Hôn nhân đồng giới và giải quyết tranh chấp
Cùng với sự phát triển của xã hội, hiện nay các cặp đôi đồng tính trên thế giới và ở Việt Nam ngày càng nhiều. Phải nói rằng vấn đề chung sống giữa những người cùng giới tính là vấn đề thực tế ở nhiều nước và nó cũng đã gây ra nhiều cuộc tranh luận với nhiều quan điểm khác nhau về thái độ của xã hội, của nhà nước đối với những người này.
1. Hôn nhân đồng giới ở một số nước trên thế giới
Cho đến thời điểm hiện tại, số lượng các quốc gia hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới vẫn là thiểu số trong tổng số quốc gia, lãnh thổ trên toàn thế giới. Quốc gia đầu tiên trên thế giới hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới chính là Hà Lan. Dự luật về hôn nhân đồng giới được nước này thông qua vào năm 2000, Luật bắt đầu có hiệu lực vào ngày 1/4/2001.
Vào ngày 1/6/2003, Bỉ trở thành quốc gia thứ hai trên thế giới hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới. Tiếp đến là Tây Ban Nha, Canada (năm 2005), Nam Phi (2006), Na Uy, Thụy Điển (năm 2009), Argentina, Bồ Đào Nha, Iceland (năm 2010), Đan Mạch (năm 2012), New Zealand, Pháp, Uruguay, Brazil (năm 2013), Anh (năm 2014), Luxembourg, Cộng hòa Ireland (năm 2015), Colombia (năm 2016), Đức, Úc, Phần Lan, Malta (năm 2017). Áo, Ecuador, Đài Loan (năm 2019), Costa Rica (năm 2020). Tính đến năm 2021, hôn nhân đồng giới được công nhận hợp pháp tại 29 quốc gia (toàn quốc hoặc nhiều khu vực), gần đây nhất là vào ngày 7/12/2021, Chile đã hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới, cho phép các cặp đồng giới kết hôn, bắt đầu từ tháng 3 năm 2022.
Việc công nhận hôn nhân đồng giới hay không là chủ đề tranh cãi tại nhiều nơi trên thế giới. Những người ủng hộ cho rằng việc công nhận hôn nhân đồng giới là thể hiện sự bình đẳng và đảm bảo quyền con người, và việc công nhận hôn nhân đồng giới mang lại nhiều lợi ích cho xã hội. Ngược lại, những người phản đối hôn nhân đồng giới thì lo ngại những hệ lụy mà nó gây ra cho xã hội, họ cho rằng kiểu gia đình này có những khiếm khuyết: trẻ em được nuôi bởi cặp đồng giới sẽ dễ gặp tổn thương tâm lý và lệch lạc hành vi, hôn nhân đồng giới thường không bền vững, không có khả năng duy trì nòi giống, làm sụt giảm giá trị của hôn nhân trong văn hóa xã hội, thúc đẩy tình trạng làm cha mẹ đơn thân...
2. Hôn nhân đồng giới ở Việt Nam
Đối với quan niệm của Việt Nam xuất phát từ nhiều quan điểm truyền thống của nhiều người nên không chấp nhận người đồng tính. Mặc dù trong xã hội hiện nay có cái nhìn tích cực hơn về người đồng tính nhưng vẫn chưa ủng hộ họ có quyền đầy đủ như người dị tính.
Người đồng tính với những đặc điểm riêng về sự hấp dẫn tình dục, quan hệ tình cảm là đối tượng thường xuyên chịu những tác động tiêu cực từ những phân biệt đối xử, định kiến và kỳ thị dựa trên xu hướng tình dục đặc biệt của mình. Nhu cầu thay đổi quan niệm về gia đình và kết hôn ở Việt Nam là chính đáng. Nhiều người quan niệm hôn nhân cùng giới có thể làm xói mòn giá trị của hôn nhân truyền thống.
Khoản 5 Điều 10 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định cấm kết giữa những người cùng giới tính. Bên cạnh đó, theo điểm e khoản 1 Điều 8 Nghị định số 87/2001/NĐ-CP ngày 21/11/2001 quy định việc kết hôn giữa những người cùng giới tính sẽ bị phạt tiền từ 100.000 - 500.000 đồng.
Tuy nhiên xuất phát từ tình hình xã hội hiện nay, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 bỏ quy định “cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính” nhưng tại khoản 2 Điều 8 quy định: “Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính”. Theo Nghị định số 82/2020/NĐ-CP ngày 15/7/2020 thì những người đồng giới kết hôn với nhau không còn bị phạt. Như vậy, so với quy định trước đây, hiện nay, Nhà nước không còn cấm những người có cùng giới tính kết hôn mà chỉ “không thừa nhận” mối quan hệ hôn nhân này. Đồng nghĩa, những người đồng tính có thể tổ chức đám cưới, sống chung với nhau như vợ chồng nhưng không được thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Như vậy nghĩa là Nhà nước không cấm nhưng cũng không thừa nhận, điều này tạo ra một quy định nửa vời và không rõ ràng.
3.Giải quyết tranh chấp
Thực tế hiện nay vấn đề kết hôn đồng giới xảy ra không còn xa lạ gì với chúng ta. Khi những người cùng giới tính chung sống với nhau sẽ phát sinh nhiều vấn đề pháp lý khó tránh khỏi mà điển hình đó là tranh chấp về tài sản chung và tranh chấp về nuôi con chung (đối với trường hợp nhận con nuôi). Tài sản có thể phát sinh từ các giao dịch mà hai người cùng thực hiện hoặc sáp nhập tài sản riêng của mỗi người vào khối tài sản chung hoặc chỉ đơn thuần là sự thỏa thuận của họ về một tài sản nào đó được nhập vào khối tài sản chung. Tuy nhiên, vì không được pháp luật công nhận và bảo vệ nên khi phát sinh tranh chấp thì sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến quyền và lợi ích hợp pháp của họ. Vì không được Nhà nước thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính nên không áp dụng quy định của Luật Hôn nhân và gia đình để giải quyết khi có tranh chấp.
Đối với tranh chấp về tài sản chung sẽ căn cứ theo quy định của Bộ luật Dân sự để giải quyết.
Đối với tranh chấp về con chung thì không căn cứ theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình để giải quyết.
Hai người đồng giới có quyền yêu cầu Tòa án không công nhận mình là vợ chồng hay không?
Do đó, trong thực tiễn giải quyết vụ việc tại Tòa án mà có phát sinh tranh chấp giữa hai người đồng tính thì phải giải quyết như thế nào, trong khi hiện nay vẫn chưa có một văn bản hay hướng dẫn cụ thể nào về vấn đề kết hôn giữa hai người đồng giới và giải quyết khi phát sinh tranh chấp.
Nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của những người đồng giới kết hôn, tác giả xin đưa ra kiến nghị: Cần sớm ban hành một văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh về hình thức kết hợp dân sự giữa những người đồng giới theo hướng dự liệu những vấn đề như: tài sản chung phát sinh trong thời kỳ chung sống giữa hai người đồng giới. Khi họ không chung sống nữa, khối tài sản đã tạo lập trong thời gian đã chung sống sẽ phân chia thế nào? Vấn đề hai người đồng giới cùng nhận con nuôi thì cả hai có được cùng đứng tên là bố, hoặc cùng đứng tên là mẹ nuôi của đứa trẻ không? Vấn đề khi một người qua đời mà không để lại di chúc thì người kia có quyền hưởng thừa kế tài sản như quyền thừa kế của vợ, chồng hay không? Rà soát các văn bản pháp luật hiện hành để có những điều chỉnh phù hợp./.
Nhà nước không còn cấm những người có cùng giới tính kết hôn nhưng không thừa nhận - Ảnh: MH
Bài liên quan
-
Một số ý kiến về việc giải quyết các vụ án tranh chấp có đối tượng là bất động sản theo Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015
-
Bàn về hôn nhân đồng giới: từ quan hệ nhân thân đến tài sản
-
Tranh chấp giữa bà A và ông B là tranh chấp hợp đồng đặt cọc
-
Tranh chấp giữa bà A và ông B thuộc tranh chấp hợp đồng đặt cọc
Bài đọc nhiều nhất tuần
-
Phát biểu kết luận Hội nghị của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại Hội nghị triển khai Nghị quyết Hội nghị Trung ương 10, khoá XIII
-
Bất cập của quy định “đương nhiên được xóa án tích” theo Bộ luật Hình sự năm 2015
-
Bác kháng cáo, tuyên án tử hình “Quân Idol”
-
Không nhất thiết phải đề cập đến “tờ vé số có phải là tài sản hay không”
Bàn về dự thảo Án lệ số 08/2024/AL -
Thực trạng áp dụng án lệ trong giải quyết các tranh chấp dân sự tại Việt Nam
Bình luận