K và V phạm tội giết người
Sau khi nghiên cứu bài viết trên Tạp chí Tòa án nhân dân điện tử số ra ngày 24/4/2020 có đăng bài: “Các bị cáo phạm tội Giết người hay Cố ý gây thương tích dẫn đến chết người ?” tác giả cho rằng cả K và V đều phạm tội giết người theo khoản 1 Điều 123 BLHS 2015.
Khi xem xét giữa tội giết người (hoàn thành) và tội cố ý gây thương tích trong trường hợp dẫn đến chết người ở vụ án này, nếu vấn đề xác định lỗi của bị can đối với hậu quả chết người trở lên khó khăn thì cần xét tại hành vi mà các bị cáo thực hiện. Cụ thể là mức độ tấn công, phương thức tấn công của bị cáo và nhất là là vị trí mà bị cáo tác động trên cơ thể của người bị hại.
Về xác định mức độ tấn công, cường độ tấn công: Theo Từ điển Tiếng Việt thì “Mức độ là tiêu chuẩn để xác định cho hành động; Cường độ là độ mạnh của lực”, việc xác định mức độ tấn công, cường độ tấn công nhằm phân biệt hai tội danh này là rất quan trọng trọng. Theo diễn biến vụ án thì: “K vung tay phải đấm vào mặt bên trái A, bị bất ngờ và đau, A ngồi xuống hai tay ôm mặt. Nhóm thanh niên thấy vậy, can ngăn, kéo K ra xa khoảng 5m, K ngồi xuống bên đường. Một lúc sau, A đứng dậy chạy tới chỗ K và hỏi “K ơi, sao mày đánh tao?”. V thấy vậy thì chạy tới xô A bằng 2 tay nhưng A không ngã, nhóm thanh niên lại tới kéo V ra. Trong khi đó, K lại tiếp tục nhảy vào đấm vào mặt trái của A một cái nữa làm A ngã nằm nghiêng xuống đường. K tiếp tục lấy chân phải đạp vào đầu A, nhóm thanh niên tiếp tục kéo K ra thì K lại dùng chân phải đá vào phần trước mặt A một cái nữa. V lại chạy vào đá liên tiếp 02 cái vào ngực A.” Rõ ràng các hành vi của K và V có mức độ tấn công liên tục, cường độ tấn công mạnh, tuy mọi người can ngăn nhưng K và V vẫn tấn công bị hại.
Về xác định vị trí tác động: Để nhằm phân biệt hai loại tội phạm này trong thực tiễn nhiều vụ án có thể căn cứ vào vị trí tấn công trên cơ thể, có thể xác định các vị trí như vùng đầu, vùng ngực, bụng… đây được xem là những vị trí trọng yếu trên cơ thể. Tại vụ án này, các bị cáo đã dùng chân đạp, đá vào đầu, mặt và ngực là những vùng nguy hiểm trên cơ thể người bị hại và với mức độ dồn dập. Các bị cáo trong trường hợp này hoàn toàn thấy trước được hậu quả chết người có thể xảy ra. Tuy không mong muốn nhưng các bị cáo vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra, đây là lỗi cố ý gián tiếp.
Với những phân tích trên có thể khẳng định hành vi của K và V đã đã phạm tội giết người theo khoản 1 Điều 123 BLHS 2015.
Ngoài ra còn có thể xác định hành vi của K và V có tính chất côn đồ, xuất phát từ mâu thuẫn, xích mích nhỏ nhặt, bị cáo V và K đã có hành vi hung hãn, quyết liệt dùng tay, chân tấn công vào những vùng nguy hiểm trên cơ thể bị hại. Khi bị hại gục ngã, nằm bất tỉnh không còn khả năng kháng cự, hai bị cáo vẫn tiếp tục tấn công. Điều này thể hiện sự hung hãn, côn đồ, coi thường tính mạng của người khác thuộc trường hợp “có tính chất côn đồ” theo điểm n khoản 1 Điều 123 BLHS.
Trên đây là quan điểm của cá nhân về bài viết, rất mong nhận được sự quan tâm của quý độc giả.
TAND huyện Vĩnh Cửu (tỉnh Đồng Nai) đã đưa ra xét xử sơ thẩm vụ án “Cố ý gây thương tích”. Ảnh: Hoàng Việt/ CLXH
Bài đọc nhiều nhất tuần
-
Khánh thành tượng đài “Bác Hồ với chiến sĩ biên phòng” tại cửa khẩu quốc tế Cầu Treo
-
Sắp diễn ra Tuần lễ Du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu 2024
-
Hội thảo khoa học "200 ngày tập kết ra Bắc tại Cà Mau - tầm nhìn chiến lược và giá trị lịch sử"
-
Thừa Thiên Huế: Bắt nhóm đối tượng “lừa vàng” chuyên nghiệp
-
Khai mạc Festival “Về miền ví, giặm – Kết nối tinh hoa di sản”
Bình luận