Hội nghị trực tuyến về Xử phạt trong luật hình sự Đức đối với vị thành niên
Ngày 28/10, TANDTC đã tổ chức Hội nghị trực tuyến chuyên đề: Xử phạt trong luật hình sự Đức đối với vị thành niên; Thẩm phán thân thiện với trẻ em và vai trò hỗ trợ của Tòa án vị thành niên, hỗ trợ quản chế và các tổ chức tình nguyện trong tố tụng hình sự vị thành niên. Bà Nicole Zintel quản lý dự án quỹ hợp tác Quốc tế Đức về pháp luật phát biểu tại hội nghị trực tuyến.
Phó Chánh án TANDTC Nguyễn Thúy Hiền và các Thẩm phán TANDTC, công chức, thẩm tra viên các đơn vị thuộc TANDTC tham dự hội nghị tại điểm cầu trung tâm. Các đơn vị thuộc hệ thống TAND, TAQS cả nước tham dự hội thảo trực tuyến tại các đơn vị.
Thẩm phán Annette Eisenhardt đã thuyết trình và giới thiệu các nguyên tắc của Luật tố tụng hình sự Đức và thực tế vị thành niên phạm tội tại Đức. Ở Đức, các hành vi phạm tội của trẻ dưới 14 tuổi có thể không bị truy tố
Luật Tòa án vị thành niên (JGG) của Đức bao gồm các quy định đặc biệt về việc truy tố các hành vi phạm tội của người chưa thành niên (14-17 tuổi) và thanh thiếu niên (18-20 tuổi) liên quan đến Thủ tục tố tụng; Xử phạt và Thi hành.
Quan điểm giáo dục trong Luật hình sự vị thành niên của Đức: Việc áp dụng Luật hình sự vị thành niên trước hết cần có tác dụng ngăn chặn lặp lại các hành vi phạm tội ở một trẻ vị thành niên hoặc thanh thiếu niên. Để đạt được mục tiêu này, quan điểm giáo dục cần ưu tiên định hướng đến các hậu quả pháp lý và thủ tục tố tụng, tuân thủ luật giáo dục của cha mẹ.
Mối quan hệ của JGG với các quy định chung: Các quy định chung chỉ áp dụng nếu JGG không có các quy định khác biệt (Điều 2 Khoản 2 JGG). Do JGG không đưa ra các quy định cụ thể về tội phạm hình sự vị thành niên, nêu điều này trước hết có nghĩa là các quy định tội phạm hình sự đối với người chưa thành niên và thanh thiếu niên áp dụng như đối với người trưởng thành.
Một số quy định áp dụng không hạn chế cho thanh thiếu niên (ví dụ thẩm quyền của các tòa án vị thành niên).
Các đại biểu tại đầu cầu trung tâm
Một số quy định chỉ áp dụng cho người chưa thành niên (ví dụ nguyên tắc không công khai xét xử). Một số quy định (chủ yếu là các quy định về xử phạt – gọi là “hình sự vị thành niên về vật chất” áp dụng theo các điều kiện khác cần kiểm tra trong từng trường hợp cụ thể.
Điều kiện áp dụng Luật hình sự vị thành niên về vật chất cho thanh thiếu niên: Tội phạm vị thành niên điển hình hoặc khi vào thời điểm phạm tội, thanh thiếu niên tương đương với một người chưa thành niên dựa trên sự phát triển tinh thần của mình.
Ý nghĩa của việc áp dụng Luật hình sự vị thành niên đối với xử phạt: Một hệ thống xử phạt riêng của JGG, tách rời khỏi khung xét xử tội phạm hình sự, thay thế cho các hình phạt tiền và phạt tù trong luật hình sự người trưởng thành.
Các hậu quả pháp lý khác của Luật hình sự chung có thể áp dụng trong Luật hình sự vị thành niên (ví dụ như cấm lái xe, đưa vào nhà giam, đưa vào một bệnh viện tâm thần)
Các loại hình xử phạt đặc biệt theo JGG gồm: Các biện pháp giáo dục, Biện pháp xử lý kỷ luật, Xử phạt vị thành niên.
Các biện pháp giáo dục bằng các biện pháp được ra lệnh không phải “do“, mà “trên cơ sở hành vi phạm tội“, mục đích không phải là sự trừng phạt hành vi phạm tội, mà chỉ là giáo dục tội phạm.
Các hướng dẫn giúp sống tích cực, cụ thể: Lao động công ích, Hướng dẫn chăm sóc, Khóa đào tạo xã hội, Hòa giải tội phạm – nạn nhân, Khóa giáo dục giao thông, Các hướng dẫn điều trị liệu pháp, Điều trị giáo dục, Nghỉ dưỡng giáo dục ngoại trú, Quyền yêu cầu trợ giúp trước khi giáo dục, Hỗ trợ giáo dục
Các biện pháp xử lý kỷ luật chủ yếu mang tính đàn áp và được đưa ra với điều kiện không áp dụng xử phạt vị thành niên, mà chỉ giúp vị thành niên nhận thức cấp bách về việc vị thành niên phải chịu trách nhiệm đối với hành vi sai trái của mình. Trong đó có cảnh cáo, các yêu cầu bồi thường thiệt hại, xin lỗi, lao động, đóng tiền vào một tổ chức từ thiện. Bắt giữ (tước quyền tự do ngắn hạn trong một trại giam giữ vị thành niên được thiết kế nhằm mục đích này trong 2 ngày – 4 tuần).
Điều kiện đưa ra hình phạt vị thành niên: Nếu các biện pháp giáo dục hoặc biện pháp kỷ luật không đủ để giáo dục, do khuynh hướng nguy hại của vị thành niên thực hiện hành vi phạm tội. Hoặc nếu cần phải xử phạt do mức độ nghiêm trọng của tội.
Xử phạt vị thành niên là “phương sách cuối cùng“ do có thể có các hậu quả tiêu cực đến sự phát triển cá nhân và tinh thần của người bị xử phạt. Cách ly xã hội có những nguy cơ từ văn hóa nhóm giữa các tù nhân; Gánh nặng tâm lý từ việc thi hành; Gián đoạn liên kết gia đình…
Thời hạn xử phạt vị thành niên: 6 tháng – 10 năm (đối với thanh thiếu niên giết người dưới 15 tuổi).
Không áp dụng khung hình sự của Luật hình sự chung. Ưu tiên xem xét theo hiệu quả giáo dục, bên cạnh đó cũng có thể xem xét các khả năng cân bằng công bằng tội lỗi.
Không xem xét các cân nhắc phòng ngừa chung!
Tòa án có thể đình chỉ án phạt vị thành niên để quản chế. Có thể thực hiện với các án phạt vị thành niên dưới 2 năm. Điều kiện: Dự đoán pháp lý tích cực. Việc đình chỉ bản án có thể thực hiện bằng phán quyết hoặc bổ sung theo cách quyết định (tiền quản chế). Quản chế thời gian 2-3 năm.
Bắt giữ điều tra chỉ được phép đưa ra đối với vị thành niên trong các điều kiện hạn chế: Xem xét các gánh nặng đặc biệt của việc thi hành; Ưu tiên các biện pháp khác, đặc biệt là đưa vào một trại giáo dưỡng hỗ trợ vị thành niên.
Các điều kiện hạn chế đưa ra một lệnh bắt giữ do nguy cơ trốn thoát đối với người chưa thành niên dưới 16 tuổi; chỉ được phép khi: Người chưa thành niên trốn tránh thủ tục tố tụng hoặc sắp xếp để tẩu trốn hoặc người chưa thành niên không có chỗ ở hoặc cư trú cố định ở Đức.
Kết hợp các biện pháp xử phạt theo luật vị thành niên: Các biện pháp giáo dục và các biện pháp kỷ luật, hoặc nhiều biệt pháp giáo dục hoặc nhiều biện pháp kỷ luật có thể ra lệnh bên cạnh nhau (Điều 8 Khoản 1 JGG). Bên cạnh án phạt vị thành niên, có thể đưa ra các yêu cầu và hướng dẫn (Điều 8 Khoản 2 JGG), dưới điều kiện nhất định có thể ra lệnh bắt giữ bên cạnh án phạt vị thành niên.
Điểm đặc biệt thi hành trong tố tụng vị thành niên: Khác với trong luật hình sự người trường thành không thông qua Viện công tố, mà về cơ bản thông qua thẩm phán vị thành niên, vị này có thể chuyển giao các hoạt động thi hành cho người hỗ trợ pháp lý (cán bộ phụ vụ cao hơn).
Nếu không thực hiện các hướng dẫn và/hoặc các yêu cầu, có thể ra lệnh bắt giữ tối đa 4 tuần.
Các yêu cầu và các hướng dẫn có thể hủy bỏ và thay đổi. Có thể bỏ qua toàn bộ hoặc một phần việc thi hành bắt giữ. Trường hợp thi hành án phạt vị thành niên, có thể đình chỉ án phạt còn lại sớm hơn so với luật người trưởng thành để quản chế (thời gian phục vụ tối thiểu: 1/3 khác với ở người trưởng thành ½)
Bài đọc nhiều nhất tuần
-
Khánh thành tượng đài “Bác Hồ với chiến sĩ biên phòng” tại cửa khẩu quốc tế Cầu Treo
-
Sắp diễn ra Tuần lễ Du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu 2024
-
Hội thảo khoa học "200 ngày tập kết ra Bắc tại Cà Mau - tầm nhìn chiến lược và giá trị lịch sử"
-
Thừa Thiên Huế: Bắt nhóm đối tượng “lừa vàng” chuyên nghiệp
-
Khai mạc Festival “Về miền ví, giặm – Kết nối tinh hoa di sản”
Bình luận