Hơn 500 nhà báo liệt sĩ được thờ tự nghiêm trang tại 1 ngôi Chùa ở tỉnh Nghệ An.
Chùa Âu Lạc, còn được gọi là chùa Da được xây dựng vào khoảng thời kỳ 1889 - 1907. Trước đây có tên gọi là chùa Âu Lạc, do ngôi chùa nằm cạnh cây Da cổ thụ nên Nhân dân nơi đây gọi là chùa Da, tại chùa có Ban thờ thờ tự 511 nhà báo liệt sĩ.
Ngôi chùa linh thiêng, nơi duy nhất thờ tự 511 nhà báo liệt sĩ
Theo tương truyền, ngôi chùa này rất linh thiêng. Trong vùng, còn có ngôi đền có tên là đền Trìa, ngôi đền này cũng nổi tiếng linh thiêng nên dân gian có câu: “Thánh đền Trìa, Bụt chùa Da”.
Tương truyền, ngày xưa người dân vùng này có câu chuyện truyền miệng rằng, trong vùng có rất nhiều rắn hổ mang, tuy nhiên mỗi khi có tiếng chuông chùa là lũ rắn lại ngóc đầu lên, quay về hướng chùa như là để bái tạ.
Chùa Da là một ngôi chùa cổ được tọa lạc trên diện tích 10.000m2 tại xóm Hòa Tiến, xã Hưng Lộc, TP. Vinh, tỉnh Nghệ An, được trùng tu lại vào năm 2017 với sự uy nghi, huyền bí, linh thiêng, và có giá trị lịch sử nhất định.
Đặc biệt ngôi chùa này đã dành một Ban riêng để thờ tự 511 nhà báo liệt sĩ đã hy sinh trong các cuộc chiến tranh bảo vệ tổ quốc.
Thành kính dâng hương của du khách tại chùa Âu Lạc còn gọi là chùa Da, Nghệ An
Những năm 1930 - 1931, đây là nơi hội họp bí mật của Chi bộ Lộc Đa (làng Lộc Đa, tên trước đây của vùng này PV). Cũng tại đây đã chứng kiến cuộc biểu tình đòi tự do, dân chủ của nhân dân làng Lộc Đa, Đức Thịnh, Dũng Thượng... chống thực dân Pháp.
Trong phong trào Xô viết, các ông Hoàng Văn Bá, Dương Xuân Nam là các đảng viên Chi bộ Lộc Đa đã lấy chiếc trống đại trong chùa đưa đi đánh, cổ vũ tại cuộc biểu tình ngày 1/5/1930 ở Bến Thủy. Sau này, chiếc trống trở thành hiện vật lịch sử, hiện đang được lưu giữ tại Bảo tàng Xô viết Nghệ Tĩnh.
Trải qua bao thăng trầm biến cố của lịch sử, chùa Da bị xuống cấp và hư hỏng nặng… Đến năm 2017, UBND tỉnh Nghệ An ban hành Quyết định số 4927/QĐ-UBND ngày 19/10/2017 cho phép khôi phục và tôn tạo. Được trụ trì bởi sư thầy Đại đức Thích Đồng Tuệ, chùa đi vào hoạt động ổn định, là nơi để nhiều du khách thập phương và bà con trong vùng đến vãn cảnh, chiêm bái, và thắp hương tưởng niệm cho 511 liệt sĩ là phóng viên, nhà báo của các cơ quan truyền thông, báo chí trên cả nước đã hy sinh trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ.
Tâm huyết của nhà báo Trần Văn Hiền (nguyên Phó Tổng Biên tập Báo Nghệ An) và hành trình đi tìm và lập danh sách 511 nhà báo liệt sĩ.
Kể chuyện với PV, nhà báo Trần Văn Hiền (76 tuổi) kể: hành trình15 năm tôi đi khắp nơi, với tất cả các mối quan hệ, kênh thông thông tin…bằng tâm huyết của 1 nhà báo, tôi đã thu thập được những tư liệu quý giá về các nhà báo liệt sĩ, và đã lập được danh sách hơn 511 nhà báo liệt sỹ đã hy sinh trong các cuộc chiến tranh chống Pháp, Mỹ để bảo vệ tổ quốc.
Đến năm 2019, Bảo tàng Báo chí Cách mạng Việt Nam đã thẩm định và đưa vào tôn vinh danh sách 511 nhà báo liệt sĩ tại Bảo tàng.
Nhà báo Trần Văn Hiền chia sẽ với PV câu chuyện về tâm huyết và hành trình 15 năm tìm kiếm và ghi danh 511 nhà báo liệt sĩ.
Ông Hiền chia sẽ, điều khiến tôi trăn trở nhất là qua tìm hiểu, xác minh từ thông tin các anh hùng liệt sĩ nhà báo đã hi sinh, tôi thấy rất nhiều liệt sĩ không còn người thân cũng như nơi thờ tự. Do vậy tôi đã liên hệ với Chùa Da để xin lập Ban thờ, thờ tự đối với 511 nhà báo là anh hùng liệt sĩ.
Nói về nhà báo Trần Văn Hiền, ông xuất thân là chiến sĩ, nhưng lại bén duyên với nghề viết trên chiến trường. Năm 1969 - 1972, ông là phóng viên chiến trường ở Quảng Trị và nước bạn Lào. Là phóng viên chiến trường, hơn ai hết ông thấu hiểu nỗi đau mất mát, hi sinh anh dũng của các chiến sĩ trên mặt trận thông tin.
Hơn 30 năm trước, nhà báo Trần Văn Hiền – nguyên Phó Tổng Biên tập Báo Nghệ An đã nghỉ ra ý định đi tìm các nhà báo là liệt sĩ trong các cuộc kháng chiến vệ quốc. Ông từng là công binh, hơn ai hết ông thấu hiểu được khốc liệt của chiến tranh, khi nó cướp đi biết bao sinh mạng của những phóng viên chiến trường. Sự hy sinh của họ những chiến sĩ trên mặt trận truyền thông có thể rơi vào quên lãng mà ít ai để ý đến…do vậy việc dành thời gian và tâm huyết đi tìm và viết lại chân dung các anh là những nhà báo liệt sĩ đã thôi thúc nhà báo Văn Hiền thêm ý chí và sự quyết tâm.
Di ảnh các liệt sĩ và những kỷ vật là phương tiện tác nghiệp của các nhà báo liệt sĩ được thờ tự tại chùa Da
Trong hành trình đi tìm, người đầu tiên nhà báo Văn Hiền viết lại chân dung là nhà báo liệt sĩ Vũ Hiến (báo Quân chủng Hải quân Việt Nam) và nhà báo liệt sĩ Bùi Nguyên Khiết (báo Hoàng Liên Sơn), là những người bạn tri kỉ của ông đã từng học với ông tại Trường Tuyên giáo Trung ương.
Trong hàng trăm câu chuyện nói về nhiều tư liệu quý giá của các nhà báo liệt sĩ đã hi sinh trên trong chiến tranh, để phục dựng lại đầy đủ chân dung các nhà báo liệt sĩ thì mỗi liệt sĩ là một câu chuyện hết sức xúc động, mang nhiều cảm xúc và ký ức đau thương.
Ngậm ngùi nói về các nhà báo liệt sĩ, nhà báo Văn Hiền vừa xót xa, vừa ngưỡng mộ về sự anh dũng hy sinh của họ trong hai cuộc kháng chiến vệ quốc vĩ đại. Các phóng viên, nhà báo đã xông pha nơi chiến trường, có mặt ở những trận chiến khốc liệt để kịp thời phản ánh thông tin chiến đấu của quân và dân ta. Các anh đã hy sinh thân mình, lao vào nguy hiểm để có những bức ảnh, những thước phim chân thực nhất giữa mưa bom, bảo đạn… Họ là những cây bút ưu tú của các cơ quan báo chí cách mạng Việt Nam, họ là những người anh hùng thực sự.
Các PV thường trú tại Hà Tĩnh, Nghệ An đến thắp hương tưởng nhớ các Anh hùng là nhà báo liệt sĩ đã hi sinh trong các cuộc chiến tranh bảo vệ tổ quốc
Đạo lý "uống nước nhớ nguồn"
Chia sẽ với PV, Sư thầy Đại đức Thích Đồng Tuệ - Trụ trì chùa Da trao đổi, thầy rất có duyên với nhà báo Trần Văn Hiền, nên việc đưa 511 nhà báo liệt sĩ về thờ tự tại chùa Da cũng rất thuận lợi. Nhà báo Văn Hiền là người tâm huyết và có công rất lớn trong việc thu thập thông tin về đồng nghiệp đã hy sinh trong các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc trong suốt hơn 15 năm qua.
Các nhà báo liệt sĩ được thờ tự tại chùa thuộc các đơn vị như: Thông tấn xã Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Báo Quân đội nhân dân, Báo Nhân dân, Báo Lao động, Đài Giải phóng và 23 cơ quan báo chí địa phương các tỉnh... đã hi sinh khi tác nghiệp tại các chiến trường.
Trong đó, có thể kể đến liệt sĩ chống Pháp đầu tiên là nhà báo Trần Kim Xuyến, nguyên Phó Giám đốc Nha Thông tin Việt Nam, nay là Thông tấn xã Việt Nam đã hy sinh ngày 3/3/1947.
Đây là việc làm thể hiện đạo lý "uống nước nhớ nguồn" của dân tộc, phù hợp với tinh thần tri ân và báo ân của nhà Phật.
Bài đọc nhiều nhất tuần
-
Nhận thức về đối tượng áp dụng “đã bồi thường được một phần nghĩa vụ dân sự” để được xét giảm thời hạn chấp hành án phạt tù
-
Tòa tuyên án với 17 bị cáo trong vụ án "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
-
Thừa Thiên Huế: Bắt nhóm đối tượng “lừa vàng” chuyên nghiệp
-
Sắp diễn ra Tuần lễ Du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu 2024
-
Thực trạng áp dụng án lệ trong giải quyết các tranh chấp dân sự tại Việt Nam
Bình luận