết các tranh chấp đất đai theo thủ tục tố tụng dân sự không ? Và bao nhiêu lần được coi là hoà giải không thành?
Đề xuất kiến nghị, hoàn thiện
Thứ nhất, cần ban hành văn bản quy phạm pháp luật giải thích thế nào là “các tổ chức xã hội khác”, trình tự, thành phần tham dự hoà giải đồng thời quy định trách nhiệm pháp lý đối với hội đồng hoà giải.
Thứ hai, tại điểm b khoản 2 Điều 224 dự thảo Luật Đất đai thêm vào cụm từ “Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình; trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác có nghĩa vụ tuân thủ pháp luật, độc lập, vô tư, khách quan, trung thực…”
Thứ ba, cần ban hành hướng dẫn về biên bản hoà giải trong các trường hợp nào là hoà giải thành hoặc không thành số lần được ghi nhận với trường hợp hoà giải không thành và quy chế pháp lý đối với biên bản trong giai đoạn khởi kiện ra Toà án.
Sài Sơn, huyện Quốc Oai, Hà Nội - Ảnh: Thái Vũ
Bài liên quan
-
Giải pháp hạn chế trả lại đơn khởi kiện về tranh chấp đất đai do hòa giải tại cơ sở chưa đúng
-
Thẩm quyền giải quyết các vụ án tranh chấp đất đai có yêu cầu hủy quyết định cá biệt
-
Hòa giải tại Tòa án phải tuân thủ theo nguyên tắc thẩm quyền theo lãnh thổ
-
Hoàn thiện quy định về hòa giải tranh chấp đất đai
Bài đọc nhiều nhất tuần
-
Xác định mức tiền phạt vi phạm hành chính - Khó khăn, vướng mắc và đề xuất, kiến nghị
-
Kiến nghị hoàn thiện quy định “đất nông nghiệp được sử dụng kết hợp với mục đích thương mại, dịch vụ, chăn nuôi, trồng cây dược liệu”
-
Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng ban hành bản án của Tòa án
-
Kiến trúc Hà Nội thời bao cấp: Một di sản bị quên lãng
-
Thực trạng áp dụng án lệ trong giải quyết các tranh chấp dân sự tại Việt Nam
Bình luận